Các loại vi sa

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống truyền lực (Trang 53 - 55)

. Hoạt độngc ủa cơ cấu tránh gài nhầm sốlùi (1) Trong khi chuyển số

c.Các loại vi sa

* Vi sai đối xứng

Hình 1.77. Sơ đồ hai bánh răng hành tinh và hộp số vi sai lyền

1,5- bán trục;2-vỏ vi sai; 3,4- bánh răng bán trục; 6-bánh răng vi sai; 7-vành răng truyền lực chính; 8- trục.

Vi sai đối xứng thuộc loại vi sai có ma sát trong nhỏ. Trong các loại vi sai hiện nay cùng loại này. Sư khác nhau vi sai đối xứng lắp trên xe này hay xe khác ở số bánh răng vi sai, ở kết cấu vỏ vi sai và các bánh răng bán trục.

Trên ô tô du lịch thường dùng loại vi sai đối xứng với bánh răng hành tinh và vỏ vi sai lyền, không tháo rời để bảo vệ độ cứng vững tốt. Trên ô tô tải thường dùng có bốn bánh răng hành tinh và vỏ vi sai tháo rời được vì vậy độ cứng vững giảm và điều kiện làm việc của các bánh răng truyền lực chính kém đi.

Mặt tháo rời thường đi qua trục của bánh răng hành tinh, các nửa vỏ được lắp đồng tâm nhờ các gờ, siết các nửa vỏ bằng bulông và đôi khi dùng đinh tán.

Vỏ vi sai dùng bánh răng, bộ bánh răng hành tinh và đầu trong cùng của bán trục. Chúng được cố định và quay trong bán trục. Vỏ vi sai được chế tạo bằng gang rèn, bằng gang hợp kim hoăc bằng thép 45.

Ổ bi vỏ vi sai được lắp giữa phần ngoài cùng vỏ vi sai và vỏ cầu.

Mặt bích trên vỏ vi sai dùng để gắn bánh răng bị động của truyền lực chính. Hai nửa vỏ vi sai gắn chặt bánh răng bị động bằng bulông hay đinh tán.

Bộ bánh răng hành tinh hay bộ bánh răng vi sai gồm có hai bánh răng côn bán trục và hai bánh răng hành tinh (bánh răng quay trơn của bộ vi sai trong vi sai hai bánh răng hành tinh). Bộ bánh răng hành tinh được lắp láp trong vỏ vi sai. Chúng là những bánh răng nhỏ.

Một trục nhỏ xuyên qua hai bánh răng hành tinh (hoặc trục chữ thập xuyên qua bốn bánh răng hành tinh) và vỏ vi sai.

* Vi sai đối xứng kiểu bánh răng nón

Bộ vi sai nằm trong lòng bánh răng bị động của truyền lực chính và gồm: Vỏ vi sai đồng thời là thân bánh răng bị động, hai bánh răng mặt trời (bánh răng bán trục), hai hoặc bốn bánh hành tinh (bánh răng vi sai), trục vi sai, các bán trục dẫn ra bánh xe phải, trái, các đệm tựa lưng cho các bánh răng. Bánh răng vi sai quay trên trục vi sai và quay cùng vỏ vi sai.

Hình 1.79. Vi sai đối xứng kiểu bánh răng nón.

1,4.bánh răng bán trục;2.bánh răng hành tinh; 3. trục chữ thập(trục bánh răng hành tinh

Các bánh xe chủ động luôn nối với trục bị động của truyền lực chính thông qua sự ăn khớp của bộ vi sai, đồng thời các bánh xe gắn then hoa với bánh răng bán trục.

* Vi sai đối xứng kiểu bánh răng trụ

Hình 1.80. Vi sai đối xứng hình trụ.

Trên một vài loại ô tô con người ta sử dụng bộ vi sai hình trụ đối xứng nếu cùng truyền một mômen thì vi sai loại bánh răng trụ đối xứng có bề ngang bé hơn nhưng

bán kính lại lớn hơn so với loại vi sai có bánh răng nón đối xứng . để tăng khoảng cách gầm xe người ta giảm kích thước của bánh răng bị động truyền lực trung ương.

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống truyền lực (Trang 53 - 55)