Khái quát về Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Cao Bằng

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG GIÁM SÁT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH TỈNH CAO BẰNG ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 55 - 127)

2.1.1. Khái quát về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Cao Bằng

2.1.1.1 Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Cao Bằng

Theo quyết định 1692/QĐ-NHNN ngày 08/8/2017 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc quy định chức năng nhiệm, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Theo đó:

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Cao Bằng là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Chi nhánh là đơn vị hạch toán phụ thuộc, có con dấu và bảng cân đối tài khoản theo quy định của pháp luật.

Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Cao Bằng có chức năng tham mưu, giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thực hiện quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối trên địa bàn và thực hiện một số nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương theo ủy quyền của Thống đốc.

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Cao Bằng

Tổng số công chức và người lao động của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Cao Bằng là 40 người, được phân công, bố trí nhiệm vụ tại các phòng chuyên môn trực thuộc như sau:

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH TỈNH CAO BẰNG PHÒNG TỔNG HỢP, NHÂN SỰ VÀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ PHÒNG TIỀN TỆ, KHO QUỸ VÀ HÀNH CHÍNH

THANH TRA, GIÁM

- Ban Giám đốc: gồm 01 Giám đốc và 02 phó Giám đốc; - Thanh tra, giám sát ngân hàng: 08 người;

- Phòng Tổng hợp, Nhân sự và Kiểm soát nội bộ: 08 người; - Phòng Kế toán - Thanh toán: 06 người;

- Phòng Tiền tệ - Kho quỹ và Hành chính: 18 người.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Cao Bằng: - Tổ chức phổ biến, tuyên truyền và triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, văn bản chỉ đạo, điều hành của Thống đốc về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối đến các tổ chức tín dụng, các tổ chức khác và người dân trên địa bàn.

- Thống kê, thu thập thông tin, nghiên cứu, phân tích tình hình kinh tế, tiền tệ trên địa bàn để tham mưu cho Thống đốc trong điều hành, thực hiện chính sách tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương về lĩnh vực liên quan đến tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối phục vụ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện công tác thông tin tín dụng.

- Thực hiện việc cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng, chấp thuận việc mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể tổ chức tín dụng và chấp thuận nội dung khác của các tổ chức tín dụng trên địa bàn theo ủy quyền của Thống đốc.

- Giám sát, chỉ đạo việc mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, kiểm soát đặc biệt và giải thể tổ chức tín dụng trên địa bàn theo ủy quyền của Thống đốc.

- Thực hiện kiểm tra, thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối.

- Thực hiện công tác phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố. - Cung ứng dịch vụ thanh toán, ngân quỹ và các dịch vụ ngân hàng trung ương khác cho các tổ chức tín dụng và Kho bạc Nhà nước.

- Quản lý nhà nước về ngoại hối, hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng.

- Thực hiện nghiệp vụ tái cấp vốn và cho vay thanh toán đối với các tổ chức tín dụng khi được Thống đốc ủy quyền.

kim loại và các giấy tờ có giá bảo quản tại Chi nhánh và khi giao nhận theo quy định. - Thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm gửi theo phân công ủy quyền của Thống đốc NHNN Việt Nam.

- Thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng và tội phạm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tiếp công dân, xử lý đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định.

- Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, cải cách hành chính, văn hóa công sở. - Báo cáo, trả lời chất vấn theo yêu cầu của cấp ủy, chính quyền địa phương, Hội đồng nhân dân và Đoàn Đại biểu Quốc hội; trả lời kiến nghị của các cơ quan báo chí về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối.

- Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định.

- Thực hiện công tác quốc phòng, an ninh; công tác bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy, phòng chống thiên tai, đảm bảo an ninh, trật tự an toàn tại Trụ sở Chi nhánh và các cơ sở vật chất khác thuộc thẩm quyền quản lý của Chi nhánh.

- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thống đốc giao.

