Sự thay đổi trong quan niệm về thơ và nhà thơ của thế hệ Đổi mới

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ đóng góp của các nhà thơ thế hệ đổi mới trong thơ việt nam sau 1986 (Trang 79)

6. Cấu trúc của luận án

3.1.2. Sự thay đổi trong quan niệm về thơ và nhà thơ của thế hệ Đổi mới

mới

3.1.2.1. Những tìm tòi, đổi mới trong quan niệm về thơ

Để có thể làm sáng tỏ những đóng góp của thế hệnhà thơ Đổi mới trong quan niệm vềthơ, chúng tôi thiết nghĩ cần bắt đầu từ một số mô tảkhái lược về lịch sử vấn đề.

Theo nghĩa từ điển, thơ được hiểu là “hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu... Thiên về biểu hiện cảm xúc, hàm súc, cô đọng, ngôn ngữ có nhịp điệu là những đặc trưng cơ bản của thơ... Lý tưởng và khát vọng của đông đảo nhân dân, chủ nghĩa nhân đạo với những biểu hiện lịch sử của nó là tiêu chuẩn khách quan cho chất thơ chân chính ở mọi thời đại. Chất thơ là điều kiện cơ bản của thơ, không có chất thơ thì nhất quyết không thể có thơ hay”[5, 230]. Theo chúng tôi, đây là một quan

niệm về thơ cơ bản và có tính truyền thống. Nhưng quan niệm về thơ còn tùy vào giai đoạn lịch sử, quan điểm, và góc nhìn người phát ngôn, có thể rất khác biệt.Chẳng hạn, ở thơ trung đại, các nhà nho quan niệm thơ ca là hình thức để chuyên chở đạo lý, nó có chức năng giáo hóa, giáo huấn con người, làm thay đổi nhân cách của con người theo hướng tốt đẹp hơn: Văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn

chí. Đến thời Thơ mới lãng mạn, thơ đã được đề cao như một loại hình sáng tạo nghệ thuật, song chủ yếu nhấn mạnh tiếng nói tình cảm, cảm xúc của cái tôi cá nhân, cá thể. Nhưng đến thơ Cách mạng, cái tôi cá nhân, cá thể bị coi là lạc lõng. Thơ thời kỳ này tràn đầy cảm hứng lãng mạn công dân, niềm say mê lý tưởng Cách mạng và trở thành vũ khí chiến đấu: Thơ là tiếng nói đồng ý, đồng

tình, tiếng nói đồng chí (Tố Hữu)... Sau 1986, quan niệm về thơ có nhiều thay

đổi. Trần Mạnh Tiến, trong Thơ Việt trên hành trình đổi mới, đã nhận định: “Từ những trải nghiệm qua hai cuộc kháng chiến, thơ Việt bước vào thời kỳ đổi mới từ 1986 trở đi đã thay đổi về nội dung và hình thức cho phù hợp với hoàn cảnh mới. Các quan niệm về thơ đa dạng hơn giai đoạn trước, phản ánh rõ tính đa chiều trong sáng tạo” [196, 83].

Như vậy, thơ là một khái niệm lí luận khá quen thuộc. Tuy nhiên, cách hiểu về thơ ở những giai đoạn lịch sử và những loại hình thơ khác nhau không giống nhau, thậm chí đối lập khá gay gắt. Điều này, một mặt vừa cho thấy tính chất phong phú, phức tạp của khái niệm thơ, mặt khác, cũng cho thấy rằng dù đã được thuyết minh nhiều nhưng nội hàm khái niệm thơ không “nằm chết” trong từ điển mà vẫn luôn vận động, phát triển và được bổ sung, làm mới và đa dạng thêm từ nhiều góc nhìn khác nhau. Quan niệm về thơ sẽ chi phối hết sức mạnh mẽ, thậm chí quyết định tính chất và chất lượng của hoạt động sáng tạo thơ. Bởi vậy, mỗi thời kỳ thơ, mỗi thế hệ nhà thơ cần thiết phải đổi mới trong tư tưởng, quan niệm về thơ, về hoạt động sáng tạo thơ.

