6. Cấu trúc của luận án
4.3. Những tìm tòi, đổi mới trong ngôn ngữ
4.3.1. Ngôn ngữ mang tính đời thường, suồng sã
Với các nhà thơ thế hệ Đổi mới, ngôn ngữ là chất liệu giúp nhà thơ có thể thâm nhập, diễn tả được bản chất của hiện thực. Đó không chỉ là một hiện thực bề ngoài, có thể nhìn thấy, mà còn là hiện thức bề sâu bề xa, hiện thực được cảm thấy. Do đó, nhãn quan ngôn ngữ của các tác giả ngày càng được mở rộng theo hướng hiện thực hóa, bám vào những biểu hiện cụ thể, sống động của đời sống đương đại, mặt khác, ngày càng đào sâu, theo hướng siêu thực. Ngôn ngữ cũng
không chỉ đơn thuần là vật liệu, chất liệu, tức phương diện hình thức thuần túy. Việc lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ luôn được/ bị chi phối bởi một nhãn quan lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ tương ứng. Nói cách khác, thơ của các tác giả thế hệ Đổi mới là một diễn ngôn thi ca, ngôn ngữ khác với thế hệ trước đó.
Quan niệm sáng tạo hiện đại đã dẫn các nhà thơ thế hệ Đổi mới đến những tìm tòi, lựa chọn những “vật liệu” ngôn ngữ biểu hiện, tạo hình mới. Thứ nhất, đó là những “vật liệu” hình ảnh, biểu tượng bình thường, thô nhám, thậm chí suồng sã của đời sống thực tại. Thứ hai, đó là những vật liệu hình ảnh, biểu tượng mang đậm tính tượng trưng, siêu thực.
Trong thơ thế hệ Đổi mới, phổ biến là hệ thống hình ảnh - biểu tượng của đời sống thực tại. Những chất liệu ấy có thể được khái quát lên từ những sự vật, sự việc bình thường, nhỏ bé, gần gũi, thân thuộc trong cuộc sống hằng ngày. Đó làchiếc tất, buồng chuối, cái ghế, tiếng giã giò, uống trà, tắm biển…
trong thơ Mai Văn Phấn;có thể là đời sống đường phố đầy những hệ lụy của xã hội hiện đại trong thơ Inrasara:bia 333, hát karaoke, say xỉn, bụng bia, ly đen,
quán café, cô gái mười bảy bán bia ôm Sài Gòn…; là hình ảnh “Các cô gái buôn
chuyến đang ngoẹo đầu ngủ/ Tóc tai áo quấn sặc mùi cá khô/ Giấc mơ sẽ thế
nào trong giấc ngủ thế kia” trong thơ Nguyễn Quang Thiều…
Chất liệu của đời sống thực tại còn được các nhà thơ thế hệ Đổi mới khái quát thành những biểu tượng về các đồ dùng, các hiện tượng sinh lý đơn giản, thậm chí “tầm thường” nhất của con người cũng được đưa vào trong thơ, điều mà thơ truyền thống vốn “dị ứng” và cấm kỵ. Đó là chiếc quần jean, tã lót,
băng vệ sinh, toa-let, nước đái trẻ con, phân, miếng giẻ lau, thùng rác... Chẳng hạn: là cái bồn cầu trong thơ Trần Tiến Dũng: Thằng nhỏ bốn mươi tuổi ra khỏi
phòng vệ sinh. Ót nó treo tấm biển: người lịch sự đi cầu nhớ dội nước. Rõ ràng
tấm biển là tấm biển, thằng nhỏ là thằng nhỏ. Tấm biển đậy hờ cái lỗ không
tròn, không có cua, chuột, rắn... nào thập thò/ Không được gọi là cái lỗ! Nó
miệng hang khác/ Hợp lý hay không tình trạng thơ của cái hang!... (Thơ từ cái
hang); hoặc hình ảnh nước đái trẻ con trong thơ Inrasara: kinh lễ đốt tập thơ
Glơng Anak/ pha nước đái trẻ uống thay vì/ ăn chữ. Ông sống trên trăm tuổi/
cha nói giòng ăn lạ chỉsinh (Ăn chữ)... Những biểu tượng này đi vào trong thơ
thế hệ Đổi mới một mặt phản ánh hiện thực đời sống thế tục của con người; mặt khác thể hiện tiếng cười giễu nhại, châm biếm trước những giá trịvĩnh cửu bịđổ vỡ trong nhịp sống hiện đại. Đây cũng là nét đặc trưng trong thi pháp hậu hiện đại.
