6. Cấu trúc của luận án
3.2.3. Đặc điểm cái tôi trữ tình trong thơ thế hệ Đổi mới
3.2.3.1. Cái tôi thân phận, sốphận
Nếu như thơ Cách mạng 1945 - 1975 thường có xu hướng ngợi ca, tô hồng hiện thực, sẵn sàng che giấu tiếng nói cá nhân, “gạt phăng hết những tình
riêng nhỏ nhặt”(Tố Hữu), để phục vụ cho tiếng nói đoàn thể, cộng đồng, phục
vụ chiến đấu thì thơ Việt Nam sau 1986 đã có nhiều thay đổi trong nhận thức và sự thể hiện về cái tôi cá nhân. Trở về với thời bình, họ chủ trương dõi vào đời sống xã hội và cá nhân với một cái nhìn trực diện, tỉnh táo. Nổi bật trong thơ họ, do đó, là chân dung cái tôi thân phận, số phận với những bất an, hoài nghi thường trực.
Trước hết, cái tôi ấy tràn ngập nỗi buồn. Nỗi buồn đến từ sự cô đơn, sự bế tắc, chán nản trước bối cảnh hiện thực và đời sống cá nhân. Tiến sát hơn tới việc phản ánh xã hội, con người thời đại, các nhà thơ thế hệ Đổi mới đã đi sâu khai thác hình tượng cái tôi bản thể, trả lại những cảm xúc chân thật nhất của nó, với những đau đớn, dằn vặt với phận mình,phận đời trước những bon chen, xô bồ, sự đổ vỡ, sự li tán, sự đổi thay trong các mối quan hệ… Do đó, các tác giả có xu hướng mô tả cái tôi trong nhiều trạng thái cảm xúc tổn thương, bi đát:
tôi sững sờ, tôi hốt hoảng, tôi chán chường, tôi bật cười, tôi nhận ra, tôi nhận
biết, tôi day dứt, tôi nghĩ, tôi buồn, tôi khóc, tôi quỳ, tôi sợ… Cái tôi ấy hoàn
toàn khác hẳn cái tôi sử thitrong thơ kháng chiến giai đoạn trước.
Đó cũng là cái tôi của những chua xót, hoài nghi về thân phận, số phận. Điều này có thể thấy rõ trong chân dung cái tôi trữ tình của Dương Kiều Minh. Đấy là một chân dung với những đường nét thật u tối, khắc khổ, già nua, đơn
độc tóc bạc, thân hình vàng võ, đôi vai gầy mọn, hai bàn tay trắng, sống nổi
trôi lang bạt,triền miên trong giấc mơ khốn khó, những cơn ho, cảm giáckiệt
sức... Đólà một con người “chưa kịp trẻ/ chưa kịp ấu thơ/ chưa kịp dối già”,
dựng đứng” với những khát vọng “một đời tiêu tán”... Hành trình sống cũng chính là hành trình tìm kiếm cái tôi của mình, tìm kiếm cái bản lai diện mục của chính mình. Đấy là một hành trình “dài dặc”, “nhọc nhằn”, “khốn khó”:
Cô độc trùm trống rỗng/ Trống rỗng tận cùng (Bày tỏ); Tôi uống bao nhiêu
phiền muộn/ Dài dặc sao cuộc kiếm tìm mình/ Nhọc nhằn sao cuộc kiếm tìm
mình (Vô thanh) …
Trong thơ Dư Thị Hoàn, dường như tâm sự sợ hãi đau đớn trong đời tư tác giả đã tràn vào trong những câu thơ này:
Đừng bắt tôi lên diễn đàn
Đừng buộctôi ra sân khấu
Hãy để tôi ngồi yên trong góc tối Như cái triện đen
giáng xuống
Tờ khai sinh của tôi Thời cuộc sắp đặt tôi Gần hết một đời rồi
Tôi đã quen chỗ ngồi Góc tối
(Số phận - Dư Thị Hoàn).