Ở mục này, chúng tôi tập trung bàn về những đóng góp về quan niệm nghệ thuật của thế hệ nhà thơ Đổi mới. Cụ thể, đấy là quan niệm của thế hệ nhà

thơ này về nghệ thuật thơ (về bản chất của thơ, chức năng của thơ, mối quan hệ giữa thơ và hiện thực đời sống…); về nhà thơ (vai trò, nhiệm vụ của nhà thơ…). Đó là những quan niệm được phát biểu một cách trực tiếp, thông qua các bài viết có tính tuyên ngôn, trao đổi, phê bình, trả lời phỏng vấn… của tác giả; hoặc, được thể hiện thông qua các tác phẩm của họ. Ở đấy, quan niệm về thơ, vềnghệ thuật vừa là một nội dung được quan tâm thể hiện trong tác phẩm, đồng thời, cũng là những định hướng sáng tác không thể thiếu của các tác giả.

Về bản chất của thơ

Ở thời trung đại, các nhà nho quan niệm thơ ca là hình thức để chuyên chở đạo lý, nó có chức năng giáo hóa, giáo huấn con người, làm thay đổi nhân cách của con người theo hướng tốt đẹp hơn. Cái tôi được xem như là cái “tôi” siêu cá thể, hạn chế khả năng bộc lộ cái tôi cá nhân và khả năng sáng tạo độc đáo của nhà thơ. Đồng thời, nó giúp bản thân nhà thơ thanh lọc tâm hồn, bày tỏ tâm sự trung quân ái quốc, nuôi dưỡng nhân cách người quân tử. Như vậy, thơ ở thời kỳ trung đại chủ yếu được coi trọng về chức năng đạo đức - xã hội, nhằm giáo hóa con người, chứ chưa được xem trọng với tư cách hoạt động sáng tạo thẩm mỹ của cá nhân nghệ sỹ. Đến thời Thơ mới lãng mạn, thơ đã được đề cao như một loại hình sáng tạo nghệ thuật, song chủ yếu nhấn mạnh tiếng nói tình cảm, cảm xúc của cái tôi cá nhân, cá thể. Sang thơ Cách mạng, quan niệm sáng tác của các nhà thơ thời chống Mĩ lấy tinh thần yêu nước làm điểm tựa. Ở thời kỳ này, quan niệm sáng tác có phần tương đồng với thơ trung đại ở chức năng xã hội. Thơ để tuyên truyền chính trị, tuyên truyền cách mạng. Sau 1986 quan niệm nghệ thuật về thơ có nhiều thay đổi. Không phủ nhận vai trò, nhiệm vụ xã hội của thơ, song các nhà thơ thế hệ này cũng đề nghị một cái nhìn rộng mở hơn và biện chứng hơn đối với vấn đề hiện thực được phản ánh trong thơ (là điều chúng tôi sẽ nói rõ hơn ở phần tiếp theo). Đồng thời, họ đặc biệt nhấn mạnh đến bản chất thẩm mỹ của thơ và tính cá nhân trong hoạt động sáng tạo của nghệ sỹ. Nói như Mai Văn Phấn, “mỗi bài thơ là một

định nghĩa riêng về thơ, là con đường độc đạo đến với cái đẹp” [143, 396]. Văn học nghệ thuật nói chung, thơ nói riêng, bên cạnh chức năng nhận thức, chức năng giáo dục, còn được đặc biệt chú ý với ở chức năng thẩm mỹ. . Nói cách khác, thơ là là hoạt động sáng tạo hướng tới việc khám phá và tôn vinh cái Đẹp của đời sống, của nội tâm, của hoạt động sáng tạo.