Phổ biến trong thơ thế hệ Đổi mớicòn là những hệ thống hình ảnh - biểu tượng của hệ sinh vật “cấp thấp” vốn rất hiếm gặp trong thơ trước đó, chẳng
hạn ốc sên, rắn, chó, mèo, chuồn chuồn, cào cào, chuột… Chẳng hạn, là hình
ảnh của những “mèo”, “chuột” trong các sáng tác của Trần Quang Quý: Ta thấu
những bình minh của chuột lặn trong mắt mèo/ Những cây rơm rạn gió sương
từ thưở còn bùn đất (Giấc mơ hình chiếc thớt); hay biểu tượng tiếng chó sủa
được mô tả đặc biệt ấn tượng trong thơ Nguyễn Quang Thiều:
“Tiếng chó rộ lên từ xóm nhà ta đến đầu làng Cuối tiếng chó là bến sông quê và con đò cô độc” (Tiếng cười)
“Bầy chó gầy, bẩn thỉu, ốm đau
Ngày lùng sục kiếm ăn”
(Bầy Chó của tôi)
“Con chó liếm mãi, liếm mãi Liếm mãi, liếm mãi, liếm mãi…”
(Cơn mê - Tặng John Baca, cựu binh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam).
“Tiếng chó rộ lên” đã trở thành biểu tượng của một đời sống làng quê
đánh mất đi sự yên bình, để lại những cảm giác xa xót, buồn thương. Những hệ biểu tượng này đã từng gây ra phản ứng cảm xúc thẩm mỹ trái ngược gay gắt ở độc giả. Trên thực tế đã có những độc giả không chấp nhận hình ảnh những
loại“động vật cấp thấp” như chó, rắn, gián, ốc sên... trong thơ thế hệ Đổi mới, cho chúng là bất nhã, thiếu tính thơ. Tuy nhiên, người đọc không nên lý giải, tiếp nhận các hình ảnh này theo nghĩa tả thực, bởi chúng là những hình ảnh đã được tượng trưng hóa, thể hiện cho những giá trị mới, vượt qua lớp vỏ của hình ảnh ban đầu. Qua hệ thống biểu tượng ấy, nhà thơ mong muốnhướng đến diễn tả một thực tại khác, đầy biến động, bất toàn, qua đó, thể hiện nỗi bất an của người nghệ sỹ.
Những hình ảnh, từ ngữ này có thể khiến một bộ phận người đọc vốn quen với ngôn ngữ thơ truyền thống sẽ cảm thấy “phi thơ”, “thô thiển”, không bóng bẩy, mượt mà… nhưng chính qua những lớp từ ngữ, hình ảnh này sẽ cho thấy những dấu hiệu chuyển đổi của một thời đại mới, một xã hội mới, và với những ai bắt kịp sự vận động của thơ ca, sẽ thấy đấy là điều vô cùng cần thiết ở thơ - “sự phản ánh hiện thực đời sống”. Tuy nhiên, nếu các nhà thơ không thận trọng, việc lạm dụng ngôn ngữ mang màu sắc đời thường/ thực dụng (vốn nhấn mạnh chức năng quy chiếu, biểu cảm, đẩy đưa) vào trong thơ sẽ khiến các sáng tác thơ ca giảm đi tính nghệ thuật của nó (bởi ngôn ngữ thơ vốn nhấn mạnh vào chức năng thẩm mỹ), đồng thời rất dễ sa vào thể loại vè có phần đơn điệu, dễ dãi; hoặc gây “phản cảm” (đối với ngôn ngữ đậm màu sắc tính dục) với độc giả.
