Vai trò giám sát của Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG GIÁM SÁT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH TỈNH CAO BẰNG ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 34 - 36)

Giám sát của NHTW đối với các TCTD có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự ổn định của nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Đó là:

a. Ngăn ngừa, hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh của TCTD

Hoạt động ngân hàng có vai trò hết sức cần thiết đối với các thành phần kinh tế, thực tiễn cho thấy, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các hoạt động ngân hàng ngày càng được mở rộng và phát triển với nhiều tiện ích, đáp ứng yêu cầu của người dân và doanh nghiệp. Nhiều nhà kinh tế còn quan niệm “ngân hàng là người bạn đồng hành trong cuộc sống của người dân và các tổ chức kinh tế”, tuy nhiên, việc mở rộng quy mô cũng như đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ của mình, các TCTD luôn phải đối mặt với rủi ro. Việc chấp nhận mở rộng và phát

triển kinh doanh của các TCTD cũng đồng nghĩa với việc xuất hiện các rủi ro trong kinh doanh. Vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuân, các TCTD sẵn sàng chấp nhận rủi ro cao để đạt được mục tiêu của mình. Nếu rủi ro xảy ra, cũng đồng nghĩa với việc các TCTD phải đối mặt với nguy cơ sụt giảm uy tín, mất khả năng thanh khoản, và thậm chí là đi tới phá sản hay đóng cửa. Điều này đòi hỏi hoạt động ngân hàng phải được sự giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý để tránh các nguy cơ đổ vỡ, đảm bảo sự an toàn lành mạnh cho hệ thống nói chung và từng TCTD nói riêng.

Việc giám sát chặt chẽ các TCTD sẽ giúp cho các TCTD giảm thiểu được rủi ro đối với từng ngân hàng và giúp cho các TCTD hoạt động an toàn, đảm bảo được khả năng chi trả cũng như nghĩa vụ thanh toán của nó tại những thời điểm xác định. Hơn thế nữa, việc giám sát các TCTD bởi các cơ quan quản lý cũng sẽ đảm bảo rằng các TCTD có đủ mức vốn để trụ vững trước những tác động bất lợi từ môi trường bên ngoài cũng như bên trong của TCTD Trần Đăng Phi (2017). Ngoài ra, việc giám sát chặt chẽ các TCTD còn có vai trò tích cực tới nâng cao trách nhiệm của các TCTD trong việc tăng cường năng lực quản trị rủi ro trong các NHTM, đảm bảo ứng phó tốt nhất đối với sự thay đổi của môi trường kinh doanh.

b. Bảo vệ quyền lợi người gửi tiền:

Ngân hàng thương mại (NHTM) là nơi tích trữ tiền tiết kiệm hàng đầu của công chúng, đặc biệt là tiết kiệm của cá nhân và hộ gia đình, việc thất thoát các khoản vốn này trong trường hợp ngân hàng phá sản sẽ trở thành thảm họa cho nhiều cá nhân và hộ gia đình Nguyễn Thị Minh Huệ (2011). Trong khi đó, người gửi tiền lại thiếu kiến thức chuyên môn về tài chính và thiếu thông tin cần thiết để đánh giá chính xác mức độ rủi ro của ngân hàng, do đó, việc giám sát hoạt động của các NHTM sẽ giúp cho cơ quan quản lý có được những thông tin cần thiết để xác định tình trạng tài chính của ngân hàng để từ đó có những giải pháp phù hợp bảo vệ quyền lợi người gửi tiền.

c. Nâng cao hiệu quả thực thi chính sách tiền tệ:

Các TCTD cần được quản lý chặt chẽ bởi khả năng tạo tiền từ những khoản tiền gửi từ các cá nhân và tổ chức kinh tế thông qua hoạt động cho vay và đầu tư.

Sự thay đổi trong khối lượng tiền tệ do hệ thống ngân hàng tạo ra sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới công tác điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) cũng như các mục tiêu kinh tế vĩ mô đặt ra. Bên cạnh đó, các rủi ro liên quan đến ngân hàng như nợ xấu cao, mất vốn, mất khả năng chi trả… cũng ảnh hưởng đến ổn định xã hội và gây ra tình trạng bất ổn kinh tế vĩ mô như lạm phát hay cản trở tăng trưởng kinh tế. Do vậy, việc giám sát chặt chẽ các TCTD sẽ giúp cho Chính phủ và NHTW có thể thực thi CSTT một cách hiệu quả và đạt được các mục tiêu đề ra trong ngắn hạn cũng như trung và

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG GIÁM SÁT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH TỈNH CAO BẰNG ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 34 - 36)