LLTP là lý lịch phạm tội của từng cá nhân, ghi nhận các phán quyết xác định có tội do Tịa án tun đối với người đó (có tiền án). LLTP là tư liệu quan trọng không thể thiếu giúp cho q trình kiểm sát và xét xử được chính xác.
Mục đích của LLTP được quy định rõ trong Luật Hình sự, Luật Tố tụng hình sự và Luật Ân xá của Nhật Bản, nhằm phục vụ cho hoạt động điều tra, xét xử và thi hành án của các cơ quan tư pháp. Cá nhân khơng có quyền u cầu cấp Phiếu LLTP. Trong một số trường hợp đặc biệt, luật sư cũng có quyền yêu cầu cung cấp LLTP nhưng chỉ được sử dụng trong quá trình tố tụng. Quy định mang tính hạn chế này xuất phát từ nguyên tắc bảo đảm bí mật đời tư của cơng dân. Viện Kiểm sát là cơ quan có chức năng quản lý LLTP tại Nhật Bản. Hệ thống
Viện Kiểm sát bao gồm: Viện Kiểm sát tối cao, Viện Kiểm sát vùng, Viện Kiểm sát địa phương (tỉnh) và Viện Kiểm sát khu vực.
LLTP của người có hộ tịch tại Nhật Bản được quản lý tại Viện Kiểm sát đại phương, nơi đương sự có hộ tịch gốc. Trong trường hợp đương sự chuyển hộ tịch thì nơi quản lý LLTP sẽ được thay đổi theo. Viện Kiểm sát thành phố Tokyo (cấp tỉnh) là nơi quản lý LLTP của những người khơng có hộ tịch gốc tại Nhật Bản hoặc có hộ tịch gốc khơng rõ ràng và người nước ngoài. Ngoài việc quản lý LLTP của cá nhân, thì Viện Kiểm sát địa phương cịn quản lý cả LLTP của các pháp nhân có đăng ký kinh doanh.
Ngồi việc quản lý LLTP thuộc hệ thống Viện Kiểm sát nói trên, Ủy ban hành chính thành phố, thị xã (là đơn vị hành chính thuộc cấp tỉnh) cũng quản lý một số thông tin liên quan đến LLTP của người phạm tội. Những thông tin này được gọi là “Danh sách người phạm tội”. Danh sách này được xây dựng trên cơ sở các thông báo liên quan đến tiền án của người phạm tội do Viện Kiểm sát gửi tới. Việc quản lý Danh sách người phạm tội tại Ủy ban hành chính thành phố, thị xã nhằm mục đích thực hiện cơng tác hành chính như chứng minh căn cước hoặc biên soạn danh sách cử tri, cho phép hoặc xóa bỏ đăng ký kinh doanh… Giống như quản lý LLTP của Viện Kiểm sát, Ủy ban hành chính thành phố, thị xã, nơi quản lý Danh sách người phạm tội cũng không cung cấp các thông tin liên quan đến LLTP cho cá nhân nhằm đảm bảo quyền giữ bí mật đời tư của cơng dân.
Cơ chế cung cấp và cập nhật thông tin liên quan đến LLTP tại Nhật Bản cũng được quy định cụ thể. Sau khi Tịa án tun án (đã có hiệu lực pháp luật), Viện Kiểm sát tương ứng với Tịa án đã tun bản án có trách nhiệm gửi thơng báo bằng văn bản cho Sở Cảnh sát (đã chuyển vụ án), Viện Kiểm sát địa phương và Ủy ban hành chính thành phố, thị xã nơi đương sự có hộ tịch gốc về kết quả xét xử của Tòa án. Thông báo này bao gồm khoản mục về căn cước của đương sự như: Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, hộ tịch gốc và khoản mục về phán quyết
xác định có tội gồm: Ngày tun án, ngày có hiệu lực, Tịa án đã tuyên, tội danh, loại hình phạt, tình trạng thi hành án… Căn cứ vào những khoản mục về căn cước của đương sự trong Giấy thông báo, Viện Kiểm sát sẽ cập nhật những thông tin về tiến án mới (đối với những người đã có tiền án) hoặc tiến hành lập LLTP mới của đương sự (đối với những trường hợp chưa có LLTP).
Nhìn chung, qua nghiên cứu pháp luật một số nước về LLTP, LLTP đã khẳng định vai trò quan trọng trong lĩnh vực tư pháp và quản lý hành chính nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện các quyền dân chủ của công dân theo đúng pháp luật. Thiết chế LLTP không thể thiếu đối với nền tư pháp dân chủ và công bằng. Tuy nhiên, không phải quốc gia nào cũng có đạo luật riêng quy định về LLTP mà chủ yếu quy định tại các đạo luật liên quan: Bố luật tố tụng hình sự, Bộ luật điều tra hình sự, Đạo luật dữ liệu cá nhân.
Qua việc tìm hiểu, nghiên cứu về LLTP, có thể thấy LLTP có ý nghĩa và vai trị quan trọng trong đời sống xã hội. Chính vì vậy, việc quản lý lĩnh vực này là yêu cầu tất yếu, khách quan, đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, chú trọng. Với việc Quốc hội thơng qua Luật LLTP và tiếp theo đó là hệ thống văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật LLTP được các cơ quan có thẩm quyền ban hành đã tạo hành lang pháp lý đầy đủ, toàn diện để Luật LLTP từng bước đi vào cuộc sống. Theo đó, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương đã được xác định cụ thể, đảm bảo công tác quản lý nhà nước về LLTP phát huy hiệu lực, hiệu quả.
Chương 2: