1.3.10 Quyềnyêu cầu cấp Phiếu Lý lịch tư pháp
Theo quy định tại Điều 17 Luật LLTP, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu cấp Phiếu LLTP như sau:
Cơng dân Việt Nam, người nước ngồi đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu LLTP của mình.
Cơ quan tiến hành tố tụng có quyền yêu cầu cấp Phiếu LLTP để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử.
Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có quyền yêu cầu cấp Phiếu LLTP để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
Như vậy, theo quy định của Luật LLTP, quyền yêu cầu cấp Phiếu LLTP của cá nhân (bao gồm công dân Việt nam và người nước ngồi) khơng bị hạn chế về mục đích sử dụng Phiếu LLTP. Tùy theo yêu cầu và mục đích sử dụng (xuất cảnh, du học, xin con nuôi…), nếu đáp ứng đủ các điều kiện về thủ tục thì cá nhân đó có quyền yêu cầu cấp Phiếu LLTP của mình. Khác với cá nhân, các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có quyền u cầu cấp Phiếu LLTP có quyền yêu cầu cấp Phiếu LLTP của cá nhân có liên quan. Tuy nhiên, quyền yêu cầu này của các cơ quan bị giới hạn bởi mục đích sử dụng Phiếu, đó là để phục vụ cơng tác điều tra, truy tố, xét xử hoặc để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
1.3.10 Phiếu Lý lịch tư pháp
Tùy theo pháp luật của mỗi quốc gia mà quy định các loại Phiếu LLTP khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung có hai u cầu cơ bản về việc cấp Phiếu:
Một là, Phiếu LLTP thể hiện đầy đủ quá khứ của một người, dùng để cấp cho cơ quan khi thi hành một cơng vụ nhất định có liên quan đến người đó.
Hai là, LLTP thể hiện tình trạng pháp lý hiện tại của một người (có án tích hay khơng, có đang bị cấm quyền hay khơng) dùng để cấp cho cá nhân sử dụng khi tham gia vào các quan hệ xã hội mà pháp luật quy định phải xuất trình Phiếu LLTP.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Luật LLTP: “Phiếu LLTP là Phiếu do cơ quan quản lý CSDL LLTP pháp cấp, có giá trị chứng minh cá nhân có hay khơng có án tích; bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản” [1].
Người dân sử dụng Phiếu LLTP vào nhiều mục đích khác nhau như bổ túc hồ sơ xuất cảnh ra nước ngoài, thành lập doanh nghiệp, xin việc làm trong nước, xuất khẩu lao động, bổ túc hồ sơ quốc tịch, xin cấp giấy phép lao động… Trong đó, nhu cầu sử dụng vào mục đích bổ túc hồ sơ xuất cảnh chiếm tỷ lệ rất cao.
Thực tiễn giảiquyết cấp Phiếu LLTP trong thời gian qua cho thấy, nhu cầu sử dụng Phiếu LLTP xuất phát chủ động từ phía người dân khi họ tham gia vào những quan hệ liên quan đến quyền lợi của mình. Phiếu LLTP giúp cá nhân chứng minh về bản thân có hay khơng có tiền án theo yêu cầu của các cơ quan có liên quan trong nước và nước ngồi.
Bên cạnh đó, Phiếu LLTP cịn góp phần phục vụ nhu cầu quản lý hành chính nhà nước. Sự phát triển của nền kinh tế thị trường làm cho các quan hệ xã hội cũng ngày càng phong phú và đa dạng. Phiếu LLTP lúc này càng trở nên quan trọng và cần thiết đối với mỗi cá nhân. Phiếu LLTP được coi là một trong
những giấy tờ để chứng minh cá nhân có hay khơng có tiền án khi tham gia vào các quan hệ pháp lý. Vì vậy, nhiều văn bản pháp luật đã quy định về việc cá nhân phải xuất trình Phiếu LLTP khi tham gia vào các quan hệ pháp lý, theo đó Phiếu LLTP trở thành một trong những giấy tờ bắt buộc phải có trong hồ sơ khi xin việc làm, nhập, thôi, trở lại quốc tịch Việt Nam, nuôi con nuôi, cấp chứng chỉ hành nghề luật sư, kiểm toán, y dược tư nhân, tuyển dụng và quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, đi du học ở nước ngoài… Quy định này được thể hiện ở nhiều văn bản pháp luật như Luật Quốc tịch Việt Nam; Pháp lệnh xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; Nghị định số 103/2003/NĐ-CP ngày 12/9/2003 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân; Nghị định số 105/2003/NĐ-CP ngày 17/9/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về tuyển dụng và quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam…
Theo quy định tại Điều 41 Luật LLTP, có hai loại Phiếu LLTP: Phiếu LLTP số 1 và Phiếu LLTP số 2:
Phiếu LLTP số 1: Phiếu LLTP số 1 được cấp cho công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam và cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. Án tích đã được xóa thì khơng ghi vào Phiếu LLTP số 1. Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã chỉ ghi vào Phiếu LLTP số 1 khi cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu.
