Kiểm tra và điều chỉnh khe hở và vết tiếp xúc của bánh răng chủ động và bánh răng bịđộng (hình 6.3)

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống truyền lực (Trang 86 - 87)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

c. Kiểm tra và điều chỉnh khe hở và vết tiếp xúc của bánh răng chủ động và bánh răng bịđộng (hình 6.3)

- Kiểm tra: ( tương tự như khi kiểm tra khe hở bên của bánh răng bị đông)

Sau khi lắp đầy đủ bánh răng chủ động và bánh răng bị động vào vỏ truyền lực chính. Dùng dây chì có đường kính 2 mm kẹp vào giữa hai bánh răng và quay hai bánh răng, sau đố lấy dây chì ra kiểm tra độ dày so với tiêu chuẩn khe hở cho phép. Nếu khe hở đúng tiêu chuẩn tiếp tục kiểm tra vết tiếp xúc giữa hai bánh răng, bằng cách quét một lớp bột nhôm màu đỏ có pha dầu nhờn đặc lên bề mặt răng của bánh răng bịđộng và quay bánh răng ăn khớp với bánh răng chủđộng vài vòng sau đó quan sát vết tiếp xúc trên bề mặt răng của bánh răng bị động và so với tiêu chuẩn cho phép (hình 6.3) và tiến hành điều chỉnh.

Hình 6.2. Kiểm tra và điều chỉnh khe hở bên bánh răng bịđộng

- Điều chỉnh (hình 6.3.b): Khi khe hở ăn khớp và vết tiếp xúc của bánh răng chủ động và bị động không đúng tiêu chuẩn cho phép, tiến hành điều chỉnh thêm hoặc bớt số đệm điều chỉnh của bánh răng chủ động và thay đổi số đệm của bánh răng bị động (từ bên này bánh răng qua bên kia bánh răng) cho đến khi đạt khe hở và vết tiếp xúc đạt yêu cầu.

6.2.2. Phương pháp kiểm tra, điều chỉnh bộ vi saia. Kiểm tra bộ vi sai khi vận hành a. Kiểm tra bộ vi sai khi vận hành

- Khi vận hành ô tô váo đường vòng chú ý nghe tiếng hú, ồn khác thường ở cụm truyền lực chính, nếu có tiếng hú khác thường và ồn cần kiểm tra và sửa chữa kịp thời. - Khi gài khoá vi sai và vận hành, kiểm tra cơ cấu khoá vi sai có tác dụng hoạt động

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống truyền lực (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)