Những hạn chế, bất cập

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp tại tỉnh nam định (Trang 69 - 71)

- Khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu Lý lịch tư pháp

2.3.2. Những hạn chế, bất cập

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác LLTP vẫn còn những hạn chế, bất cập, cụ thể như sau:

2.3 Trong công tác xây dựng văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi

hành Luật Lý lịch tư pháp

Một số quy định của Luật LLTP và văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật chưa bảo đảm phù hợp, đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành và một số văn bản pháp luật mới được ban hành, đặc biệt là các quy định về quyền con người, quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp năm

2013 như quy định về: Đối tượng, phạm vi quản lý LLTP; quyền yêu cầu cấp Phiếu LLTP số 2...

Một số quy định của Luật LLTP đã phát sinh bất cập, hạn chế như: Cơ chế bảo đảm cho việc cung cấp thơng tin; trình tự, thủ tục yêu cầu cấp Phiếu, đặc biệt là việc cấp Phiếu LLTP số 2 theo yêu cầu của cá nhân, việc cấp Phiếu LLTP cho người không quốc tịch, phương thức nộp hồ sơ, trảkết quả yêu cầu cấp Phiếu.

2.3 Trong công tác phổ biến, tuyên truyền, quán triệt Luật Lý lịch tư

pháp và các văn bản hướng dẫn thi hành

Công tác phổ biến, tuyên truyền, quán triệt Luật LLTP và các văn bản hướng dẫn thi hành tại địa phương chưa được làm thường xuyên, sâu rộng; hình thức và biện pháp tun truyền chưa có sự đổi mới, đa dạng.

2.3 3 Trong cơng tác kiện tồn tổ chức bộ máy, biên chế và đầu tư trang

thiết bị, cơ sở vật chất

Tổ chức, bộ máy làm công tác LLTP và làm nhiệm vụ tra cứu, xác minh, trao đổi cung cấp thơng tin cịn nhiều hạn chế. Tại Sở Tư pháp, đội ngũ cán bộ làm cơng tác LLTP cịn thiếu về số lượng và tính chuyên nghiệp. Sở Tư pháp chưa bố trí được đủ số biên chế và cũng chưa bố trí được biên chế chun trách làm cơng tác LLTP, cán bộ phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nhau. Trình độ chun mơn, nghiệp vụ của đội ngũ cơng chức làm công tác LLTP của Sở Tư pháp chưa tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ. Tại các cơ quan có liên quan chưa có cán bộ chuyên trách làm nhiệm vụ phối hợp tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin nên việc thực hiện nhiệm vụ còn nhiều lúng túng.

2.3 4 Trong công tác xây dựng, quản lý Cơ sở dữ liệu Lý lịch tư pháp

Việc phối hợp cung cấp, rà sốt thơng tin giữa các cơ quan có trách nhiệm cung cấp thông tin với Sở Tư pháp cịn chưa thực sự chặt chẽ. Số lượng thơng tin

được cung cấp chưa đầy đủ, kịp thời và có sự chênh lệch thơng tin. Bên cạnh đó hình thức cung cấp thơng tin cịn chậm được đổi mới, hầu hết thơng tin cung cấp cho Sở Tư pháp vẫn dưới dạng văn bản giấy.

2.3 5 Trong công tác cấp Phiếu Lý lịch tư pháp

Mặc dù đã giải quyết được một số lượng lớn yêu cầu cấp Phiếu LLTP, nhưng tình trạng chậm thời hạn cấp Phiếu LLTP vẫn cịn diễn ra. Tình trạng trễ hạn trả lời kết quả tra cứu, xác minh thông tin của cơ quan Cơng an tuy có giảm nhưng vẫn cịn. Bên cạnh đó, mặc dù việc triển khai thực hiện giải pháp “Kiềng ba chân” đã giảm bớt thời gian tra cứu, góp phần bảo đảm thời hạn cấp Phiếu LLTP cho công dân nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.

2.3 6 Trong việc ứng dụng Công nghệ thông tin

Tại các cơ quan đầu mối phối hợp cung cấp thông tin, việc ứng dụng CNTT vào hoạt động cung cấp thông tin để xây dựng CSDL LLTP và cấp Phiếu LLTP vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Hiện nay, thông tin được cung cấp đều dưới dạng văn bản giấy và chưa có giải pháp đồng bộ nhằm chuẩn hóa nguồn thông tin đầu vào dưới dạng điện tử.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp tại tỉnh nam định (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)