Nhân tố thuộc Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG GIÁM SÁT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH TỈNH CAO BẰNG ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 50 - 53)

1.3.2.1. Mô hình giám sát và cơ chế phối hợp giữa các đơn vị

Như đã phân tích ở trên, không có một mô hình giám sát ngân hàng nào được coi là tuyệt đối, mỗi một mô hình có những ưu và nhược điểm. Sự phù hợp của mô

hình giám sát ngân hàng được lựa chọn tác động không nhỏ tới hiệu lực, hiệu quả của hoạt động giám sát. Trường hợp hệ thống ngân hàng vẫn còn phát triển ở trình độ thấp, quy mô hoạt động nhỏ, dịch vụ ngân hàng còn đơn giản, các ngân hàng chưa phát triển hoạt động ra nước ngoài thì mô hình giám sát ngân hàng lựa chọn phải gọn nhẹ và thường là do một cơ quan chuyên trách thực hiện giám sát để đảm bảo tính hiệu quả, tránh lãng phí nguồn lực.

Tuy nhiên, nếu hệ thống ngân hàng đã phát triển, dịch vụ ngân hàng đa dạng và phức tạp hơn, xuất hiện các tập đoàn tài chính – ngân hàng hoạt động trên cả lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm đòi hỏi nhiều tổ chức nhiều thực hiện giám sát, đồng thời phân định rõ vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức thực hiện giám sát cũng như cơ chế phối hợp phải hài hòa, việc chia sẻ thông tin giữa các tổ chức này phải liên tục, chặt chẽ hoặc cơ quan giám sát phải đảm bảo có đầy đủ chức năng giám sát hợp nhất đối với hoạt động của các tập đoàn này. Mô hình giám sát cần phải có sự phối hợp tốt giữa giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ để phát huy tốt nhất ưu thế của mỗi công cụ giám sát, đồng thời giải quyết hài hòa quyền lợi của các bên tham gia. Việc xây dựng mô hình giám sát mà cơ chế trao đổi thông tin giữa các đơn vị không chặt chẽ, quyền lợi của các bên không được giải quyết hài hòa có thề dẫn đến xung đột lợi ích từ đó ảnh hưởng tới hiệu lực của hoạt động giám sát.

1.3.2.2 Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ thanh tra, giám sát

Yếu tố con người luôn là yếu tố đặc biệt quan trọng, đặc biệt đối với hoạt động giám sát ngân hàng. Lĩnh vực ngân hàng không chỉ là lĩnh vực hoạt động phức tạp, chứa nhiều rủi ro mà hoạt động ngân hàng còn ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế. Trình độ của cán bộ giám sát được thể hiện không chỉ là trình độ của từng cán bộ mà là trình độ chung của toàn bộ đội ngũ cán bộ giám sát. Do hoạt động giám sát của NHTW đối với NHTM là hoạt động dàn trải trên nhiều lĩnh vực hoạt động của ngâ ngân hàng nên mỗi cán bộ giám sát vừa phải có kiến thức rộng về các hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, tiền tệ, vừa phải có chuyên môn sâu về một hoạt động cụ thể. Trình độ của cán bộ giám sát bên cạnh tính chính xác trong các báo cáo giám sát, chỉ ra những nguy cơ chung trong hoạt động ngân hàng.

Do vậy, cán bộ giám sát phải có khả năng tổng hợp thông tin tốt, linh hoạt trong thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau, sàng lọc thông tin và đưa ra những phân tích khách quan, chính xác. Bên cạnh đó, cán bộ giám sát cần phối hợp với các cán bộ thanh tra tại chỗ để kiểm chứng thêm thông tin về các NHTM có những dấu hiệu bất thường, xây dựng danh sách các ngân hàng cần chú ý trong báo cáo cảnh báo sớm.

1.3.2.3 Công nghệ thông tin, cơ sở vật chất và nguồn lực tài chính

Yếu tố công nghệ thông tin này ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý nói chung và thanh tra, giám sát ngân hàng nói riêng. Đặc biệt với hoạt động giám sát ngân hàng thì cơ sở vật chất, công nghệ thông tin hiện đại với hệ thống mạng máy tính, phần mềm chuẩn hoá sẽ đảm bảo cho việc xử lý dữ liệu nhanh, chính xác, tiết kiệm thời gian, sức người và công tác giám sát từ xa có hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, các NHTM cũng đang chú trọng đến việc trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ hiện đại phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình, đòi hỏi thanh tra, giám sát ngân hàng phải được hiện đại hoá để có thể nắm bắt, kiểm soát mọi hoạt động của NHTM.

Theo quan điểm của các nhà quản trị nhân lực, chất lượng của công việc phụ thuộc 03 yếu tố căn bản đó là: Năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức; Động lực làm việc; Nguồn lực, điều kiện để thực thi công vụ. Theo đó, nguồn lực, điều kiện để thực thi công vụ ở đây bao gồm các công cụ, trang thiết bị, phương tiện và nguồn lực tài chính để thực thi công vụ.

Mục tiêu hoạt động của NHTW là hướng tới đảm bảo và tăng cường tính an toàn và phát triển bền vững của hệ thống các TCTD trong cả ngắn hạn và dài hạn. Tuy nhiên, trong điều kiện hội nhập tài chính quốc tế ngày càng mạnh mẽ như hiện nay, các nghiệp vụ và sản phẩm ngân hàng ngày càng đa dạng và phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro và vi phạm phát luật trong ngành ngân hàng, thì yêu cầu đầu tư cho cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện và nguồn lực tài chính phục vụ công tác giám sát các TCTD là hết sức cần thiết. Do đó, nếu không có những trang thiết bị, công cụ hiện đại thì sẽ khó có thể đo lường được mức độ rủi ro và cũng sẽ chẳng

giúp ích gì cho NHTW trong việc giám sát và kiểm soát rủi ro của các TCTD trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG GIÁM SÁT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH TỈNH CAO BẰNG ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 50 - 53)