Dương Kiều Minh đã viết trong lời Tự sự lần xuất bản 2011 “Có lẽ thời gian tôi sống với thơ ca trong sự tràn ngập âm thanh mê đắm và khoái cảm… Đến giờ, tôi càng nhận rõ rằng gần cả cuộc đời mình đã hít thở bầu không khí của văn chương…Tôi thực sự sống trọn vẹn trong một giấc mộng thật đẹp trong chìm đắm và trongkhổ luyện nhọc nhằn” [83, 6-7]. Với nhà thơ này, Thơ chính là cái Đẹp, là cái đích khát vọng, là sự tự do tinh thần, dù sáng tạo luôn là hành trình đơn độc, nhọc nhằn và nhiều khi đầy cảm giác bơ vơ, bất lực. Thi ca, với Dương Kiều Minh, thực sự mang một ý nghĩa thiêng liêng:

- Câu thơ viết lên nền trời Bài thơ viết lên nền trời

Ngông cuồng viết lên nền vương quốc

(Tháp Bút)

- Câu thơ đau đáu một đời

Câu thơ sững nghiêng bóng đổ

Dáng ngang tàng giông lũ về khơi

(Dâng Lý Bạch)

Thật ra, tư tưởng sáng tạo thơ là sáng tạo cái Đẹp vốn là một tư tưởng quen thuộc của chủ nghĩa lãng mạn. Từ thời Thơ mới, Thế Lữ đã từng mô tả thi sỹ như một “khách tình si/ ham vẻ đẹp có muôn hình muôn thể”. Đó là vẻ đẹp “u trầm”, “đắm đuối” hay “ngây thơ”, hoặc cao siêu hùng tráng, và có thể đến từ muôn nơi, “từ thi vă”, “tư tưởng” hay ngay cả “cảnh bùn lầy nước đọng”

(Cây đàn muôn điệu). Dĩ nhiên, trên thực tế, với các nhà Thơ mới, cái đẹp ấy,

lập với cái thô phác, chân mộc, suồng sã của đời thường, đời thực). Với các nhà thơ thế hệ Đổi mới, quan niệm về cái đẹp cũng được mở rộng, không chỉ dừng lại giới hạn mĩ cảm lãng mạn chủ nghĩa.

Thơ là địa hạt của cái Đẹp, song các nhà thơ thế hệ Đổi mới không chỉ kiếm tìm, nhận diện cái Đẹp ở cuộc sống thường nhật, cuộc sống hiện hữu xung quanh con người mà còn khai thác, len lỏi sâu hơn tới những vùng mờ của đời sống tâm linh, vô thức; những dồn nén, ẩn ức chìm khuất trong bóng tối của con người bản năng. Bởi với họ “thi ca nằm ở những khoảng trống trong thế giới của con người. Nơi đời sống tinh thần của mỗi người hướng tới cái bí ẩn, cái vô biên và cái vô cùng” [21, 482].Từ quan niệm này, đề tài và chủđề trong thơ của các tác giả thế hệĐổi mới trởnên phong phú, đa dạng và rộng mởhơn. Từ các vấn đề của hiện thực đời sống đến những mảng màu của tâm linh, tưởng tượng, những rung chuyển tế vi trong bản năng con người... được khắc họa một cách chân thực, rõ nét, đủđầy. Đặc biệt, với các nhà thơ thế hệ Đổi mới thay vì coi trọng hiện thực “sờ thấy được”, “nhìn thấy được” thì họ lại quan tâm đến hiện thực “được cảm thấy”, hiện thực của vô thức, tâm linh. Bởi vậy, trong thơ của các tác giả này luôn đề cao những giấc mơ, giấc mơ xuất hiện với tần suất dày đặc trong thơ sau 1975.

