Hình thức và phương pháp giám sát của Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG GIÁM SÁT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH TỈNH CAO BẰNG ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 44 - 48)

1.2.2.1 Hình thức giám sát của Ngân hàng Nhà nước đối với ngân hàng thương mại

Về hình thức, giám sát ngân hàng được tiến hành thông qua giám sát an toàn vi mô và giám sát an toàn vĩ mô, trong đó giám sát an toàn vi mô được hiểu là hình thức giám sát an toàn đối với từng đối tượng giám sát riêng lẻ và giám sát an toàn vĩ mô là hình thức giám sát an toàn nhóm ngân hàng và toàn bộ hệ thống các TCTD (giám sát an toàn hệ thống).

Tại Nghị định số 26/2014/NĐ-CP ngày 07/4/2014 về tổ chức và hoạt động của thanh tra, giám sát ngân hàng có quy định giám sát ngân hàng được tiến hành thường xuyên, liên tục thông qua giám sát an toàn vĩ mô, giám sát an toàn vi mô và sử dụng các phương pháp, tiêu chuẩn, công cụ giám sát và hệ thống thông tin, báo cáo do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định, trong đó:

- Giám sát an toàn vi mô: là hình thức giám sát an toàn đối với từng đối tượng giám sát riêng lẻ, được thực hiện trên cơ sở hệ thống xếp hạng, đánh giá đối tượng giám sát ngân hàng; hệ thống thông tin, báo cáo phục vụ giám sát an toàn vi mô; các chuẩn mực an toàn; hệ thống quy trình, công cụ, tiêu chuẩn và các kỹ năng phân tích tài chính, hoạt động; đánh giá, giám sát và cảnh báo các loại rủi ro, vi phạm pháp luật của đối tượng giám sát ngân hàng;

- Giám sát an toàn vĩ mô: là hình thức giám sát an toàn toàn bộ hệ thống các TCTD được thực hiện trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu phản ánh mức độ lành mạnh tài chính và an toàn hoạt động; hệ thống thông tin, báo cáo phục vụ phân tích và giám sát an toàn vĩ mô; hệ thống phương pháp, công cụ, quy trình phân tích, giám sát, cảnh báo sự an toàn, ổn định của hệ thống các TCTD; báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về an toàn và ổn định hệ thống.

Đây là hai hình thức giám sát không thể tách rời nhau, sẽ là không đầy đủ nếu chỉ xem xét, đánh giá mức độ an toàn, lành mạnh của toàn bộ hệ thống các TCTD theo các phân tích tổng hợp mà không xem xét tới từng TCTD riêng lẻ do đặc điểm lan truyền rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Ở chiều ngược lại, việc chỉ xem xét, đánh giá từng TCTD sẽ không có được cái nhìn hệ thống, phân tích tác động của hoạt động ngân hàng lên nền kinh tế để từ đó có các quyết sách đúng đắn

vừa thúc đẩy, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, vừa đảm bảo an toàn hệ thống.

1.2.2.2. Phương pháp giám sát ngân hàng

Phương pháp giám sát là phương pháp định hướng cho hoạt động giám sát của NHTW đối với các TCTD. Căn cứ vào tính chất đặc thù hoạt động cũng như trình độ phát triển của hệ thống ngân hàng mà mỗi NHTW có các phương pháp giám sát khác nhau, tuy nhiên, về cơ bản thì hiện nay các TCTD trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng có 02 phương pháp: Phương pháp giám sát tuân thủ và Phương pháp giám sát trên cơ sở rủi ro. Theo đó:

- Phương pháp giám sát tuân thủ: là phương pháp giám sát ngân hàng mà theo đó đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng thực hiện giám sát hoạt động của đối tượng giám sát ngân hàng thông qua việc theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng, các quy định khác của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng; các chỉ đạo, yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước; việc thực hiện kết luận thanh tra và khuyến nghị, cảnh báo về giám sát ngân hàng. Phương pháp tuân thủ thường được dùng ở những giai đoạn mà hoạt động ngân hàng đơn thuần là những hoạt động truyền thống, các dịch vụ ngân hàng hiện đại chưa phát triển, số lượng ngân hàng chưa nhiều.

