Về bối cảnh văn học

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ đóng góp của các nhà thơ thế hệ đổi mới trong thơ việt nam sau 1986 (Trang 56)

6. Cấu trúc của luận án

2.1.2. Về bối cảnh văn học

Tình hình dịch thuật, xuất bản

Sự phát triển của hệ thống các nhà xuất bản, nhà in, sự phát triển của báo chí ở Việt Nam thời kì cuối thế kỉ XX cũng là một yếu tố tác động tích cực, thúc đẩy sự phát triển của văn học nghệ thuật. Tác phẩm văn học không chỉ xuất bản trên giấy mà còn mở rộng thêm các hình thức khác như: sách điện tử, các trang blog, wesite văn học nghệthuật,… Không chỉ thị trường sách trong nước, thị trường sách văn học dịch, bao gồm nhiều thể loại, cũng phong phú và đa dạng không kém. Việc phổ biến các tác phẩm văn học dịch giúp người đọc Việt Nam tiếp cận toàn diện hơn và sâu sắc hơn với nền văn học thế giới; tạo điều kiện cho văn học Việt Nam hòa nhập với văn học thế giới.

lượng xuất bản phẩm hết sức phong phú. Phong Lê, trong công trình Phác thảo

văn học Việt Nam hiện đại thế kỉ XX, nhận xét: “Mỗi năm có hàng trăm tập thơ

được xuất bản, đó quả là hiện tượng chưa từng có trong đời sống văn học nước ta suốt chiều dọc lịch sử, cho đến cuối thế kỉ XX. Có dễ đã đến con số nhiều ngàn (?) hoặc hàng vạn tập thơ ra đời, trong hai mươi lăm năm qua, một phần do các Nhà xuất bản in và số lớn do các tác giả tự xuất bản và tự phát hành, tự tìm đến các địa chỉ tiêu thụ, tạo nên một hiện tượng sôi động, hứng thú trong đời sống văn học chúng ta” [96, 196]. Cụ thể hơn, nhà nghiên cứu Lưu Khánh Thơ cho biết, thời điểm 1992, cả nước có gần 50 nhà xuất bản, gần như nhà xuất bản nào cũng có in thơ. Thống kê sơ bộ qua bốn nhà xuất bản của trung ương, tác giả cho biết, NXB Văn học 32 tập, NXB Hội Nhà văn 16 tập, NXB Thanh niên 30 tập; NXB Văn hóa 13 tập [178, 116]. Riêng trong năm 1998, cả nước có gần 700 tập thơ được xuất bản [178, 126]. Số lượng thơ được xuất bản, công bố nhiều đến đến nỗi, Nguyễn Bá Thành,trong một công trình nghiên cứu dài hơi về thơ đương đại,đã nhận xét: “Thơ in nhiều đến nỗi, ngay từ năm 1991, trong những cuộc thảo luận về thơ, nhiều người đã báo động về tình trạng lạm phát thơ” [171, 352 - 353].

Không chỉ các sáng tác của “người đương thời” được công bố và xuất bản, nhiều sáng tác của các tác giả trước đây chưa có điều kiện xuất bản vì nhiều nguyên nhân khác nhau, nay trong bối cảnh đổi mới, đã được tái bản và được đón nhận tích cực. Đó là các sáng tác của các tác giả thời Thơ mới, các tác giả của nhóm Dòng chữ, như Trần Dần, Lê Đạt, Dương Tường, Hoàng Cầm, Đặng Đình Hưng… Ngoài ra, một số tác phẩm thơ của thơ Miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 cũng được tái bản hoặc công bố rộng rãi, như thơ Bùi Giáng, Thanh Tâm Tuyền, Nguyên Sa, Mai Thảo, Tô Thùy Yên, Du Tử Lê… Tất cả những điều này đã góp phần tạo nên một luồng gió mới, thúc đẩy tinh thần sáng tạo trong giới sáng tác sau 1986.

Sự phát triển của lí luận, phê bình văn học

Giai đoạn văn học kể từ những năm sau 1986 có những chuyển biến mạnh mẽtrong đời sống lí luận, phê bình văn học. Điều này tạo nên ảnh hưởng rất đáng kể trong sự thay đổi về tư tưởng, nhận thức của giới sáng tác.

Nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm về các vấn đề lí luận văn học diễn ra thường xuyên ở nhiều nơi, tập trung nhất ở báo Văn nghệ thuộc Hội Nhà văn và Tạp chí Văn học thuộc Viện Văn học, bàn về hàng loạt vấn đề lí luận: văn nghệ và chính trị, tự do sáng tác, văn học và hiện thực, chức năng của văn học, phương pháp sáng tác nghệ thuật, phương pháp luận trong nghiên cứu văn học... Nhiều vấn đề lí luận đã được nhìn nhận, đánh giá lại một cách thỏa đáng, chặt chẽ hơn, phù hợp hơn với thực tiễn văn học.

Việc giới thiệu lí thuyết nước ngoài cũng có nhiều biến chuyển. Cùng với sự mở rộng giao lưu hội nhập, lí luận, phê bình càng ngày càng mở ra rộng và sâu hơn. Sau 1986, các lí thuyết văn nghệphương Tây được giới thiệu ngày càng nhiều, trong đó có nhiều lí thuyết khác, thậm chí đối lập với lí luận văn nghệ Marxist. Cụ thể, xu hướng ngôn ngữ học bao gồm nhiều trường phái như cấu trúc luận, Kí hiệu học, Tự sự học...; xu hướng phê bình sự đọc, bao gồm Hiện tượng học, Thông diễn học, Lí thuyết tiếp nhận...; xu hướng phê bình tâm lí học... với các công trình lí thuyết tâm lí học như Vygotski, S.Freud; K.G.Jung, G. Bachelard... Các lí thuyết hậu hiện đại cũng bắt đầu du nhập vào Việt Nam. Nhiều công trình đã được dịch và xuất bản như Hoàn cảnh hậu hiện đại

(J.F.Lyotard)...

Tình hình đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu ngày càng rộng rãi về văn hoá, văn học, thơ cavới khu vực và thế giới, đặc biệt là với phương Tây.

Sự đổi mới trong các sáng tác văn học

Sự chuyển biến của đời sống xã hội, văn hóa, lí luận, phê bình văn học nói trên đòi hỏi sáng tác văn học cũng phải đổi mới. Sự đổi mới này thể hiện trên nhiều phương diện của sáng tác: trong quan niệm, tư tưởng; trong nghệ

thuật thể hiện.

Một cách bao quát, có thể nói, văn học Việt Nam giai đoạn Đổi mới đã chuyển từ chủ nghĩa anh hùng sang chủ nghĩa nhân văn sâu sắc. Văn học giờ đây hướng tới sự phản ánh con người và hiện thực ở cả bề rộng lẫn bề sâu, trong mọi biểu hiện phong phú, đa tạp của nó.Thay vào nhãn quan ngợi ca hiện thực mang tính đơn giản, một chiều là cái nhìn phân mảnh, đa tuyến… Số phận cá nhân được quan tâm; những bi kịch ẩn khuất trong tâm hồn được các nhà văn đi sâu khai thác, thể hiện. Văn học giờ đây không thể là những trang viết thấm đẫm màu sắc lãng mạn, mang tính tô hồng hiện thực được nữa. Để có thể phản ánh được cái “hiện thựcthậm phồn”của đời sống, các nhà vănđã sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật mới, hiện đại như thủ pháp dòng ý thức, cắt dán, phân mảnh, giễu nhại…Trong văn xuôi, xuất hiện một loạt cây bút xuất sắc với quan niệm và bút pháp sáng tác mới. Thơ ca cũng xuất hiện nhiều khuynh hướng tìm tòi, sáng tạo đa dạng phức tạp. Nhiều nhà nghiên cứu như Lê Lưu Oanh, Nguyễn Đăng Điệp, Mã Giang Lân, Mai Hương… đã chỉ ra một số khuynh hướng thơ chính trong thơ Việt Nam sau 1986 như: khuynh hướng sử thi, khuynh hướng thế sự, khuynh hướng trữ tình cá nhân, khuynh hướng tìm tòi hiện đại chủ nghĩa và hậu hiện đại chủ nghĩa…