2.1.2. Thực trạng các đối tượng giám sát của NHNN chi nhánh tỉnh Cao Bằng

Bảng 2.1: Tổng hợp các đối tượng giám sát ngân hàng ST

T Tên TCTD/CN TCTD/QTDND

Số Phòng giao dịch

1 NH Nông nghiệp và PTNT Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Cao Bằng 6 2 NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cao Bằng 5 3 NHTMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Cao Bằng 3 4 NHTMCP Bưu điện Liên Việt - Chi nhánh tỉnh Cao Bằng 6 5 Chi nhánh NH Chính sách xã hội tỉnh Cao Bằng 12 6 Ngân hàng Phát triển Chi nhánh tỉnh Cao Bằng 0

Tổng cộng 32

(Nguồn: Báo cáo giám sát ngân hàng của TTGS NHNN chi nhánh tỉnh Cao Bằng)

Đến thời điểm 30/6/2020, Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Cao Bằng đang thực hiện giám sát đối với 04 Chi nhánh ngân hàng thương mại gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam Chi nhánh tỉnh Cao Bằng với 13 Chi nhánh cấp huyện trực thuộc, NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt

Nam - Chi nhánh Cao Bằng, NHTMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Cao Bằng và NHTMCP Bưu điện Liên Việt Chi nhánh Cao Bằng; Giám sát theo quy định của pháp luật đối với 02 đối tượng là Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Cao Bằng và Chi nhánh Ngân hàng Phát triển tỉnh Cao Bằng. Tình hình của các NHTM trên địa bàn được thể hiện qua một số mặt hoạt động như sau:

Bảng 2.2. Tình hình hoạt động của NHTM trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

Đơn vị: triệu đồng

ST

T Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu 31/12/2016 31/12/2017 31/12/2018 31/12/2019 31/3/2020 1 Tổng tài sản 13.928.106 15.906.541 17.825.414 19.719.256 19.985.829 2 Nguồn vốn huy động 12.580.150 14.800.980 17.224.265 19.126.782 19.300.486

2.1 Thị trường I 12.427.070 14.612.022 16.741.353 18.816.106 19.265.684

Tiền gửi của khách hàng 12.427.070 13.986.932 16.622.919 17.885.991 18.371.702

2.2 Thị trường II 153.081 188.958 312.828 310.676 34.802

Tiền gửi, tiền vay của TCTD trong

nước 6.646 9.310 12.375 7.295 8.140 Tiền gửi, tiền vay của TCTD nước

ngoài 0 179.348 300.453 136 0

3 Dư nợ cấp tín dụng 6.950.728 8.104.384 9.008.222 9.722.735 9.530.703

3.1 Dư nợ cho vay 6.742.019 7.744.660 8.701.623 9.304.369 9.018.636

Tín dụng ngắn hạn 2.367.908 2.937.308 3.589.450 4.161.348 3.927.875 Tín dụng trung, dài hạn 4.374.111 4.807.352 5.112.173 5.143.021 5.090.761

3.2 Đầu tư CK nợ do TCKT PH 62 50.000 37.500 0 0

3.3 Đầu tư kinh doanh CK (loại trừ CK nợ do TCKT và TCTD PH)

0 0 0 0 0

3.4 Bảo lãnh 208.647 309.724 269.099 418.366 512.067

4 Cho vay, tiền gửi tại các TCTD khác 796 3.676 5.485 7.216 9.163

4.1 TCTD trong nước 768 3.411 3.560 1.253 0

4.2 TCTD nước ngoài 28 265 1.925 5.963 9.163

5 Đầu tư CK nợ do TCTD PH 0 0 0 0 0

6 Chất lượng tín dụng

6.1 Nợ xấu 29.149 30.738 73.534 63.183 39.380

6.2 Tỷ lệ nợ xấu/Dư nợ cho vay 0,43% 0,40% 0,85% 0,68% 0,44%

6.3 Nợ nhóm 2 46.015 82.374 90.976 149.882 156.247

6.4 Tỷ lệ nợ nhóm 2 0,68% 1,06% 1,05% 1,61% 1,73%

7 Chênh lệch thu - chi lũy kế 178.000 213.418 400.978 584.682 208.500

8 Lợi nhuận trước thuế/ tổng tài sản (ROA) (%) 1,28 1,34 2,25 2,97 1,04

(Nguồn: Báo cáo giám sát ngân hàng của TTGS NHNN Chi nhánh tỉnh Cao Bằng)

+ Tổng tài sản của các NHTM trên địa bàn (chỉ tiêu 1 bảng 2.2) tăng liên tục qua các năm với tốc độ cao, cụ thể: Tổng tài sản năm 2017 là 15.906.541 triệu đồng, tăng 1.978.435 triệu đồng so với năm 2016, tỷ lệ tăng là 14%; Tổng tài sản năm 2018 là 17.825.414 triệu đồng, tăng 12% so với năm 2017. Năm 2019 là 19.719.256 triệu đồng, tăng 11 % so với năm 2018. Tổng tài sản thời điểm 31/3/2020 là 19.985.829 triệu đồng, tăng 266.573 triệu đồng so với đầu năm.