4.3.2. Ngôn ngữ mang tính tượng trưng, siêu thực
Bên cạnh lớp ngôn ngữ mang tính đời thường, các nhà thơ thế hệ Đổi mới còn sử dụng phổ biến ngôn ngữ giàu chất tượng trưng, siêu thực. Ngôn ngữ tượng trưng, siêu thựckhiến cho nghĩa của thơ trở nên mờ nhòe, đa nghĩa, giải phóng sức liên tưởng mạnh mẽ từ phía độc giả. Nguyễn Đăng Điệp cho rằng: “Thơ ca sau 1975 không còn êm mượt như thơ ca giai đoạn 1945 - 1975 mà trở nên trúc trắc hơn, ngôn ngữ thơ phong phú, giọng điệu thơ đa dạng hơn. Thậm chí tính trong suốt và sáng rõ của ngôn ngữ thơ nhiều khi được cố ý mờ hóa nhằm tạo nên tính đa nghĩa trong thơ” [30, 77].
Trên thực tế, trong tiến trình lịch sử thơ ca Việt Nam, ngôn ngữ thơ mang tính tượng trưng, siêu thực không phải tới sau 1986 mới xuất hiện. Ngay từ thời Thơ Mới, trong thơ Bích Khê, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Huy Cận… đã xuất hiện kiểu ngôn ngữ này. Đặc biệt, nó còn xuất hiện với mật độ dày đặc, thậm chí rất khó hiểu trong thơ của nhóm Xuân Thu nhã tập, nhóm Dạ đài. Bên cạnh xu hướng đưa vào trong thơ hệ thống các hình ảnh - biểu tượng của đời sống thế tục như đã phân tích ở trên, các nhà thơ thế hệ Đổi mới còn sử dụng các chất liệu mang tính siêu thực. Xu hướng này xuất phát từ ý thức muốn khám phá thế giới ở bề sâu, bề xa; đồng thời, buộc người đọc phải giải mã các hình ảnh - biểu tượngnghệ thuật qua nhiều chiều liên tưởng văn hóa khác nhau. Nó đồng thời thể hiện khát vọng vươn tới một thế giới tốt đẹp hơn, niềm tin vào những giá trị tinh thần đẹp đẽ, lớn lao, vĩnh cửu, nhằm cân bằng tâm hồn mình trong đời sống thực tại.
Nhãn quan thẩm mĩ ấy thúc đẩy, các nhà thơ tìm kiếm và sử dụng những chất liệu ngôn ngữ, hình ảnh dường như chỉ có trong những giấc mơ, trong trí tưởng tượng siêu hình, mang tính kì dị, bí ẩn. Ấy là những hồn ma, bóng ma,
khu rừng ma, con hươu ma, những ngọn nước rào rào chảy ngược, bầy ngựa
phi tím tái lưng trăng…trong thơ Nguyễn Bình Phương; là cỗ xe tang, mộ địa
trong thơ Dư Thị Hoàn:
Đường vào mộ địa gập ghềnh con chữ cỗ xe tang câm lặng
chở
ham muốn
hỷ, nộ, ai, lạc, ái, ố lăn bánh nhọc nhằn
(Thi sĩ - Dư Thị Hoàn).
Những chất liệu siêu hình đến từ những mơ, mộng, tưởng tượng ấy trở thành dấu ấn đậm nét trong thơ thế hệ Đổi mới. Thông qua lớp ngôn ngữ, hình
ảnh đó, các nhà thơ nỗ lực hướng đến việc nhận thức và lý giải thế giới ở nhiều tầng bậc, khám phá sâu hơn đến từng vỉa tầng của vô thức, tâm linh. Nhờ đó, hệ đề tài luôn được mở rộng, sự vẫy gọi trong liên tưởng của người đọc được gia tăng.
