Nhân tố thuộc ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG GIÁM SÁT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH TỈNH CAO BẰNG ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 53 - 55)

1.3.3.1 Hệ thống kiểm soát nội bộ của NHTM

Hệ thống kiểm soát nội bộ là tập hợp các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xây dựng phù hợp với quy định tại Luật các tổ chức tín dụng, Thông tư 13/2018/TT-NHNN và các quy định của pháp luật có liên quan và được tổ chức thực hiện nhằm kiểm soát, phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra. Hệ thống kiểm soát nội bộ thực hiện giám sát của quản lý cấp cao, kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro, đánh giá nội bộ về mức đủ vốn và kiểm toán nội bộ.

Hệ thống kiểm soát nội bộ của NHTM hoạt động có hiệu quả sẽ góp phần bảo đảm cho các NHTM tuân thủ pháp luật và các quy định, quy trình nội bộ về quản lý và các chuẩn mực đạo đức do ngân hàng đó đặt ra. Đảm bảo mức độ tin cậy, trung thực, tính chính xác của các số liệu kế toán và BCTC. Bảo vệ, quản lý, sử dụng tài sản và các nguồn lực có hiệu quả. Hỗ trợ thực hiện các mục tiêu do Ban lãnh đạo ngân hàng đề ra. Qua đó cho thấy vai trò quan trọng và mức độ ảnh hưởng của hệ thống kiểm soát nội bộ NHTM đến hoạt động giám sát của NHNN.

1.3.3.2. Hệ thống quản lý thông tin của NHTM

Trong điều kiện nền kinh tế ngày càng phát triển như hiện nay, thì quy mô ngân hàng, khách hàng của ngân hàng ngày càng tăng lên (khách hàng là doanh nghiệp và cá nhân). Điều đó đòi hỏi các NHTM phải không ngừng nghiên cứu, cải tiến để hoàn thiện hệ thống thông tin của mình dựa trên những giải pháp công nghệ hiện đại nhất với sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ tin học và truyền thông. Sẽ không thể lưu trữ, xử lý và bảo quản một hệ thống cơ sở dữ liệu to lớn đến như vậy nếu không có những giải pháp công nghệ thích hợp. Tương tự như vậy, để tăng cường tốc độ và tính hiệu quả của việc thu thập thông tin, cả thông tin ban đầu và thông tin cập nhật định kỳ thì thông tin tín dụng phải áp dụng những phương pháp truyền

thông hiện đại và phương pháp thu thập thông tin tự động, trực tuyến trên cơ sở công nghệ tin học.

Do vậy, các NHTM cần hiện đại hóa hệ thống thông tin, phát triển hệ thống quản lý thông tin nội bộ, nâng cấp hệ thống phù hợp với quy mô, mức độ phức tạp hoạt động và yêu cầu quản trị, điều hành ngân hàng. Thiết lập hệ thống các báo cáo về tình hình tài chính, tín dụng, kế toán và thông tin khách hàng phục vụ công tác quản trị điều hành và báo cáo theo yêu cầu, quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về chế độ cung cấp thông tin, báo cáo thống kê.

1.3.3.3 Nguồn nhân lực

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ như hiện nay, công nghệ, thông tin là yếu tố quan trọng đối với mọi ngành, lĩnh vực. Nhưng riêng với hoạt động ngân hàng, nguồn nhân lực mới là yếu tố quyết định.

Nếu đặt vấn đề các yếu tố nguồn lực trong tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế nói chung, hệ thống ngân hàng nói riêng trong giai đoạn hiện nay - thời đại của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các quan điểm và định hướng đều tập trung vào giải pháp công nghệ. Điều này hoàn toàn không sai, bởi phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới.

Tuy nhiên, dưới góc độ quản lý hoạt động ngân hàng, có thể nói, nguồn nhân lực mới là yếu tố quan trọng và có ý nghĩa chiến lược không chỉ đối với hiệu quả hoạt động, mà còn tạo ra sự khác biệt trong tăng trưởng và phát triển bền vững.

Thực tế cho thấy, sự khai thác và sử dụng tốt yếu tố nguồn nhân lực đã tạo cho các định chế tài chính nước ngoài lợi thế cạnh tranh và hiệu quả hoạt động vượt trội trong nhiều năm qua, từ đó trở thành bài học kinh nghiệm trong phát triển của các NHTM trong nước.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG GIÁM SÁT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH TỈNH CAO BẰNG ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG GIÁM SÁT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH TỈNH CAO BẰNG ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 53 - 55)