Sự xuất hiện các hiện tượng thơ mới

Sự thay đổi về điều kiện, hoàn cảnh lịch sử đất nước, đời sống văn hóa dân tộc; cùng với những đường lối, chính sách mới của Đảng đã tác động mạnh mẽ tới văn học, thúc đẩy sự ra đời của một thế hệ nhà văn, nhà thơ vừa có thể phản ánh đúng/ kịp thời hoàn cảnh đất nước, đời sống tinh thần của dân tộc; vừa có ý thức tiếp thu, giao lưu văn hóa, văn học với các nước trên thế giới. Họ là những người có tư duy nhạy bén trước những bước đi của đất nước, trước những vận động của văn học.

Sau 1986, bên cạnh lớp nhà thơ thời chống Pháp, chống Mỹ, đã xuất hiện nhiều hiện tượng thơ mới, gây chú ý trong độc giả và giới nghiên cứu. Những

hiện tượng thơ này gây chú ý, trước hết bởi vì cái khác, lạ trong thơ họ. Đó là cái khác trong cách nhìn nhận, cách khai thác về hiện thực đời sống, cái khác trong việc lựa chọn, thể hiện đề tài, chủđề; cái khác trong hệ thống hình ảnh, biểu tượng; khác trong bút pháp, ngôn ngữ... Nhìn bao quát, nhiều tác giả đã tạo nên trong thơ họ một thế giới nghệ thuật khác lạ, thể hiện một tư duy nghệ thuật khác hẳn, nếu không nói là đối lập với tư duy và thi pháp thơ quen thuộc và đang được chấp nhận rộng rãi bấy giờ. Có thể nhắc đến những hiện tượng thơ như Dư Thị Hoàn (với Lối nhỏ - 1988), Nguyễn Lương Ngọc (Từ nước - 1990); Nguyễn Quang Thiều (Sự mất ngủ của lửa -1992); Mai Văn Phấn (Bầu

trời không mái che - 2010),...

Xuất hiện như một sự khiêu khích, thách thức với mĩ cảm truyền thống, điều này khiến thơ họ gây chú ý và đồng thời cũng phân chia dư luận gay gắt trong đánh giá. Tuy nhiên, bên cạnh những ý kiến phản bác, nghi ngờ, thậm chí phê phán nặng nề, vẫn có nhiều ý kiến đánh giá bày tỏ sựủng hộ, trân trọng, đề cao những tìm tòi, cách tân thi pháp của họ. Trong số những ý kiến ủng hộđó, đặc biệt đáng chú ý là ý kiến của các nhà thơ xuất sắc thuộc thế hệ trước như Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, Nguyễn Trọng Tạo, Hoàng Hưng, Bằng Việt, Vũ Quần Phương, Thi Hoàng... Trong những ý kiến, bài viết của họ, ta không chỉ thấy sự tinh nhạy đối với những tìm tòi, thể nghiệm của thế hệ sau mà còn thấy tấm lòng liên tài và thái độủng hộ rất có ý nghĩa của những tác giả thuộc lớp “đàn anh”đối với thế hệ sáng tạo kế tiếp mình.

Điều đáng nói thêm là những tìm tòi, đổi mới trong thơ thế hệ Đổi mới cũng không phải ngẫu nhiên. Phần lớn các tác giả có những tìm tòi, cách tân quan niệm và thi pháp thơ mạnh mẽ là những tác giả có sức đọc rộng, sử dụng được ngoại ngữ và rất có ý thức học hỏi, tiếp thu tinh hoa của thơ ca thế giới. Nguyễn Quang Thiều từng du học ở Cu Ba. Trong thơ ông ta có thể thấy âm hưởng của một vùng thơ xa xôi, lạlùng, mê đắm, dù có khi chỉ nói về cái làng Chùa quen thuộc của tác giả. Mai Văn Phấn đọc, tiếp thu và thử nghiệm rất

nhiều loại hình thơ, từ lãng mạn đến hiện thực, đến hiện đại chủ nghĩa và hậu hiện đại. Inrasara đọc nhiều, viết nhiều, gồm cả thơ và phê bình thơ, và cổ vũ nhiệt thành cho những tìm tòi, cách tân thơ theo hướng hậu hiện đại...

