Do mòn, hư hỏng của bánh răng bán trục, bánh răng vi sai hoặc trục bánh răng vi sai.

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống truyền lực (Trang 69)

răng vi sai.

+ Nếu nghe thấy một trong hai loại tiếng kêu này của bộ vi sai phải được kiểm tra và điều chỉnh đúng theo cẩm nang sửa chữa tương ứng.

- Rò rỉ bôi trơn. - Biến dạng vỏ cầu.

2.1.5. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng bán trục và cơ cấu bánh xe:

Cơ cấu bánh xe sau một thời gian làm việc thường bị rơ lỏng do qui luật mài mòn. Sự rơ lỏng của các bánh xe dẫn hướng lyên quan tới: mòn ổ bi bánh xe, lỏng ốc bắt bánh xe, mòn trụ đứng, hay các khớp cầu, khớp trụ trong hệ thống treo độc lập, các khớp cầu trong các đòn dẫn động lái.

- Bị mài mòn ở các vị trí lắp gối đỡ với vỏ cầu. - Bị cong, xoắn hoặc bị gẫy…

- Do mài mòn tự nhiên, hoặc do va chạm mạnh, do quá tải.

2.1.6. Những hiện tượng mòn lốp thường gặp.

Độ mòn của lốp là sự tổn thất hay hư hỏng bề mặt lốp như mòn các hoa lốp và các bề mặt cao su khác do lực ma sát phát sinh khi lốp quay trượt trên đường. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ mòn của lốp như áp suất bơm của lốp, tải trọng, tốc độ, phanh, điều kiện đường xá và các yếu tố khác.

Hình 2.1. Chỉ báo mòn của lốp

Căn cứ để thay lốp khi đã quá mòn gọi là các chuẩn báo mòn lốp.Các chuẩn báo mòn của hoa lốp là các đầu nhô bố trí ở rãnh lốp cao hơn phần còn lại của bề mặt hoa lốp 1,6 mm đến 1,8 mm và được đúc vào hoa lốp ở một số điểm dọc theo chu vi của lốp. Khi hoa lốp mòn theo thời gian, độ sâu của các đầu này giảm đi cho đến khi chúng trở nên ngang bằng với bề mặt của hoa lốp. Các chuẩn báo độ mòn hoa lốp của lốp chỉ rõ giới hạn mòn cho phép của lốp và được xác định bằng thước đo độ sâu, cho thấy khi nào là lúc phải thay lốp.

Thông thường chu kỳ kiểm tra định kỳ lốp thường là sau 10.000 km hay 6 tháng tuỳ theo điều kiện nào đến trước.

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống truyền lực (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)