Chất liệu siêu thực còn được bắt nguồn từ những cảm thức tôn giáo mạnh mẽ của các nhà thơ thế hệ Đổi mới. Ấy là những biểu tượng thể hiện niềm tin tôn giáo mãnh liệt trong thơ Inrasara: Vũ nữ Chàm Apsara vừa dịu dàng, đằm thắm, uyển chuyển nhưng cũng rất rắn rỏi; là tháp hoangsừng sững, chứa đựng dấu tích ngàn năm của văn hóa Chăm; là tiếng trống Gi - nơng sùng sục khí thế, thể hiện bản lĩnh mạnh mẽ, hào sảng của con người Chăm, đất Chăm.... Đó còn là cặp biểu tượng ánh sáng - bóng tối, đất - nước, anh - em… thể hiện quan niệm đối lâp về một thế giới luôn tồn tại hai mặt của âm - dương trộn lẫn, đó là sự hòa hợp trong một thế giới miên viễn của vũ trụ, luôn tràn đầy sức mạnh của sự sinh sôi, nảy nở trong thơ Mai Văn Phấn. Đó còn là biểu tượng Hạc trắng
xuất hiện đầy nổi bật trong thơ của Nguyễn Lương Ngọc. Hạc trắnglà một biểu tượng khát khao vươn tới những gì tốt đẹp của cuộc sống. Nó trở thành sức mạnh vẫy gọi con người tìm kiếm chân lý:
Con cắt trắng xếp cánh
khi gặp con khướu vàng Con khướu vàng khép mỏ khi gặp con hạc đỏ Con hạc đỏ nức nở nhìn con hạc trắng Hạc trắng!
Hạc trắng!
những con đã sinh ra thì đã chết
những con chưa chết thì chưa sinh ra.
(Gọi hạc - Nguyễn Lương Ngọc).
Hạc được xem là loài chim bất tử, tượng trưng cho sự trường thọ, hạnh phúc nhưng với Nguyễn Lương Ngọc thì: “những con sinh ra thì đã chết còn
những con chưa chếtchưa chết thì chưa sinh ra”.Nguyễn Lương Ngọc không
phủ nhận việc hợp nhất giữa sự sống và cái chết, giữa đời sống trần tục và cõi tâm linh, giữa cái phù du và vĩnh cửu nhưng chẳng có gì là mãi mãi trường tồn. Và lằn ranh giữa sự sống và cái chết, do đó trởnên mơ hồ, không thể nắm bắt. Bằng “con mắt nghiêng”, các nhà thơ đã phản ánh thế giới của những mơ, mộng, tưởng tượng trong cách chạm khắc những đường nét lạ lùng, phi thực của sự vật:
- Em mang phận phấn trong sương
phận son bở máu tha hương gió lùa lũng cồn suối đục ngẩn ngơ
núi phồng trán xác tóc giờ đòi tay
(Ẩn ức Mỹ Sơn - Nguyễn Lương Ngọc);
- Tôi bay qua những cánh đồng mùa xuân còn ái ngại
Qua những ngôi sao đã mở mắt nhưng lưỡi thì chưa mọc
Tôi gặp dơi của bình minh, sơn ca của bóng tối Những ngôi mộ tổ tiên hắt sáng gọi tôi về…
(Bài hát - Nguyễn Quang Thiều);
- xối ánh sáng vào từng góckhuất
góc khuất như lò thúc mầm
như quả trứng trong ổ đang ấp rễ thân cành đã chiết đâm ngang
(Tắm đầu năm - Mai Văn Phấn)…
Nhiều khi ngay cả những hình ảnh gần gũi, thân thuộc của đời thực “những người đàn bà gánh nước sông” thường thấy, qua con mắt nhà thơ cũng trở nên thật “dị biệt”. Chúng mang đến khả năng vượt ra khỏi bề mặt hình ảnh cảm tính để đạt tới chiều sâu diễn tả mới về hiện thực và tâm linh:
Những ngón chân xương xẩu, móng dài và đen toẽ ranhư móng
chân gà mái
Đã năm năm, mười lăm năm, ba mươi năm và nửa đời tôi thấy Những người đàn bà xuống gánh nước…
(Những người đàn bà gánh nước sông - Nguyễn Quang Thiều).
Việc sử dụng bút pháp tạo hình theo lối siêu thực khiến cho các nhà thơ có xu hướng vận dụng các thủ pháp giấu mặt triệt để hình tượng cái tôi trữ tình, đẩy đối tượng miêu tả lên bề mặt văn bản; rút tỉa tối đa các quan hệ từ, từ nối; gia tăng các khoảng trắng, khoảng trống; lắp ghép nhiều sự vật, hình ảnh xa lạ, bất ngờ đứng cạnh nhau... trong tác phẩm của mình. Điều này, được thể hiện rất rõ trong nhiều bài thơ của các tác giả thế hệ Đổi mới như: Tháp hoang
(Inrasara); Cửa Mẫu, Đất mở, Được quyền nghĩ những điều đã ước (Mai Văn Phấn); Tiên cảm (Nguyễn Lương Ngọc); Tiếng địch, Trômpét (Dương Kiều Minh); Một ngày (Giáng Vân)...