Nỗibuồn ấy còn đến từ sự cô đơn, hoài nghi trong tình yêu. Tuy nhiên. Đó không hẳn là cái tôi buồnsầu, bi lụyđến yếmthếnhư thời Thơ mới: Tôi là
con nai bị chiều đánhlưới/ Chẳngbiết đi đâuđứng sầu bóng tối (Xuân Diệu).
Cũng viết về tình yêu tan vỡ, trong thơ Dư Thị Hoàn là một cái tôi đầy chủ động. Một cái tôi ý thức tỉnh táo, rành rẽ vai trò, vị thế cũng như sự lựachọn của mình:
Mởngăn kéo rồi, anh bỏ ngỏ
Bút viết xong chẳng đậynắp bao giờ
Con nai rừngcủa em
Tất cảrồidễ qua đi, qua đi
Chúng mình sẽ thành chồng vợ
Nếu không có mộtlần
Mộtlầnnhưđêm nay
Sau phút giây êm đềm trên ghế đá
Anh không cài khuy áo ngực cho em
(Tan vỡ - DưThị Hoàn)
Ở đây, người con gái sẵn sàng tha thứ, thậm chí sẵn sàng bao biện cho những hành động “lơđãngđến là”củangười tình khi quên đóngngăn kéo, khi không đậynắp bút, sựbừa bãi trong thói quen hàng ngày… Tuy nhiên, nếuđó là biểu hiện của sự bừa bãi, vô cảm trong tình yêu thì sự bao dung đó không còn nữa. Tan vỡ là điều không thể tránh khỏi: đó là sựlựachọn dứt khoát của chị. Thậm chí chị đi đến một lựa chọn hành động quyết liệt hơn: Khi tình yêu
bịđẩy vào trận/ Chỉcòn cách/ Mượn họng súng để ngắm nhau (Không đề - Dư
Thị Hoàn). Sự tỉnh táo, dứt khoát ấy cho thấy sự mạnh mẽẩn ngầm sau vẻ mềm
mại nữ tính của thơ Dư Thị Hoàn. Đó cũng là lí do người ta nói đến ý thức nữ quyền trong thơ tác giả này ngay từgiai đoạn đầu Đổi mới.
Những hiện thực tàn nhẫn ấy khiến “khóc” trở thành trạng thái quen thuộc,lặpđilặplạinhiềulần trong thơnhiều tác giả. Tiếng khóc đến từ những hoài niệm dù “muốn quên đi” nhưng “sao gió nhớ”:
Bài hát suốt một thời rong ruổi Chỉ ta với gió biết mà thôi
Ta muốn quên đi mà sao gió nhớ Để ta khóc, gió đừng lau nước mắt…
(Bài hát giã từ - Giáng Vân)
phủ đầy cám bếp/ Nơi mãi mãi giấu vùi hơi thở của bà tôi
(Tôi khóc những cánh đồng rau khúc - Nguyễn Quang Thiều)
- Tôi quỳ xuống vốc cát vào mặt
Tôi khóc
Cát từ mặt tôi chảy xuống dòng dòng
(Sông Đáy - Nguyễn Quang Thiều)
Sao mẹ không nói cho rõ
Mẹ con mình rồi mỗi người một ngả Để con được lao vào lòng mẹ
Khóc cho hết hơi
Khóc cho trời sập
Khóccho cột căm bặt
Khóc cho tay lái rời vô lăng
Khóccho đoàn tàu không dám lăn bánh
(Mười năm tiếng khóc - Dư Thị Hoàn)
Nỗi buồn và cô độc khiến cái tôi đằm sâu trong triết lý. Phơi trải trên những trang thơ ấy là rất nhiều suy tư về phận người, cõi đời. Nhưng trong nỗi buồn đó, ta vẫn đọc thấy niềm tin hướng về cái đẹp và những giá trị tinh thần trường cửu. Và thay vì trốn chạy hiện thực, cái tôi ấy mang đầy trách nhiệm vớicuộcđời,gắn mình với vai trò phải“nângđỡ” cho nhữngsốphậncủanhững con người“xấu số”trướcthời cuộc:Tôi mong được làm điểmtựa/Chốngchọi
