. Hoạt độngc ủa cơ cấu tránh gài nhầm sốlùi (1) Trong khi chuyển số
b. Truyền lực chính kép.
Truyền lực chính kép thường có hai cặp bánh răng (một cặp bánh răng nón, một cặp bánh răng trụ). Nhằm đạt được tỷ số truyền lớn ở nhữmg xe có động cơ cao tốc. Tuỳ theo cách bố trí và sắp xếp 2 cặp bánh răng mà ta có truyền lực chính kép loại Tập Trung và Phân Tán.
* Truyền lực chính kép loại tập trung:
Gồm 2 cặp bánh răng lắp giáp chung vào hộp giảm tốc trung tâm. Trục trung gian và trục bị động của hộp giảm tốc có thể đặt trong mặt phẳng nằm ngang như ở các xe ZIL.130, CA-10 hoặc trong mặt phẳng thẳng đứng như xe ba cầu ZIL.131 với mục đích truyền lực cho cầu sau, cầu giữa bằng một trục các đăng.
Hình 1.70. Sơ đồ nguyên lý truyền lực chính kép kiểu tập trung:
a- hai trục trong mặt phẳng ngang; b- hai trục trong mặt phẳng đứng.
Hình 1.71. Cơ cấu truyền lực chính ô tôZIL-130
Khi truyền lực chính làm việc, mômen xoắn truyền qua hai cặp bánh răng: 1 cặp bánh răng hình côn và một cặp bánh răng hình trụ. Trục chủ động cùng với bánh răng bé đẩy quay bánh răng bị động lắp ở đầu trục trung gian, rồi từ bánh răng hình trụ bé rồi truyền đến bánh răng lớn hình trụ bắt ở vỏ bộ vi sai và cùng quay trong các vòng bi ở vỏ cầu chủ động.
* Truyền lực kiểu phân tán:
Phân chia cặp bánh răng nón và cặp bánh răng trụ thành hai hộp giảm tốc, một ở trung tâm (còn gọi là truyền lực trung ương hay truyền lực giữa). Một ở ngay cạnh bánh chủ động (còn gọi là truyền lực cạnh hay truyền lực cuối cùng).
Loại này phổ biến được dùng trên máy kéo và ô tô tải nặng. Trong đó truyền lực chính là cặp bánh răng nón. Nó có thể đặt trong ngăn chung hoặc trong ngăn riêng trong thân cầu sau.
Hình 1.72. Sơ đồ nguyên lý truyền lực chính kép phân tán.