Tuy nhiên, với nhiều nhà thơ của thế hệ Đổi mới, đặc điểm bản chất của thơ không dừng lại ởđấy. Với các tác giả này, bản chất của thơ là bản chất ngôn ngữ. Inrasara khẳng định: “Thơ và ngôn ngữ gắn chặt với định mệnh của thi sĩ” [70, 235]. Đặc biệt, hình thức ngôn ngữ của thơ không chỉlưu giữ thi tính, hiểu theo nghĩa hẹp, cụ thể, mà là hình thức lưu giữ linh hồn dân tộc. Nhà thơ viết: “Thơ tồn tại cùng với nỗi thăng trầm của lịch sử dân tộc. Khi dân tộc hết sản sinh nổi một thi sĩ, dân tộc đó sa đọa, mất hồn. Khi một dân tộc đánh mất ngôn ngữ sống living language, dân tộc đó tiêu vong. Thơ - qua ngôn ngữ - lưu giữ hồn cốt dân tộc xuyên thế hệ” [70, 236 – 237]. Chịu ảnh hưởng triết học ngôn ngữ của Heidegger, ông khẳng định thêm: “Sẽkhông có thơ nếu không có ngôn

ngữ, ngôn ngữnhư là ngôi nhà cho thi sĩ cư ngụ” [70, 237]. Quan niệm của ông cũng được nhiều tác giả cùng thế hệnhư Mai Văn Phấn, Nguyễn Bình Phương... chia sẻ, đồng thuận, điều đó thể hiện không chỉ trong các phát ngôn trực tiếp mà ngay trong các thực hành sáng tạo thơ.

Với sự mở rộng trong quan niệm mĩ học theo hướng hiện đại chủnghĩa và hậu hiện đại), các nhà thơ thế hệ Đổi mới cũng xác định những “nguyên tắc” viết mới : thơ chỉ gợi chứ không mô tả trực tiếp; ý thơ không được lộ liễu mà phải kín đáo, hàm súc... Để thực hiện điều đó, các nhà thơ thế hệ Đổi mới thường sử dụng các biểu tượng, ám gợi, ám dụ... Ngoài ra, họ cũng sử dụng nhiều thủ pháp, kỹ thuật viết tân kỳ: phân mảnh, lắp ghép, giễu nhại... Vì vậy, thơ của họthường “bị” nhận xét chung: khó đọc!

Nhà thơ Mai Văn Phấn đã thể hiện khá rõ quan niệm của mình trong hành trình sáng tác, cách tân thơ ca. Trong một lần trả lời phỏng vấn của phóng viên VanVN.Net, ông nói: “Thơ tôi có nhiều chặng đường, nơi kết thúc mỗi giai đoạn chính là điểm xuất phát cho cuộc khai phóng khác. Nhưng bất kỳ giai đoạn nào, tôi luôn đặt sự chân thành lên trên hết, mong tìm được chính xác và rõ nét nhất chân dung tinh thần của mình, khám phá chính mình ở thời điểm đó... Tôi luôn mong tìm được giọng điệu hiện đại mang đậm bản sắc Việt. Dù cách tân theo hướng nào, thơ không thểđi lại con đường mà thi ca thế giới đã đi, cũng như không thể lẫn sang thơ của các dân tộc khác” [140]. Bên cạnh đó Mai Văn Phấn cũng cho rằng bài thơ mà nhà thơ viết ra không còn thuộc về anh ta nữa mà thuộc về độc giả. Tuy nhiên, người đọc muốn “đọc thủng” được văn bản thơ hiện đại cần phải có sự đổi mới trong tư duy tiếp nhậnh. Trong quan niệm của tác giả này, độc giả và năng lực tiếp nhận của họ đóng một vai trò rất ý nghĩa trong quá trình phát triển thơ ca.

Như vậy, quan niệm về bản chất thơ của các tác giả thế hệ Đổi mới so với trước đó có nhiều khác biệt. Điều đó cho thấy quan niệm về bản chất thơ thể hiện rõ tính thế hệ, cá tính trong sáng tác. Đặc biệt, quan niệm về bản chất thơ của thế

hệ nhà thơ Đổi mới muốn vượt thoát lối tư duy thơ truyền thống nhưng không phải đoạn tuyệt, phủ nhận truyền thống.