sức đè nén/ Cho đòn bẩy nhấc bổng cuộc đời những người/ Xấu số (Dư Thị
Hoàn). Ta cũng bắt gặp trong thơ một thái độ sống thật bình tĩnh, an nhiên, tự
tại: Hoa sen nở không lựa chọn. Giữa đầm, hoa nở. Ven bờ, hoa nở, hái vào nhà
cắm vào lọ, hoa nở, và mang bày giữa người thích mặc cả, hoa vẫn nở. Là hoa thì
nở, dẫu biết nở là chết (Đồng hồ vĩnh cửu - Nguyễn Lương Ngọc)…
Bên cạnh đó, thay vì dùng ngòi bút của mình để ngợi ca hiện thực, ngợi ca lịch sử dưới cặp mắt đầy tính sử thi - lãng mạn, văn học giai đoạn này tập
trung tra vấn hiện thực; xoáy sâu khai thác vào thân phận con người sau chiến tranh, vào "bề chìm" của cái tôi - bản thể vốn bị vùi lấp bởi các sự kiện chính trị; đồng thời bày tỏ những suy ngẫm về tương lai của họ… Các nhà thơ giờ đây “không mấy khi phải gồng mình lên để nói những điều lớn lao”, những cái quen thuộc của một "thời đại đã qua" mà thể hiện “những phát hiện mới, có giá trị khắc họa bằng ngôn ngữ của thơ, nỗi đau của những phận người - cái mà chỉ ít năm trước đây, không ít người làm thơ còn né tránh” [130, 51]. Nhu cầu nhìn thẳng vào sự thật, nói thẳng sự thật trỗi dậy mạnh mẽ. Sự thật trở thành giá trịđo lường lương tri của người nghệ sỹvà là cái đích phản ánh của nhà thơ. Nhu cầu ấy gắn liền với khát vọng dân chủ sự thật, muốn nhìn vào bản chất của đời sống dù đời sống ấy tối tăm, xấu xa. Đặc biệt, trong thơ giai đoạn này xuất hiện không ít những hình ảnh, những tâm sự, những cuộc đối thoại của con người khi trở lại với cuộc sống thời bình mang trong đó “những giọt nước mắt” từ hơi thở của hiện thực sau chiến tranh. Xu hướng nhận thức lại, đối thoại lại với những gì mà chiến tranh cố tình che giấu hoặc không nhận ra trở nên phổ biến. Trong thơ, xuất hiện motif đối thoại giữa quá khứ với hiện tại, lí tưởng với hiện thực, tốt đẹp với xấu xa, những ước mơ hoài bão với sự thật tàn nhẫn. Đó là cái tôi sẵn sàng đối diện trước sự rộng lớn của Tổ quốc để đối thoại, chất vấn với những giá trị của nó:
Tôi quỳ sụp trước hai tiếng hư vô
Người là ai?
Uy nghiêm trên ngai vàng tín ngưỡng
Có giây phút nào người ái ngại
Đất đai đóng khung vì người
Tình yêu chật hẹp vì người
Đường viền của người thắt quặn trái tim tôi
(Tổ quốc - Dư Thị Hoàn)
vĩnh hằng rồi cũng có thể mất đi:
Còn ai nghe tiếng hát
sáng mai?
khi sông Lu gặp tôi nơi nguồn suối
róc rách về ngôn ngữ sạch trong
Khi sông Lu ẩn cư miền sa mạc
còn ai nâng chông chênh tiếng hát
sớm mai?
