Nội dung giám sát của Ngân hàng Nhà nước đốivới ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG GIÁM SÁT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH TỈNH CAO BẰNG ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 36 - 44)

niềm tin của công chúng đối với hệ thống tài chính, đảm bảo các khoản tiết kiệm được tập trung cho đầu tư sản xuất và đảm bảo thanh khoản cho nền kinh tế.

d. Đảm bảo cạnh tranh bình đẳng:

Ngân hàng cần chịu sự quản lý và giám sát của các cơ quan chức năng bởi lẽ chúng cung cấp cho cá nhân và doanh nghiệp những khoản vay, tài trợ tiêu dùng hoặc tài trợ đầu tư. Xã hội sẽ thu được những lợi ích to lớn nếu như hệ thống ngân hàng cung cấp một lượng tín dụng thích hợp và đúng địa chỉ. Tuy nhiên, khi có sự phân biệt đối xử trong việc cấp tín dụng, các cá nhân, doanh nghiệp bị phân biệt đối xử sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn, điều này có thể ảnh hưởng đến môi trường cạnh tranh và nền kinh tế nói chung. Do vậy, việc giám sát các TCTD sẽ giúp cơ quản quản lý hạn chế và từng bước loại bỏ tình trạng phân biệt đối xử trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính. Ngoài ra việc giám sát cũng giúp cho Chính phủ và NHTW ngăn chặn việc tập trung tiềm lực tài chính và tay một số ít cá nhân hay tổ chức, gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế và thị trường cạnh tranh.

1.2. Nội dung và phương thức giám sát của Ngân hàng Nhà nước đối vớingân hàng thương mại ngân hàng thương mại

1.2.1 Nội dung giám sát của Ngân hàng Nhà nước đối với ngân hàng thươngmại mại

1.2.1.1 Thu thập, tổng hợp và xử lý tài liệu, thông tin, dữ liệu của đối tượng giám sát

Đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng tiến hành thu thập tài liệu, thông tin, dữ liệu của đối tượng giám sát ngân hàng từ các nguồn sau đây:

Thứ nhất, báo cáo theo quy định pháp luật hiện hành về chế độ báo cáo thống kê và về yêu cầu cũng cấp thông tin của Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để phục vụ công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng.

Thứ hai, tài liệu, thông tin, dữ liệu trong hoạt động tiếp xúc với đối tượng giám sát ngân hàng, bao gồm: Biên bản các buổi làm việc trực tiếp với đối tượng giám sát ngân hàng; Văn bản giải trình và hồ sơ tài liệu của đối tượng giám sát ngân hàng theo yêu cầu của đơn vị thực hiện giám sát ngân hàn gtrong quá trình tiếp xúc với đối tượng giám sát ngân hàng.

Thứ ba: Tài liệu, thông tin, dữ liệu phục vụ quản lý nhà nước từ các đơn vị thuộc Thanh tra, giám sát ngành ngân hàng, các đơn vị khác thuộc Ngân hàng Nhà nước và các nguồn khác.

b. Tổng hợp, xử lý, lưu trữ tài liệu, thông tin, dữ liệu

Đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng tiến hành tổng hợp, xử lý tài liệu, thông tin, dữ liệu theo các nội dung sau:

Tài liệu, thông tin, dữ liệu về đối tượng giám sát ngân hàng, sau khi được thu thập từ các nguồn khác nhau, được kiểm tra, so sánh, đối chiếu và tổng hợp để sử dụng trong việc đánh giá, phân tích về đối tượng giám sát ngân hàng;

Kiểm tra tính chính xác của thông tin trên bảng cân đối tài khoản kế toán, báo cáo tài chính căn cứ theo nguyên tắc hạch toán, kế toán;

So sánh, đối chiếu các tài liệu, thông tin, dữ liệu từ các nguồn khác nhau nhằm đảm bảo tính nhất quán;

Căn cứ vào tình hình thực tế để có nhận định, đánh giá về tính hợp lý của tài liệu, thông tin, dữ liệu;

Nếu phát hiện tài liệu, thông tin, dữ liệu bị thiếu, lỗi sai hoặc không phù hợp,đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng yêu cầu đối tượng giám sát ngân hàng có báo cáo giải trình kịp thời và gửi lại thông tin chính xác theo các hình thức tiếp xúc đối tượng giám sát ngân hàng.

Đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng tổ chức lưu trữ tài liệu, thông tin theo các nguyên tắc sau:

Tài liệu, thông tin, dữ liệu phải được lưu trữ một cách khoa học, đầy đủ theo từng hồ sơ của từng đối tượng giám sát ngân hàng và toàn hệ thống;

Tài liệu, thông tin, dữ liệu phải được lữu trữ tành cơ sở dữ liệu chung, theo chuỗi dữ liệu lịch sử và thuận tiện cho việc tra cứu và sử dụng;

Tài liệu, thông tin, dữ liệu thu thập phải được lữu trữ theo quy định pháp luật hiện hành về lưu trữ và được sử dụng theo quy định của pháp luật hiện hành về bí mật nhà nước.

1.2.1.2 Theo dõi, đánh giá đối tượng giám sát

Theo dõi, đánh giá việc chấp hành các quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng., các quy định về chế độ báo cáo thống kê, các quy định khác của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Một trong những chức năng chính của của giám sát tuân thủ là nhằm đảm bảo rằng đối tượng giám sát ngân hàng thực sự tuân thủ các quy định của pháp luật, bao gồm các quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng, các quy định khác của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng. Khi phát hiện các vấn đề, trách nhiệm của đơn vị giám sát là yêu cầu hành động khắc phục, kể cả việc đưa ra các biện pháp cưỡng chế thực thi để yêu cầu TCTD có hành động điều chỉnh đối với vấn đề quan ngại (xử phạt vi phạm hành chính, kiến nghị cấp có thẩm quyền các biện pháp xử lý giám sát ngân hàng được quy định tại Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Nghị định 26/2014/NĐ-CP). Ngoài ra, cán bộ thực hiện giám sát cần trao đổi với bộ phận, Đoàn thanh tra tại chỗ để được cung cấp thêm thông tin về tình hình tuân thủ của đối tượng giám sát ngân hàng cũng như đề xuất những yêu cầu hỗ trợ từ các Đoàn thanh tra tại chỗ. Chi tiết các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng cần phải tuân thủ được trình bày tại mục Chỉ tiêu, công cụ giám sát và phụ lục chỉ tiêu giám sát tuân thủ.

cáo thống kê, đơn vị thực hiện giám sát sử dụng các nguồn thông tin do đối tượng giám sát báo cáo nhằm phục vụ mục đích giám sát, bảo đảm các nguồn thông tin báo cáo được thẩm định tính hợp lý, trung thực, đầy đủ và kịp thời.

Trường hợp đối tượng giám sát không tuân thủ các quy định về chế độ báo cáo thống kê, đơn vị thực hiện giám sát cần áp dụng ngay các hành động cần thiết như: gửi văn bản yêu cầu giải trình, làm việc trực tiếp để quyết định các biện pháp xử lý trong giám sát nhằm đảm bảo sự tuân thủ trong việc chấp hành chế độ báo cáo thống kê phục vụ công tác giám sát của đơn vị quản lý.

1.2.1.3. Phân tích, đánh giá an toàn tín dụng của ngân hàng thương mại

Giám sát tín dụng là hoạt động của Ngân hàng Nhà nước được tiến hành đối với các ngân hàng thương mại về nguồn vốn và cho vay khách hàng nhằm kiểm tra mục đích sử dụng vốn, kiểm soát mức độ rủi ro, đảm bảo an toàn tín dụng tại ngân hàng thương mại.

Mục đích của việc giám sát:

- Giám sát và quản lí tín dụng được thực hiện nhằm giúp các ngân hàng đôn đốc khách hàng hiện đúng và đầy đủ những cam kết trong hợp đồng tín dụng, phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh sử dụng vốn của khách hàng, ngăn ngừa những hành vi vi phạm và hạn chế xu hướng rủi ro đạo đức của khách hàng.

- Giám sát tín dụng là kiểm tra xem các ngân hàng thương mại có giám sát khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích hay không, kiểm soát mức độ rủi ro tín dụng phát sinh trong quá trình sử dụng vốn tín dụng, theo dõi thực hiện các điều khoản cụ thể đã thỏa thuận trong hợp đồng, kịp thời phát hiện những vi phạm để có những ứng xử thích hợp, theo dõi và ghi nhận việc thực hiện qui trình tín dụng.