Các nhà thơ thế hệ Đổi mới thường có xu hướng tạo cho ngôn ngữ sự lạ hóa, mờ nhòe khi diễn đạt những cơn mơ, mộng, tưởng tượng. Do đó, ngôn ngữ thơtrở nên đa thanh, đa giọng:
Mơ mơ cánh đồng thơ ấu
không không không cả bóng người
cậu bé bây giờ về nơi?
(Cánh đồng thơ ấu - Dương Kiều Minh).
Con nằm ngủ như nàng công chúa út lang thang qua những lâu đài
cây lá um tùm
cơ man là gió cơ man là nắng...
cánh rừng.
(Giấc mơ- Dương Kiều Minh).
Nguyễn Lương Ngọc tạo nên một khoảng trống, mơ hồ hóa về nghĩa trong thơ, với các câu thơ rời rạc, có những âm thanh kéo dài, lặp lại:
Trong mơ đau thắt ngực Hình xưa lững thững về... Mơ, mơ
Chân đâu Mình đâu
Buồn tiên cảm hát chân cầu lưu thủy.
(Tiên cảm -Nguyễn Lương Ngọc).
Yêu không thể giải thoát
A...a...a....A...a...a
Người là người, ta là ta
Ta là người, người là ta
A...a...a....A...a...a.
(Lời hát - Nguyễn Lương Ngọc).
Cái mới của hệ thống ngôn ngữ trong thơ thế hệ Đổi mới không chỉ xuất phát từ nguyên liệu đời thực hay cõi mơ hồ của những ẩn ức, tượng trưng trong thế giới vô thức, tâm linh; mà nó còn đến từ cách các nhà thơ tổ chức, sắp xếp
nó. Bằng cách tổ chức diễn ngôn mới lạ, có khi phá cách, dị thường, các nhà thơ đã cung cấp những nghĩa mới cho ngôn ngữ trong thơ mình. Nhiều bài thơ có cấu trúc lạ, ngôn từ ít êm mượt, thậm chí gập ghềnh, trúc trắc, cách ngắt câu, xuống dòng hết sức đặc biệt:
Mặt trời chỉ để nô
giỡn tôi sinh ra trên đu quay bốn mùa
mụ gió ru bằng sấm sét bằng mưa
mảnh trăng kia lành như mụn vá khâu hồn say tơi
tả mộng hành vào đêm
còn vì
sao đăng quang làm huyên náo dải ngân hà đục ngầu tinh thể mơ hồ khát khao mệt nhoài đuổi theo tôi vấp ngã đốm lửa nhẩy
nhót cười trên bãi
tha ma
(Cuồng nhân ca - Dư Thị Hoàn).
Như vậy,thông qua một nhãn quan và bút pháp thẩm mỹ mới mẻ của các tác giảthế hệ Đổi mới, những ngôn từ, hình ảnhvốn gắn liền với đời sống con ngườiấy đã giã từ sự tả thực để trở thành những biểu tượng đa nghĩa. Đó là kết quả của một tư duy “lạ hóa” về thế giới, đi cùng một thi pháp diễn tả đậm màu
sắc hiện đại chủ nghĩa. Và cùng với điều đó, bức tranh đời sống hiện lên trong thơ của các tác giả thế hệ Đổi mới với một chiều sâu mới, vừa phi thực, lạ lùng, huyễn ảo, vừa rất chân thực. Đó là hiện thực của một nhãn quan nghệ thuật mới, hiện đại - hiện thực trong cõi vô thức, tâm linh.
Có thể nói, ngôn ngữ trong thơ thế hệ Đổi mới là thứ ngôn ngữ của cuộc sống đời thường với tất cả sự phong phú, đa dạng, thậm chí “ngổn ngang” như vốn có.Đặc biệt, đó còn là thứ ngôn ngữ mang tính tượng trưng với những cảm