Nội dung của giám sát tuân thủ: Đảm bảo tổ chức tín dụng báo cáo thông tin có chính xác và đúng hạn. Tổ chức tín dụng có tuân thủ tất cả các quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng, các quy định khác của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng. Tổ chức tín dụng có tuân thủ các biện pháp xử lý trong giám sát ngân hàng mà cơ quan giám sát áp dụng đối với họ. Một trong chức năng chính của giám sát tuân thủ là nhằm đảm bảo rằng đối tượng giám sát ngân hàng thực sự tuân thủ tất cả các quy định của pháp luật bao gồm các quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng, các quy định khác của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng.

- Phương pháp giám sát dựa trên rủi ro:

Giám sát rủi ro là phương pháp giám sát ngân hàng mà theo đó đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng thực hiện giám sát hoạt động của đối tượng giám sát ngân

hàng thông qua việc đánh giá các loại rủi ro của từng đối tượng giám sát ngân hàng đang và sẽ gặp phải, bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động và các loại rủi ro khác; đánh giá rủi ro hệ thống của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhằm phân bổ nguồn lực giám sát và đưa ra các biện pháp xử lý thích hợp.

Phương pháp giám sát dựa trên rủi ro thường được áp dụng tại các quốc gia mà hoạt động ngân hàng tương đối phát triển, hoạt động ngân hàng không còn bao gồm các hoạt động truyền thống mà còn mở rộng các loại hoạt động và dịch vụ ngân hàng hiện đại. Phương pháp này đòi hỏi phải có một sự phát triển đồng bộ về hệ thống cơ sở pháp lý, về hệ thống quản lý thông tin, các công cụ định lượng và trình độ của cán bộ giám sát ngân hàng, đặc biệt là khả năng phân tích và sử dụng các công cụ định lượng.

Mục tiêu chính của giám sát rủi ro tương tự như mục tiêu của giám sát tuân thủ, trong đó mục tiêu chung là để duy trì một hệ thống tài chính an toàn và lành mạnh, và để phát hiện va xử lý những vấn đề khi chúng phát sinh tại đối tượng giám sát ngân hàng. Tuy nhiên, cách tiếp cận mục tiêu của giam sát trên cơ sở rủi ro rộng hơn nhiều so với giám sát tuân thủ.

Giám sát trên cơ sở rủi ro là một phương pháp tiếp cận từ trên xuống, trong đó căn cứ vào mức độ hiệu quả trong quản trị ngân hàng để xác định nhu cầu sử dụng nguồn lực ít hơn trong việc giám sát từng ngân hàng cụ thể. Giám sát trên cơ sở rủi ro tập trung vào việc đánh giá các vấn đề bằng cách xác định những hoạt động quản lý rủi ro yếu kém tại đối tượng giám sát ngân hàng. Tóm lại, phương pháp này nhấn mạnh chủ yếu đến mức độ hiểu biết và đánh giá của đơn vị thực hiện giám sát về chất lượng của các hệ thống quản lý rủi ro được xây dựng để xác định, đo lường và kiểm soát rủi ro một các thích hợp và kịp thời.

Giám sát trên cơ sở rủi ro tập trung vào đánh giá các vấn đề bằng cách xác định những lỗ hổng hệ thống và các hoạt động quản lý yếu kém tại đối tượng giám sát ngân hàng mà phát sinh các vấn đề hiện tại tiềm ẩn. Trong trường hợp các vấn đề nghiêm trọng, đơn vị thươc hiện giám sát ngân hàng có thể thực hiện tiếp xúc đối

tượng giam sát ngân hàng để xác định các vấn đề nhằm đánh giá chính xác về mức độ rủi ro, trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp can thiệp kịp thời.

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG GIÁM SÁT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH TỈNH CAO BẰNG ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w