- Khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu Lý lịch tư pháp
2.2.6. Công tác kiện tồn tổ chức bộ máy, nhân lực làm cơng tác Lý lịch tư pháp; đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ về Lý lịch tư pháp
tư pháp; đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ về Lý lịch tư pháp
Thực hiện Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BNV ngày 22/12/2014 của Bộ Tư Pháp, Bộ Nội vụ và Quyết định số 11/2015/QĐ-UBND ngày 20/5/2015 của UBND tỉnh Nam Định ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp. Hiện nay, cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp Nam Định như sau:
Lãnh đạo Sở: Gồm có 01 Giám đốc Sở và 03 Phó giám đốcSở.
Các tổ chức tham mưu, tổng hợp và chuyên môn nghiệp vụ gồm 08 đơn vị: Văn phòng Sở; Thanh tra Sở; Phòng Xây dựng và kiểm tra văn bản QPPL; Phịng Kiểm sốt thủ tục hành chính; Phịng Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật; Phịng Phổ biến, giáo dục pháp luật; Phịng Hành chính tư pháp; Phòng Bổ trợ tư pháp.
Các tổ chức sự nghiệp thuộc Sở gồm 03 đơn vị: Phịng Cơng chứng số 1, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản.
Tổng số biên chế quản lý hành chính và biên chế các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở là 62 người.
Phịng Hành chính Tư pháp có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Sở thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác LLTP.
Do, cơng tác LLTP là cơng tác hồn tồn mới mà Đảng, Nhà nước tin tưởng giao phó cho Ngành Tư pháp, nhất là công tác xây dựng CSDL LLTP, liên quan đến nhiều Bộ, ngành ở Trung ương và địa phương, nên yêu cầu cấp thiết là phải kiện toàn tổ chức, bộ máy, nhân lực làm cơng tác LLTP mới có thể đảm bảo gánh vác được nhiệm vụ nặng nề này.
Thực hiện Quyết định số 2369/2010/QĐ-TTg ngày 28/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng Trung tâm LLTP quốc gia và kiện toàn tổ chức thuộc Sở Tư pháp để xây dựng, quản lý CSDL LLTP” và Kế hoạch của UBND tỉnh, Sở Tư pháp đã tích cực, chủ động phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu cho UBND tỉnh bố trí, bổ sung thêm biên chế cho Sở Tư pháp để tăng cường nhân lực làm công tác LLTP tại Phịng Hành chính Tư pháp. Do đó, đến năm 2012, Sở Tư pháp đã được UBND tỉnh giao thêm 01 biên chế hành chính và được bổ sung, tăng cường vào đội ngũ hiện có (03 biên chế) của Phịng Hành chính Tư pháp. Tuy nhiên, do Phịng Hành chính Tư pháp cịn phải thực hiện thực hiện nhiều nhiệm vụ khác theo quy định như về công tác hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, nuôi con nuôi, bồi thường nhà nước nên cần tiếp tục bổ sung nguồn nhân lực cho Phịng thì mới có thể đảm đương được yêu cầu của công tác LLTP. Căn cứ vào tình hình thực tế của cơ quan Sở, đầu năm 2015, Giám đốc Sở Tư pháp đã quyết định trưng tập 01 biên chế sự nghiệp của Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản thực hiện công tác LLTP tại Phịng Hành chính Tư pháp. Như vậy, đến năm 2015, nguồn nhân lực của Phịng Hành chính Tư pháp là 05 người, cơ bản đáp ứng được u cầu nhiệm vụ, trong đó gồm 01 đồng chí Trưởng phịng phụ trách chung, 01 đồng chí Phó trưởng phịng được phân cơng phụ trách cơng tác LLTP và 03 chuyên viên.
Trong thời gian qua, Giám đốc Sở Tư pháp đã quan tâm cử 02 cán bộ của Phịng Hành chính Tư pháp tham gia lớp đào tạo nghiệp vụ LLTP do Học viện Tư pháp, Bộ Tư pháp tổ chức vào các năm 2010 và 2011, đồng thời thường xuyên cử cán bộ tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ LLTP do Trung tâm LLTP quốc gia triệu tập.
Hàng năm, Sở Tư pháp và các cơ quan có liên quan đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn nghiệp vụ về công tác LLTP theo quy định của Luật LLTP và các văn bản pháp luật khác có liên quan như Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự,
Luật Thi hành án hình sự, Luật Thi hành án dân sự, hướng dẫn của các Bộ, ngành chủ quản ở Trung ương để chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trong toàn ngành thực hiện. Phối hợp tổ chức các buổi tọa đàm, học tập, trao đổi chia sẻ kinh nghiệm giữa đại diện Lãnh đạo các đơn vị và cán bộ đầu mối thực hiện nhiệm vụ cung cấp, tiếp nhận, tra cứu, xác minh thông tin LLTP…
2.2.7. Công tác đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện làm việc thực hiện Luật Lý lịch tư pháp và các văn bản hướng dẫn thi hành