Những hiện tượng thơ này đã gây ra sự chú ý không chỉở thời điểm họ xuất hiện. Sựchú ý cũng không chỉ dừng lại ở những đánh giá bên lề, những ý kiến riêng lẻ, thoáng qua. Cho đến nay, đã có khá nhiều công trình, bài viết đã nghiên cứu, tìm hiểu về các hiện tượng thơ này (chúng tôi đã trình bày khá kỹ về vấn đề này trong Chương 1). Không những thế, một số tọa đàm, hội thảo khoa học ở nhiều cấp bàn về các hiện tượng văn học, hiện tượng thơ này đã được tổ chức. Chẳng hạn, Tọa đàm khoa học Thơ Việt Nam hiện đại và Nguyễn

Quang Thiều (ngày 28/6/2012), do Viện Văn học tổ chức: Hội thảo Mai Văn

Phấn và Đồng Đức Bốn, khác biệt và thành công (do Hội Nhà văn Việt Nam

và Hội Nhà văn Hải Phòng tổ chức...); tọa đàm vềThơDương Kiều Minh trong

diễn trình đổi mới thơ đương đại (do trường Đại học Văn hóa Hà Nội tổ

chức)...; Inrasara tổ chức Bàn tròn văn chương; lập Hồsơ biên bản so sánh văn học trên các website về các hiện tượng văn học, các hiện tượng thơđương đại. Tháng 4/ 2016, tại trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã diễn ra Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Thế hệ nhà văn sau 1975” nhằm tạo ra diễn đàn khoa học, nhìn nhận, đánh giá tôn vinh thế hệ cầm bút sau năm 1975, để từ đó hướng tới việc tiếp cận, kỹ càng, khách quan hơn về thế hệ nhà văn và giai đoạn văn chương này.

2.2. Sự tiếp nối và song hành của các thế hệ nhà thơ sau 1986

2.2.1. Thế hệ chống Pháp, chống Mỹ

Chiến tranh chống Mỹ kết thúc, đất nước hoàn toàn giải phóng, các nhà thơ thế hệ chống Pháp, chống Mỹ vẫn tiếp tục sáng tác. Tuy nhiên họ nhận ra bối cảnh lúc này không phải là chiến tranh, công chúng cũng đòi hỏi khác và không khí sáng tạo thay đổi. Họ cần làm mới và nhận thức của mình phải đổi khác cho phù hợp với thời đại và cũng là trách nhiệm của người nghệ sĩ.

Trước tiên cần nói tới các tác giả thuộc thế hệ nhà thơ chống Pháp, cụ thể là các tác giả như Nguyễn Đình Thi, Hoàng Cầm, Văn Cao, Chính Hữu, Dương Tường, Lê Đạt, Đặng Đình Hưng, Trần Dần... Quan niệm sáng tác của các nhà thơ đã dần thay đổi. Cái nhìn sử thi đã phai dần sang cái nhìn phi sử thi. Cảm hứng lãng mạn Cách mạng đã chuyển sang cảm hứng nhân bản và phản tỉnh. Bên cạnh thế hệ nhà thơ chống Pháp, thế hệ nhà thơ chống Mỹ cũng tiếp tục sáng tác góp phần tạo nên diện mạo mới cho thơ Việt Nam sau 1986. Với vai trò sáng tác, họ xác định đổi mới, từ đề tài sử thi sang đề tài thế sự; từ thơ “hướng ngoại”chuyển sang “hướng nội”; từ ngôn ngữ sử thisang ngôn ngữ đời thường... Thế hệ nhà thơ này đã thành danh trong thời kỳ kháng chiến. Với nỗ lực tìm tòi đổi mới, họ lại khẳng định tài năng của mình trong thời kỳ đổi mới và đóng góp quan trọng vào việc đổi mới văn học nói chung và thơ ca nói riêng. Ở đây phải kể đến Bế Kiến Quốc, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, Hoàng Hưng, Thi Hoàng, Nguyễn Khoa Điềm, Vũ Quần Phương, Ý Nhi, Lưu Quang Vũ, Xuân Quỳnh, Nguyễn Trọng Tạo, Bằng Việt, Trần Đăng Khoa, Y Phương, Trúc Thông, Hoàng Vũ Thuật, Thạch Quỳ... Họ chủ yếu thuộc thế hệ 4X, 5X và thành danh trong kháng chiến chống Mỹ. Sau 1986, nhiều tác giả thuộc thế hệ này vẫn giữ được nội lực sáng tạo mạnh mẽ và có những đóng góp rất đáng kể cho nền thơ Việt Nam đương đại.