(Sông Lu cùng tôi thức đêm nay - Inrasara) …
Nếu như hình tượng trung tâm trong Thơ Mới là cái tôi cảm xúc, thì trung tâm của thơ sau 1986 là cái tôi tự ý thức. Họ chấp nhận đối diện với xã hội ấy bằng một cái nhìn trực diện như một thực tại không thể tránh khỏi, đồng thời coi đó là một đối tượng cần đào sâu của ý thức, của thơ ca. Bằng một cái nhìn tỉnh táo và giàu màu sắc chiêm nghiệm, trong nhiều tác phẩm của thế hệ nhà thơ Đổi mới đã phơi bày những mặt trái, mặt tối của đời sống, những thay đổi về bậc thang giá trị và không né tránh đề cập đến những bất công xã hội. Do vậy, trong thơ thế hệĐổi mới chủđề thế sự, đời tư trở nên nổi bật, gắn liền với nó là chất giọng “tựthú” cùng tiếng cười giễu nhại trước những giá trị bị thay đổi, bị bóp méo…
Thể hiện cái tôi thân phận, số phận trở thành nội dung lớn trong thơ thế hệĐổi mới. Từđây, hình tượng cái tôi dần trở về những chiêm nghiệm, hướng nội. Nhà thơ qua đó, bộc lộ những cách nhìn, quan điểm của mình với hiện thực cuộc sống đương đại và đối thoại trực tiếp với nó.
3.2.3.2. Cái tôi vô thức, tâm linh
Một trong những đóng góp nổi bật của thế hệ nhà thơ Đổi mới trong cách thể hiện cái tôi trữ tình là việc đi sâu khám phá, thể hiện cái tôi của vô thức, tâm linh. Đấy là cách các nhà thơ vừa tìm đến và khám phá một thế giới
mới trong chiều sâu bản thể con người, nới rộng phạm vi phản ánh cho tác phẩm; vừa là cách họ“trú ngụ”, “gột rửa” tâm hồn giữa những xô bồ, hỗn tạp của đời sống hiện đại qua chính “đứa con tinh thần” của mình.
Vậy, “tâm linh” là gì? Cần hiểu khái niệm này như thế nào? Trong công trình Văn hóa tâm linh, Nguyễn Đăng Duy quan niệm: “Tâm linh là cái thiêng liêng cao cả trong cuộc sống đời thường, là niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo. Cái thiêng liêng, cao cả, niềm tin thiêng liêng ấy được đọng lại ở những biểu tượng,hình ảnh, ý niệm” [22, 12]. Như vậy, có thể hiểu, tiếng nói tâm linh là một phần đời sống tinh thần gần gũi nhưng đầy bí ẩn của con người.Tiếng nói tâm linh thường gắn với khát vọng hướng tới một cõi sống thiêng liêng, cao cả, giúp con người có niềm tin để vượt qua những trở lực, khó khăncủa đời sống trần tục, tạo nên một sự cân bằng cần thiết trong đời sống tinh thần của cá nhân và nuôi dưỡng, hoàn thiện tâm hồn.
Quả thực, với nhiều tác giả thuộc thế hệ Đổi mới, vô thức, tâm linh được quan niệm, nhận thức như một đối tượng nghệ thuật cần chiếm lĩnh, và hơn thế, như một phương tiện sáng tạo hiệu quả để đào sâu hơn vào đời sống tinh thần phong phú, bí ẩn của con người. Nhờ đó, hiện thực được mô tả trong thơ trở nên phong phú hơn, đa dạng hơn, sâu sắc hơn và cũng nhiều chiều hơn.
