NHTM
Quy trình giám sát của NHTW đối với các TCTD tại các quốc gia khác nhau có những nét riêng phù hợp với tính đặc thù và điều kiện phát triển của hệ thống tài chính- ngân hàng tại mỗi quốc gia. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của một số tổ chức quốc tế, quy trình giám sát ngân hàng của cơ quan quản lý tối thiểu gồm bốn bước: Thu thập thông tin; Rà soát thông tin ban đầu; Phân tích, đánh giá; Kết luận, khuyến nghị.
Mặc dù quy trình giám sát của NHTW đối với các TCTD tại các quốc gia khác nhau có những nét riêng phù hợp với tính đặc thù và điều kiện phát triển của hệ thống tài chính-ngân hàng tại mỗi quốc gia, tuy nhiên, theo Greuning và Brajovic (2000) và nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Huệ (2011), Trần Đăng Phi (2017), về cơ bản, quy trình giám sát được xây dựng theo chu trình kép kín hình 1.1 như sau:
Hình 1.1. Quy trình giám sát của ngân hàng NHNN đối với NHTM
Nguồn: Trần Đăng Phi (2017)
Bước 1: Thu thập thông tin
Cơ quan giám sát ngân hàng định kỳ thu thập thông tin phục vụ cho hoạt động giám sát từ các nguồn: báo cáo của các TCTD; tiếp xúc trực tiếp với đối tượng giám sát; thông tin nội bộ; thông tin từ các nguồn khác ngoài NHTW (như Bộ tài chính, Bảo hiểm tiền gửi, ...); thông tin từ cơ quan giám sát nước ngoài,...
Bước 1:Thu thập, tổng hợp và xử lý tài liệu, thông tin, dữ liệu của đối tượng giám sát ngân hàng theo yêu cầu giám sát; Bước 2:Phân tích, đánh giá về
đối tượng giám sát theo 2 hình thức bao gồm giám sát an toàn vi mô và gám sát an toàn vĩ mô theo các quy định tại mục 2 và mục 3 chương II của thông tư 08/2017/TT- NHNN Bước 3: Đề xuất các hành động can thiệp, chỉnh sửa bao gồm các biện pháp xử lý trong giám sát ngân hàng theo các quy định tại mục 6 Chương II thông tư 08/2017/TT- NHNN Bước 4: Giám sát sau thanh tra khi nhận được kết luận
thanh tra về đối tượng giám sát ngân hàng từ đơn vị thực hiện thanh
Bước 2: Rà soát thông tin ban đầu
Nhằm đảm đảo tính chính xác, trung thực, đầy đủ của thông tin, làm cơ sở cho việc giám sát, đánh giá tình hình hoạt động của TCTD, các cán bộ giám sát thực hiện rà soát, đối chiếu, kiểm tra thông tin nhận được. Qua quá trình rà soát khi phát hiện số liệu bất thường, cán bộ giám sát trao đổi ngay với ngân hàng thông qua email, điện thoại hoặc văn bản chính thức. Thông qua phản hồi từ ngân hàng, cán bộ giám sát yêu cầu gửi lại dữ liệu (nếu có sai sót) hoặc hiểu rõ nguyên nhân của sự bất thường này.
Bước 3: Phân tích, đánh giá
Sau khi có đầy đủ thông tin, dữ liệu và kiểm tra tính chính xác của thông tin, cán bộ giám sát thực hiện phân tích, đánh giá tình hình hoạt động và việc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động ngân hàng của các TCTD.
Bước 4: Kết luận, khuyến nghị
Kết thúc của quá trình giám sát từ xa, cán bộ giám sát đưa ra kết luận về hoạt động và việc tuân thủ các quy định pháp luật của các TCTD; phát hiện và cảnh báo những vấn đề phục vụ cho hoạt động thanh tra tại chỗ; khuyến nghị, yêu cầu TCTD có hành động điều chỉnh đối với vấn đề quan ngại, đồng thời có thể đưa ra những khuyến nghị về chính sách gửi đơn vị có thẩm quyền xem xét, sửa đổi phù hợp.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của hệ thống tài chính-ngân hàng, quy trình giám sát ngân hàng ngày càng được bổ sung, cập nhật theo một chu trình kép kín.
1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến giám sát của Ngân hàng Nhànước đối với NHTM