Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH 9 (Trang 57 - 60)

, Tẩngnợquáhạn

2.2.4. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng

Đánh giá hiệu quả hoạt động là một công việc hết sức quan trọng và cần thiết cho mỗi cá nhân và doanh nghiệp, Ngân hàng cũng vậy, từ kết quả đánh giá đó đề ra một số biện pháp khắc phục những hạn chế, nhược điểm của Chi nhánh, để phương hướng hoạt động có hiệu quả hơn. Đối với hoạt động tín dụng Ngân hàng, việc đánh giá hiệu quả được thực hiện thông qua các tiêu chí sau:

Bảng 2.14 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại Agribank CN9 (2010-2012)

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tổng nguồn vốn 3,265,000 3,006,000 4,179,000

Tổng dư nợ cho vay tiêu dùng 301,005 306,401 382,872

Nợ xấu cho vay tiêu dùng 3,500 10,511 7,172

Doanh số cho vay tiêu dùng 656,048 635,183 745,012

Doanh số thu nợ 643,517 559,788 727,802

Hệ số thu hồi nợ 98.09% 85.44% 97.69%

Tỷ lệ có TSĐB 99.70% 99.48% 99.66%

Tỷ lệ nợ quá hạn 5.79% 5.21% 4.30%

Tỷ lệ nợ xấu 1.16% 3.43% 1.87%

Tỷ lệ nợ quá hạn toàn chi nhánh 6.03% 3.58% 4.56%

Tỷ lệ nợ xấu toàn chi nhánh 1.63% 1.19% 1.98%

(Nguồn: Phòng Kế Hoạch Kinh Doanh Agribank CN 9) 2.2.4.I. Tài sản đảm bảo

Chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ nhằm góp phần ổn định nền kinh tế đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tín dụng của các NHTM. Trước bối cảnh nền kinh tế như hiện nay thì biện pháp an toàn và nâng cao chất lượng tín dụng là tiêu chí quan trọng để tăng năng lực tài chính của NHTM.

Bảng 2.15 Tình hình TSĐB trên tổng dư nợ cho vay tiêu dùng tại CN9

ĐVT: %

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Có TSĐB/ Tổng dư nợ cho vay tiêu dùng 99.70 99.48 99.66

Không có TSĐB/ Tổng dư nợ cho vay tiêu dùng 0.30 0.52 0.34

TSĐB trên tổng dư nợ cho vay tiêu dùng của chi nhánh luôn chiếm tỷ trọng cao (hơn 99%) cho thấy, chi nhánh rất chú trọng tới các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu tối đa nợ xấu. Có thể thấy được điều đó qua công tác cho vay của các CBTD Agribank CN9:

- Đối với các món vay có giá trị trên 50 triệu đồng luôn phải có TSĐB, và TSĐB này sẽ được Ngân hàng đăng kí thế chấp.

- Đối với các món vay có giá trị dưới 50 triệu đồng có thể có hoặc không có TSĐB. Nếu không có TSĐB, khách hàng phải thỏa những điều kiện như sau:

■ Có thu nhập ổn định hàng tháng, được trả lương qua ngân hàng

■ Cán bộ tín dụng kiểm tra thông tin khách hàng trên CIC (không có nợ quá hạn trong 3 năm và không có nợ xấu trong 5 năm)

Việc luôn đảm bảo có TSĐB trong các món vay đã giúp chi nhánh kiểm soát được tình hình nợ xấu ở mức tốt. Đối với nền kinh tế hiện nay, rủi ro tài chính của khách hàng tăng cao có thể làm tăng tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh, việc đảm bảo an toàn cho các món vay là hoàn toàn cần thiết. Tuy nhiên việc đòi hỏi quá khắt khe về TSĐB đã làm hạn chế doanh số cho vay đối với hình thức cho vay tiêu dùng. Trong khi các NHTM khác có chính sách cho vay tiêu dùng có phần thoáng hơn. Một số ngân hàng như ACB, Sacombank đẩy mạnh chương trình vay tín chấp đối với cán bộ công nhân viên vay mua nhà ở xã hội với lãi suất ưu đãi trong 3 đến 6 tháng đầu. Agribank CN9 nên áp dụng chính sách cho vay mở, nhận thức được tiềm năng phát triển của thị trường bán lẻ, nhằm quảng bá thương hiệu Agribank đối với rộng rãi người dân.

2.2.4.2. Hệ số thu hồi nợ

Hệ số thu hồi nợ đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của Ngân hàng. Đồng thời chỉ tiêu này cũng nói lên thiện chí và khả năng trả nợ của khách hàng. Với doanh số cho vay nhất định thì Ngân hàng sẽ thu về được bao nhiêu đồng vốn. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt.

Chỉ tiêu đánh giá khả năng thu hồi nợ của ngân hàng tốt đạt 98.09% (năm 2010), 85.44% (năm 2011) và 97.69% (năm 2012). Có thể thấy công tác thu hồi nợ của Ngân hàng khá tốt và luôn được chú trọng.

2.2.4.3. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ

Chỉ tiêu này thể hiện tỷ lệ nợ không thanh toán đúng hạn trên tổng dư nợ. Chỉ số này càng thấp chứng tỏ hiệu quả tín dụng càng cao. Ở các nước có nền kinh tế phát triển, người ta quy định các tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ < 5% thì được coi là có chất lượng tín dụng tốt.

Tỷ lệ nợ quá hạn của Agribank CN9 đang có xu hướng giảm dần, từ 5.79% năm 2010, còn 5.21% năm 2011 và năm 2012 là 4.30%. Điều này cho thấy, Agribank luôn có nhiều cố gắng, thay đổi tích cực trong công tác tín dụng nói chung và công tác thu hồi nợ nói riêng.

So với tổng nợ quá hạn của Agribank CN 9, tỷ lệ nợ quá hạn cho vay tiêu dùng thấp hơn năm 2010, 2012, và chỉ cao hơn trong năm 2011. Có thể thấy, với việc gia tăng lạm phát khiến các doanh nghiệp lao đao, các món vay có mức độ rủi ro cao hơn thì phát triển cho vay tiêu dùng là phương pháp hữu hiệu đem lại lợi nhuận cao mà mức độ rủi ro thấp hơn do độ phân tán rộng hơn.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH 9 (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w