Thế giới của vô thức, tâm linhlà một nội dung hầu như vắng bóng ở thơ ca Cách mạng 1945 - 1975. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên do, trong đó đặc biệt là do hoàn cảnh chiến tranh và quan niệm sáng tạo tương ứng. Bước vào thời Đổi mới, tâm linh được quan niệm như một hiện tượng khách quan của đời sống con người và đã được nhận thức lại một cách sâu sắc và công bằng hơn. Qua con mắt tâm linh, người ta có điều kiện để nhìn sâu hơn vào đời sống nội tâm của cá nhân, để suy ngẫm, nhận diện về những vẻ đẹp tinh thần bí ẩn, sâu xa, trường cửu, để nhận thức sâu hơn về các giá trị sống thiêng liêng, cao cả… Từ đây, thay vì những đề tài, chủ đề mang tính sử thi, họ quan tâm hơn tới đời sống thế sự, đời tư của con người. Thay vì những đề tài chính trị lớn lao,
mang tính tập thể, cộng đồng, họ chú trọng hơn đến việc đi sâu tìm kiếm, khai thác tiếng nói nội tâm, bản thể của cái tôi cá nhân. Và cũng rất tự nhiên, từ sự tập trung quan tâm tới con người xã hội - chính trị trước đó, họ chuyển mối quan tâm sang con người - tư tưởng (theo nghĩa rộng), con người - tâm linh.
Với nhu cầu mở rộng thế giới mô tả, các nhà thơ thế hệ Đổi mới nỗ lực tìm tòi vươn tới bề sâu của vỉa tầng còn ẩn khuất của đời sống và tinh thần con người để khai thác, tái hiện, chiếm lĩnh. Họ luôn khao khát lý giải, khám phá về bản chất thế giới từ đằng sau cái hiện thực bề mặt được nhìn thấy, và mong muốn từ những hiện tượng, sự vật rời rạc, xa lạ, nhận ra những mối liên hệ ở bề sâu trực giác, tâm linh. Đó là lý do khiến họ đặc biệt quan tâm đến tiếng nói tâm linh bí ẩn trong đời sống con người. Nhu cầu và ý thức sáng tạo này đã tạo nên nhiều nét khác biệt trong nội dung cũng như thi pháp của nhiều tác giả thuộc thế hệ Đổi mới. Cũng từ đây, một thế giới thiêng liêng, bí ẩn, lạ lùng, gắn liền với những cảm xúc hướng thượng, cao cả… thường hiện diện trong thơ của họ.
Trước hết, nó là một thế giới đối lập lại với thế giới hiện hữu trần tục của con người. Đó là thế giới của cõi huyền nhiệm, của sự thiêng liêng, cao cả, vô cùng huyền bí. Nó thường được đề cập đến với những hình ảnh như: bà Mụ, tháp, Chúa, Đức Phật, Bầu Trời… Chẳng hạn, là hình ảnh tháp Chàm trong thơ Inrasara: Đôi lúc/ nửa đêm/ tôi nghe tháp mọc ngang trời/ Như giấc mộng như
lóa mắt/ như chớp xé như âm vang/ Bóng của tháp như dòng sông ma/ trườn
qua đêm tối hững triều đại/ đanh thức ký ức các dân tộc/ duyên nợ (hay cả
không nợ nần gì) với tháp (Tháp Chàm muôn mặt); là hình ảnh Di Lặc sứ trong
thơ Nguyễn Lương Ngọc: Ông cười/ không thấy tiếng/ tiếng ấy tắt rồi/ hay nó
đâu đâu ngoài cõi người (Di Lặcsứ)…
Thể hiện cái tôi vô thức, tâm linh, các nhà thơ còn đi sâu khám phá thế giới của những linh hồn, bóng ma, người chết, nấm mộ… Điều này, xuất phát từ quan niệm “vạn vật hữu linh” (mọi vật đều có linh hồn) của các nhà thơ thế
hệ Đổi mới. Với họ, con người khi chết đi chỉ là sự đánh mất thể xác, còn linh hồn họ vẫn còn tồn tại lại trên dương gian với người trần thế, cùng song hành, sinh hoạt như “những người đang sống”: Giờ này tiếng chuông điểm giờ của
đồng hồbưu điện thị xã/ Chỉlàm trò cười cho các thánh thần/ Giờ này cả những
kẻ uống rượu đêm và những tên ăn trộm/ Cũng không cưỡng nổi cơn buồn ngủ