+ Nguồn vốn huy động (chỉ tiêu 2 bảng 2.2). Các NHTM chủ yếu huy động vốn từ thị trường 1. Vốn huy động (VHĐ) tăng đều qua các năm với tốc độ tương đối cao. Năm 2017, VHĐ đạt 14.800.980 triệu đồng, tăng 2.220.830 triệu đồng so với năm 2016, tỷ lệ tăng 18%. Năm 2018, VHĐ đạt 17.224.265 triệu đồng, tăng 2.423.285 triệu đồng so với năm 2017, tỷ lệ tăng là 16%. Năm 2019, VHĐ đạt 19.126.782 triệu đồng, tăng 1.902.517 triệu đồng so với năm 2018, tỷ lệ tăng là 11%.

Cơ cấu nguồn vốn của các NHTM chủ yếu là từ huy động tiền gửi của khách hàng, chiếm trên 90%/tổng nguồn vốn. Tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu vốn huy động và có xu hướng tăng, các NHTM có cơ cấu nguồn vốn ổn định, đảm bảo đáp ứng nhu cầu cho vay trung và dài hạn.

Tốc độ tăng trưởng cao, liên tục qua các năm của nguồn vốn cho thấy, các NHTM đã thực hiện tốt công tác huy động vốn, đưa ra nhiều sản phẩm huy động vốn phong phú, đa dạng với các thời hạn và hình thức gửi tiền và mức lãi suất linh hoạt, hấp dẫn và phù hợp với thực tế hoạt động và nhu cầu gửi tiền của người dân trên địa bàn tỉnh.

NĂM 2016 NĂM 2017 NĂM 2018 NĂM 2019 31/3/2020 0 5,000,000 10,000,000 15,000,000 20,000,000 25,000,000

NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG CỦA NHTM (2016-2020)

NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG CỦA NHTM (2016-2020)

Hình 2.2: Nguồn vốn huy động của NHTM từ 2016 đến 2020

+ Hoạt động tín dụng (thể hiện ở các chỉ tiêu 3, 4, 5, 6 Hình 2.2):

NHTM tăng trưởng tương đối chậm qua các năm. Năm 2016, Tổng dư nợ cho vay là 6.742.019 triệu đồng. Năm 2017 là 7.744.660 tỷ đồng, tăng 1.002.641 triệu đồng so với năm 2016. Năm 2018, dư nợ cho vay là 8.701.623 triệu đồng, tăng 956.963 triệu đồng so với năm 2017, tỷ lệ tăng là 12%. Năm 2019, dư nợ cho vay tăng 602.746 triệu đồng so với năm 2018, tỷ lệ tăng là 7%. Quý I/2020, dư nợ cho vay giảm 3,1% so với thời điểm đầu năm.

Các NHTM sử dụng vốn chủ yếu để cho vay, chiếm tỷ lệ gần 50% tổng tài sản. Hoạt động tín dụng tập trung chủ yếu vào cho vay trung dài hạn, khách hàng chủ yếu là cá nhân, lĩnh vực cho tiêu dùng chiếm tỷ trọng lớn.

Tốc độ tăng trưởng chậm của dư nợ tín dụng cho thấy, các NHTM đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các dự án đầu tư có hiệu quả, các khách hàng lớn, đối tác tin cậy, làm ăn có hiệu quả để đầu tư tín dụng, phục vụ cho phát triển kinh tế tại địa phương.

Hoạt động ngân hàng trong Quý I/2020 bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên dư nợ cấp tín dụng, dư nợ cho vay giảm so với thời điểm 31/12/2019. Trong đó, dư nợ cho vay trung dài hạn giảm 1,02%, dư nợ cho vay ngắn hạn giảm 5,61% so với 31/12/2019, dịch bệnh Covid-19 đã gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh, nhu cầu vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng, làm gia tăng nợ quá hạn, nợ xấu và gây rủi ro trong hoạt động đối với các NHTM trên địa bàn.

NĂM 2016 NĂM 2017 NĂM 2018 NĂM 2019 31/3/2020 0 2,000,000 4,000,000 6,000,000 8,000,000 10,000,000 12,000,000

DƯ NỢ CHO VAY CỦA NHTM (2016 - 2020)

Hình 2.3: Dư nợ cho vay của NHTM từ 2016 đến 31/3/2020

Chất lượng tín dụng của các NHTM trên địa bàn (thể hiện ở chỉ tiêu 6 bảng 2.2) từ năm 2016 đến Quý I năm 2020 được đánh giá là khá tốt, tỷ lệ nợ quá hạn (nợ nhóm 2) chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ, dưới mức 3%, tỷ lệ nợ xấu thấp, ở

mức dưới 1%. Diễn biến các nhóm nợ cho thấy, tỷ lệ nợ quá hạn có tăng lên, tuy nhiên không đáng kể so với mức độ tăng của dư nợ. Tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp và có xu hướng giảm do một số NHTM đã sử dụng nguồn trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong thời gian qua.

