Với mục tiêu giúp giải quyết vấn đề khó khăn mà công ty PG đang gặp phải một cách hợp lý và hiệu quả, việc đề xuất các giải pháp được thực hiện dựa trên các nền tảng sau:
- Dựa vào kết quả trung bình của các yếu tố khảo sát để biết yếu tố nào có điểm đánh giá thấp, cần đưa ra biện pháp cải tiến.
- Chạy mô hình hồi quy đa biến, sau đó ứng dụng mô hình phân tích mức độ quan trọng vả mức độ thực hiện (Importance- Performance Analysis), một tiêu chí lựa chọn nhằm xác định yếu tố nào cần được ưu tiên cải tiến, phải thực hiện ngay, yếu tố nào có độ ưu tiên thấp.
Theo nghiên cứu của Magal và cộng sự (2005) mô hình mức độ quan trọng và mức độ thực hiện (IPA) cung cấp một phương pháp đơn giản nhưng hữu ích cho việc xem xét đồng thời cả tầm quan trọng và mức độ thực hiện khi thẩm định hay xác định các chiến lược.
Mô hình IPA được hình thành bởi Martilla& James (1977). Đây được xem là kỹ thuật dễ ứng dụng nhằm đo lường mức độ quan trọng và mức độ thực hiện, từ đó giúp nhà quản lý phát triển các chương trình chiến lược. Với việc ứng dụng đơn giản, mô hình IPA đã được sử dụng trong nhiều nghiên cứu như nghiên cứu của Lavenburg& Magal (2005), Võ Thị Thiện Hải& Phạm Đức Kỳ (2011), mà cụ thể là bản đồ IP. Bản đồ IP hình thành một mạng lưới hai chiều và tạo ra bốn góc phần tư, đặc trưng cho mức độ ưu tiên khác nhau.
Phần I "Ưu tiên cao"
Phần II "Tiếp tục duy trì" Phần IV "Ưu tiên thấp" Phần III "Quá mức cần thiết" Cao Mức độ quan trọng Thấp Thấp Mức độ thực hiện Cao
Hình 2.2: Mô hình phân tích mức độ quan trọng và mức độ thực hiện (IPA)
Phần tư thứ I (Ưu tiên cao): các yếu tố thuộc góc tọa độ này có mức ưu tiên cao nên đòi hỏi doanh nghiệp phải có giải pháp và kế hoạch cải tiến ngay lập tức.
- Phân tư thứ II (Tiếp tục duy trì): các yếu tố thuộc góc tọa độ này đã ổn định và thực hiện phù hợp.
- Phân tư thứ III (Quá mức cần thiết): các yếu tố thuộc góc tọa độ này là điểm mạnh thực hiện của công ty nhưng lại không được đánh giá cao nên được xem là đã đầu tư nguồn lực quá mức, nên chuyển bớt nguồn lực cho những yếu tố có mức ưu tiên cao hơn.
- Phân tư thứ IV (Ưu tiên thấp): các yếu tố thuộc góc tọa độ này có mức độ ưu tiên thấp nên giải pháp đề xuất được quan tâm sau các yếu tố ở góc phần tư thứ I.
Tóm tắt chương 2
Tóm lại thông qua lý thuyết về VHDN và sự cam kết của nhân viên, đề tài lựa chọn mô hình của Recardo &Jolly (1997) để áp dụng nghiên cứu thực tế tại công ty TNHH Platinum Global. Mô hình gồm tám biến độc lập giao tiếp trong tổ chức, đào tạo và phát triển, chấp nhận rủi ro bởi sáng tạo và cải tiến, định hướng về kế hoạch tương lai, sự công bằng và nhất quán trong các chính sách quản trị, hiệu quả của việc ra quyết định, làm việc nhóm, phần thưởng và sự công nhận và một biến phụ thuộc (sự cam kết gắn bó với tổ chức). Đồng thời trong chương hai tác giả cũng giới thiệu phương pháp nghiên cứu của đề tài.
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN CÔNG TY VÀ KẾT QUẢ KHẢO SÁT
Chương 2 đã trình bày lý thuyết và các nghiên cứu trước đây của các tác giả liên quan thuộc lĩnh vực VHDN và cam kết gắn bó với tổ chức của nhân viên đồng thời xây dựng mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. Chương này trình bày (1) giới thiệu tổng quan công ty, (2) phân tích số liệu và phân tích nguyên nhân.