Ở đây chúng ta cần nhắc đến Hoàng Hưng. Hành trình thơ của Hoàng Hưnglà hành trình tìm tòi, sáng tạo không mệt mỏi. Điều đó thể hiện rõ trong sáng tác của ông : Người đi tìm mặt (NXB Văn hóa thông tin Hà Nội, 1994);

Ngựa biển (NXB Trẻ, 1998), Hành trình (NXB Hội nhà văn Hà Nội, 2005).

Hoàng Hưng quan niệm thơ là con đường sáng tạo mang đậm dấu ấn cá nhân của mỗi một nhà thơ và là khao khát tự nhận thức triệt để của con người hiện đại. Thơ Hoàng Hưng sử dụng nhiều biểu tượng đa nghĩa, kết cấu ngôn từ mới mẻ, đậm tính tượng trưng, siêu thực.

cũng nhập cuộc hết sức nhanh chóng và táo bạo trên hành trình cách tân thơ sau 1986. Năm 1988 Thanh Thảo xuất bản tập thơ Từ một đến một trămvà năm 1994 tập thơ Những ngọn sóng mặt trời. Mặc dù trước đó Thanh Thảo có cho ra đời 3 tập thơ Những người đi tới biển (1977), Dấu chân qua trảng cỏ (1980),

Khối vuông Rubic(1985). Đọc thơ Thanh Thảo ta thấy những suy tư, trằn trọc

với con người, với quê hương và cuộc sống được thể hiện bằng một bút pháp hiện đại.

Cùng với thế hệ chốngMỹ với Thanh Thảo, Hoàng Hưng…, thành danh trong kháng chiến nhưng vẫn tiếp tục có những tìmtòi, đóng góp nổi bật trong thời thơ Đổi mới là Nguyễn Duy. Thơ Nguyễn Duy bám sát hiện thực đời thường, bám sát thời cuộc với cảm hứng thế sự, đời tư. Điều đó thể hiện rõ trong các tập thơ Mẹ và em (1987), Đãi cát tìm vàng (1987), Đường xa (1989),

Quà tặng (1990), Sáu và tám (1994), Về (1994), Tình tang (1995), Vợ ơi (1995),

Bụi (1997)…Thơ Nguyễn Duy giàu tính biểu cảm, có chiều sâu chiêm nghiệm. Trong giai đoạn này, một gương mặt thơ nữ cũng gây được nhiều chú ý với sự tìm tòi, đổi mới riêng, đó là Ý Nhi. Nhà thơ Ý Nhi được biết đến qua nhiều tạp thơ ấn tượng: Đến với dòng sông (1978), Lời ru của mẹ (1979), Cây

trong phố - chờ trăng (1981), Người đàn bà ngồi đan (1985), Ngày thường

(1987), Mưa tuyết (1991), Gương mặt (1991), Vườn (1999), Ý Nhi thơ(2000)… Thơ Ý Nhi giàu triết lý, không chỉ được diễn tả bằng ngôn ngữ của cảm xúc mà còn chủ yếu bằng ngôn ngữ của trí tuệ. Nỗ lực đổi mới thơ mình theo hướng hiện đại, năm 1995, Ý Nhi là nhà thơ đầu tiên của Việt Nam được nhận giải thưởng văn học Cikada 2015 do Đại sứ quán Thụy Điển trao tặng.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ đóng góp của các nhà thơ thế hệ đổi mới trong thơ việt nam sau 1986 (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)