+ Kết quả hoạt động kinh doanh cho thấy, các NHTM hoạt động kinh doanh hiệu quả, kết quả kinh doanh hằng năm đều có lãi và tăng đều qua các năm (chỉ tiêu 7 bảng 2.2), trong đó tăng mạnh nhất là năm 2019, tăng 46% so với năm 2018.

Chỉ số ROA - tỷ số lợi nhuận ròng/tổng tài sản (thể hiện ở chỉ tiêu 8 bảng 2.2) các năm lần lượt là 1,28%; 1,34%; 2,25%; 2,97; 1,04. Theo Moody’s thì ROA ≥ 1% là đạt yêu cầu, do đó có thể thấy hiệu quả sử dụng tài sản của các NHTM là tương đối tốt, phản ánh ngân hàng có cơ cấu tài sản hợp lý, chính sách kinh doanh và đầu tư tài sản hiệu quả.

Tóm lại, tình hình hoạt động của các Chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đều hoạt động an toàn, ổn định, tăng trưởng đều qua các năm, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về hoạt động ngân hàng, chấp hành tương đối đầy đủ chế độ về thông tin, báo cáo theo yêu cầu định kỳ và đột xuất, nghiêm túc thực hiện khắc phục tồn tại sai sót theo kiến nghị của các Đoàn thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và kiểm soát nội bộ.

2.2. Phân tích thực trạng giám sát ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Cao Bằng đối với ngân hàng thương mại

2.2.1. Kết quả thực hiện nội dung giám sát của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Cao Bằng đối với ngân hàng thương mại

2.2.1.1. Thực hiện hoạt động thu thập tài liệu, thông tin phục vụ giám sát tại NHNN chi nhánh tỉnh Cao Bằng

Công tác thu thập, tổng hợp và xử lý thông tin, dữ liệu báo cáo của đối tượng giám sát tại Ngân hàng nhà nước Chi nhánh tỉnh Cao Bằng chủ yếu được thực hiện thông qua nguồn dữ liệu báo cáo của NHTM trên địa bàn như trong bảng 2.3 dưới đây.

Bảng 2.3: Danh sách báo cáo phục vụ giám sát ngân hàng

STT Tên báo cáo Mã địnhdanh nghiệp vụMã Định kỳbáo cáo Hạn gửi báo cáo

1 Báo cáo dư nợ, dư nợ xấu theo ngành kinh tế và theo loại hình tổ chức, cá nhân

G03654 025-TTGS Tháng Ngày 25 của tháng tiếp theo 2 Báo cáo phân loại nợ G00854 026-TTGS Tháng Ngày 25 của tháng tiếp theo 3 Báo cáo trích lập dự phòng để xử lý rủi ro G00864 033-TTGS Tháng Ngày 25 của tháng tiếp theo 4 Bảng cân đối tài khoản kế toán G00014 160-TTGS Tháng Ngày 07 của tháng tiếp theo 5 Báo cáo hoạt động tín dụng G01555 03-NHPT/TTGS Quý Ngày 25 của tháng đầu quý tiếp theo ngay sau quý báo cáo

6 Báo cáo tổng hợp tình hình tín dụng đối với các tập đoàn kinh

tế, tổng công ty Nhà nước G01565 04-NHPT/TTGS Quý

Ngày 25 của tháng đầu quý tiếp theo ngay sau quý báo cáo 7 Báo cáo trích lập dự phòng để xử lý rủi ro G01585 06-NHPT/TTGS Quý Ngày 25 của tháng đầu quý tiếp theo ngay sau quý báo cáo 8 Báo cáo phân loại tài sản có và cam kết ngoại bảng G02135 07-NHPT/TTGS Quý Ngày 25 của tháng đầu quý tiếp theo ngay sau quý báo cáo 9 Bảng cân đối tài khoản kế toán A01608 08-NHPT/TTGS Tháng Ngày 20 của tháng tiếp theo ngay sau tháng báo cáo

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG GIÁM SÁT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH TỈNH CAO BẰNG ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 55 - 127)