Về mối quan hệ giữa thơ và hiện thực đời sống

Phản ánh hiện thực là thuộc tính tất yếu của văn chương. Bất kỳ nền văn chương nào cũng được hình thành trên một cơ sở hiện thực xã hội nhất định. Và mỗi nhà thơ đều sống trong một thời đại cụ thể, trong một không gian tinh thần cụ thể. Do đó, thơ của họ, một mặt thể hiện những khát vọng, suy tư cá nhân độc đáo, mặt khác, những suy tư đó phải thể hiện được tâm thế và trạng thái tinh thần của thời đại mình sống. Điều này chính là năng lực cảm nhận chiều sâu thế giới của nhà thơ. Thế nên, khi đánh giá, xem xét các giá trị của mỗi thời đại khác nhau bắt buộc phải dựa trên quan điểm lịch sử của mỗi giai đoạn khác nhau. Không nên đánh đồng thời đại này với thời đại kia, áp đặt hệ giá trị của thời này để đánh giá một thời kỳ khác. Bởi dưới góc độ của lịch sử, thơ luôn luôn vận động, thay đổi cùng với sự thay đổi của hiện thực đời sống.

Trong thơ lãng mạn, hiện thực được nói đến là hiện thực “được lựa chọn” bởi con mắt lãng mạn của cái tôi nghệ sỹ. Đó là một hiện thực nên thơ, nên họa, đầy mơ mộng và thi vị. Bởi vậy, trong mắt Xuân Diệu, một buổi chiều rất đỗi bình thường lại nhất định trở thành một “chiều mộng”: Chiều mộng hòa thơ

trên nhánh duyên/ Cây me ríu rít cặp chim chuyền (Thơ duyên).Đến thời kháng

chiến, hiện thực cuộc sống đã thay đổi, sáng tác thơ phải xuất phát từ yêu cầu của Cách mạng. Khi vận mệnh của đất nước, dân tộc đứng trước nguy cơ tồn vong, thơ trở thành tiếng nói chung của cả cộng đồng, phát ngôn cho ý chí, khát vọng tình cảm của toàn dân tộc. Thơ giai đoạn này nổi lên như một nguồn cổ vũ, khích lệ cho phong trào cách mạng, nó đóngvai trò là một thứ vũ khí chiến đấu và để tuyên truyền chínhtrị.Tố Hữu là một đại diện tiêu biểu. Với Ra trận,

Máu và hoa…, thơ ôngphản ánh hiện thực cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nước,

giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất đất nước của nhân dân ta. Thơ Tố Hữu như những lời hiệu triệu: Hãy gầm lên như sấm sét đùng đùng/

Tất cả pháo!/ Và xông lên, dũng sĩ! (Bài ca Xuân 68).

Bước vào thời hậu chiến và Đổi mới, đất nước chuyển mình cùng quỹ đạo của cuộc sống thời bình, hiện thực được khai thác, mô tả, lí giải trong thơ cũng đổi khác. Thay vào bức tranh hiện thực chiến đấu, lao động sản xuất quen thuộc của thời kỳthơ trước đó là một hiện thực đời sống thậm phồn, phức tạp, hoàn toàn vượt ra khỏi sự áp đặt của những công thức mô tả giáo điều, cứng nhắc. Đó không chỉ là cái hiện thực của lịch sử, chính trị, mà còn là hiện thực của đời sống số phận, thân phận nhỏbé, riêng tư. Đó cũng không chỉ là cái hiện thực xã hội bên ngoài, cái hiện thực được nhìn thấy, mà còn là hiện thực bên trong, hiện thực của nội tâm, của suy tưởng, tâm linh. Trong Lời phụ ghi bên

bản thảo tập thơ chưa hoàn thành - Khúc chuyển mùa, 2011 Dương Kiều Minh

viết: “Thi ca là một cái gì ở ngoài ta, bao trùm quanh ta? Hoặc nó ở trong ta,

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ đóng góp của các nhà thơ thế hệ đổi mới trong thơ việt nam sau 1986 (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)