- Giám sát món vay hiệu quả sẽ làm giảm tổn thất tín dụng thông qua việc phát hiện và đánh giá vấn đề sớm nhất có thể.

- Giám sát hiệu quả cũng sẽ cung cấp đầu vào quan trọng cho các ngân hàng thương mại quản lí rủi ro danh mục, công tác lập kế hoạch chiến lược bằng cách theo dõi chuyển hạng tín dụng thay đổi mức độ rủi ro cho mỗi khách hàng vay và khoản vay theo danh mục cho vay của ngân hàng.

- Giám sát tín dụng của ngân hàng nhà nước giúp các ngân hàng thương mại thực hiện các khoản cho vay hiệu quả. Đồng thời giúp ngân hàng thương mại phát hiện những cơ hội kinh doanh mới.

Nội dung giám sát

- Giám sát việc hình thành các nguồn vốn của ngân hàng thương mại theo các kỳ hạn. các nguồn vốn tại ngân hàng thương mại theo các quy định của pháp luật.

- Giám sát mục đích sử dụng vốn tại các ngân hàng thương mại: Vấn đề giám sát kiểm tra hồ sơ, chứng từ, sổ sách theo dõi hoạch toán của khách hàng, chứng từ hóa đơn,...

- Theo dõi, phân tích tình hình hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và bảo đảm tín dụng tại ngân hàng thương mại.

- Xếp hạng tín dụng theo mức độ rủi ro: Giám sát các ngân hàng thương mại theo mức độ rủi ro tín dụng. bảo đảm các ngân hàng trong suốt thời gian cho vay phải phải liên tục giám sát danh mục tín dụng nhằm có các hành động kịp thời khi có bất kì vấn đề nào nảy sinh đối với khoản vay.

- Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động của chi nhánh ngân hàng trên địa bàn:

Phân tích tình hình bảo đảm an toàn và phát triển vốn chủ sở hữu: Chức năng chính của vốn là hỗ trợ các hoạt động của tổ chức tín dụng chi nhánh ngân hàng nước ngoài và đóng vai trò như tấm đệm để hấp thụ các tổn thất và sụt giảm giá trị tài sản có xảy ra bất ngờ; nếu không sẽ dẫn đến sự sup đổ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Các quy tắc về vốn có tầm quan trong đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng vì bảo hiểm tiền gửi, bảo vệ người gửi tiền. Các quy định về vốn thực hiện vai trò người bảo vệ chống lại xu hướng sử dụng đòn bẩy tài chính quá mức.

Đo lường vốn trên cơ sở rủi ro: Đòi hỏi hỗ trợ vốn cho hoạt động xử lý rủi ro được thực hiện ở cả nội bảng và ngoại bảng.Các quy tắc dựa trên cơ sở rủi ro cố gắng đinh lượng mức rủi ro đi kèm với các loại hình hoạt động khác nhau bằng cách áp dụng các trọng số rủi ro đã được xác định trước đối với các hạng mục khác nhau

ở nội bảng và ngoại bảng.

Tình hình huy động vốn: Huy động vốn từ các đối tượng đáp ứng các điều kiện tham gia giao dịch theo quy định pháp luật hiện hành bao gồm: Cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức khác.

Tình hình sử dụng vốn: Cấp tín dụng đối với các đối tượng đáp ứng các điều kiện tham gia giao dịch theo quy định pháp luật hiện hành bao gồm: cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức khác. Phân tích đánh giá xu hướng biến động và cơ cấu các khoản cấp tín dụng của Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Đánh giá cơ cấu các khoản cấp tín dụng phân chia theo đối tượng (cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng, chi nhánh nước ngoài khác), theo loại hình cấp tín dụng (Cho vay, cho thuê tài chính, Ủy thác cho vay…), theo kỳ hạn, theo loại tiền, theo ngành kinh tế (Công nghiệp, nông nghiệp, Đầu tư kinh doanh bất động sản…), theo loại hình doanh nghiệp (FDI, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân…) Đánh giá cho vay đối với cá nhân, tổ chức kinh tế vì đây là khoản cấp tín dụng chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn nhất và cũng là khoản mục đem lại thu nhập lớn cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Ngoài ra, cán bộ giám sát còn cần lưu ý đánh giá mức độ tập trung tín dụng của đối tượng giám sát ngân hàng bởi lẻ nếu các khoản tín dụng lớn bị suy giảm về chất lượng sẽ tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến lợi nhuận và vốn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Tình hình nợ xấu và xử lý nợ xấu: Phân tích đánh giá chất lượng tài sản, chất lượng tín dụng.Yếu tố quyết định chính về chất lượng tài sản, chất lượng tín dụng là mức độ nghiêm trọng, và xu hướng của các khoản nợ bị phân loại xấu và các khoản nợ có vấn đề khác cho dù ở trong nội bảng hay ngoại bảng. Các khoản nợ xấu có thể làm suy giảm vốn chủ sở hữu và dự phòng rủi ro (hạn mục sẵn sàng để hấp thụ các tổn thất). Một khi vốn chủ sở hữu, dự phòng rủi ro bị cạn kiệt thì đối tượng giám sát không thể tồn tại được. Vì vậy, cần phải kiểm soát các khoản nợ có vấn đề trong một tỷ lệ nhất định so với tổng tài sản để phòng ngừa nguy cơ đe dọa tới lợi nhuận, vốn và khả năng thanh toán của đối tượng gián sát ngân hàng.

1.2.1.4. Phát hiện, cảnh báo các yếu tố tác động đến ngân hàng thương mại

Trước hết ngân hàng nhà nước nghiên cứu, phát hiện cảnh báo rủi ro của các ngân hàng thương mại. Cảnh báo các loại rủi ro sau cho các ngân hàng thương mại.

a. Rủi ro tín dụng

Đánh giá phân loại tài sản, phân loại nợ; sự đầy đủ dự phòng rủi ro nói chung và dự phòng rủi ro tín dụng nói riêng; các khoản cho vay nội bộ, cho vay công ty con, các khoản cho vay nội bộ, cho vay công ty con, các khoản cho vay lớn, sự tập trung tín dụng vào một số ít khách hàng, ngành… Kiểm tra sự tuân thủ các quy định pháp luật (các quy định liên quan đến yêu cầu tối thiểu đối với hệ thống quản trị rủi ro tín dụng nội bộ, các quy định liên quan đến việc ban hành các quy định nội bộ về hoạt động tín dụng nói riêng và quản lý tài sản có nói chung…). Đưa ra được đánh giá tổng thể về chất lượng tín dụng nói riêng và chất lượng tài sản nói chung của đối tượng giám sát ngân hàng.

b. Rủi ro thị trường

Rủi ro lãi suất: Đánh giá khe hở kỳ hạn cả nợ phải trả và tài sản có nhạy cảm với lãi suất, các khoản mục ngoại bảng và tác động mà những thay đổi về lãi suất đến thu nhập ròng từ lãi và đến vốn của ngân hàng.

Rủi ro ngoại hối: Đánh giá trạng thái mở ròng cả những loại ngoại tệ của đối tượng giám sát ngân hàng, trên bảng cân đối hoặc ngoại bảng.

Rủi ro về giá: Đánh giá ảnh hưởng về thu nhập và vốn của đối tượng giám sát ngân hàng nêu được yêu cầu thanh lý tài sản, nợ phải trả tại một thời điểm nào đó.

Kiểm tra tính tuân thủ pháp luật (các quy định liên quan đến yêu cầu tối thiểu đốivới hệ thống quản trị rủi ro thị trường, các quy định liên quan đến việc ban hành các quy định nội bộ về quản lý rủi ro thanh khoản…).

c. Rủi ro hoạt động

Đánh giá rủi ro hoạt động tổng thể của đối tượng giám sát ngân hàng đến một mức có thể, đánh giá báo cáo kết quả kinh doanh cho các khoản lỗ bất thường mà có thể là do thiếu các hoạt động lành mạnh hoặc kiểm soát nội bộ yếu kém.

Kiểm tra tính tuân thủ pháp luật (Các quy định liên quan đến yêu cầu tối thiểu đối

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG GIÁM SÁT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH TỈNH CAO BẰNG ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 36 - 44)