Phiếu LLTP số 2: Phiếu LLTP số 2 được cấp cho các cơ quan tiến hành tố tụng. Trường hợp một người đã bị kết án thì Phiếu LLTP số 2 ghi tất cả các án tích (bao gồm án tích chưa được xóa và án tích đã được xóa). Phiếu LLTP số 2 cũng bao gồm thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
Như vậy, so với Phiếu LLTP số 1, Phiếu LLTP số 2 bao gồm nhiều thông tin hơn (cả những án tích đã được xóa). Tuy nhiên, đối tượng yêu cầu cấp Phiếu LLTP số 2 cũng hẹp hơn, chỉ bao gồm các cơ quan tiến hành tố tụng (Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát và Tòa án). Để bảo đảm tính minh bạch và quyền dân chủ của công dân, Điều 41 quy định Phiếu LLTP số 2 cũng được cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về LLTP của mình.
Theo quy định của Luật LLTP, Trung tâm LLTP quốc gia, Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều có thẩm quyền cấp Phiếu LLTP. Theo đó, thẩm quyền cấp Phiếu LLTP của Sở Tư pháp được quy định tại khoản 2 Điều 44 Luật LLTP trong các trường hợp sau:
Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở nước ngồi Cơng dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài
Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam
Thực hiện Luật LLTP, Trung tâm LLTP quốc gia đã tiếp nhận hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu LLTP và cấp Phiếu LLTP cho người nước ngồi đã có thời gian cư trú tại Việt Nam. Tuy nhiên, số lượng thông tin do các Sở Tư pháp xử lý và cung cấp cho Trung tâm LLTP quốc gia còn chưa đầy đủ nên khi thực hiện cấp Phiếu, bên cạnh việc đề nghị Cục Hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát tra cứu, xác minh thông tin, nhiều trường hợp Trung tâm còn phải tra cứu tại các Sở Tư pháp và Tòa án nên đã ảnh hưởng đến thời hạn cấp Phiếu LLTP.
Kể từ khi bắt đầu áp dụng giải pháp tin học hóa việc tra cứu thông tin với C53 (giải pháp “Kiềng ba chân”) và chủ độngtra cứu tại CSDL tại Trung tâm (vì sau khi có kết quả tra cứu của C53, Trung tâm phải tra cứu bổ sung tình trạng thi hành án; phần thi hành án dân sự; các điều kiện đương nhiên xóa án tích; thơng tin về cấm thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã…), Trung tâm LLTP quốc gia luôn bảo đảm các trường hợp cấp Phiếu đúng và sớm hơn thời hạn Luật định. Bên cạnh nhiệm vụ cấp Phiếu LLTP theo thẩm quyền, thực hiện giải pháp
“Kiềng ba chân”, Trung tâm đã hỗ trợ kịp thời, đầy đủ, chính xác cho các Sở Tư pháp tra cứu cho các hồ sơ cấp Phiếu LLTP, phục vụ hiệu quả cho công tác cấp Phiếu LLTP của các Sở Tư pháp, khơng có sai sót, giải quyết cơ bản tình trạng chậm thời hạn cấp Phiếu LLTP tại các tỉnh, thành phố được áp dụng giải pháp “Kiềng ba chân”.
Tại địa phương, các Sở Tư pháp đã thụ lý các hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu LLTP, bao gồm Phiếu LLTP số 1 và Phiếu LLTP số 2. Để thực hiện nhiệm vụ cấp Phiếu LLTP, các Sở Tư pháp đã thực hiện tra cứu, xác minh thơng tin có trước ngày 01/7/2010 tại Cơ quan hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát và các cơ quan khác có liên quan. Đồng thời, việc tra cứu, xác minh thơng tin LLTP về án tích có từ ngày 01/7/2010 tại CSDL LLTP tại Sở Tư pháp cũng đã được hầu hết các Sở Tư pháp thực hiện.