Động lực làm việc của viên chức đơn vị sự nghiệp giáo dụccông lập

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tạo động lực làm việc cho viên chức tại trường cao đẳng sư phạm nghệ an (Trang 25 - 37)

1.2.1. Viên chức đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập

1.2.1.1. Khái niệm viên chức đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập

Ở nƣớc ta quan niệm về viên chức đƣợc hình thành và phát triển theo tiến trình lịch sử. Ở mỗi thời kỳ, viên chức lại có cách hiểu khác nhau: có thời kì chúng ta sử dụng thuật ngữ viên chức, có thời kì chúng ta không dùng thuật ngữ này, có thời kì lại hiểu đồng nhất viên chức với công chức, cán bộ, thậm chí có thời kì chúng ta sử dụng hai thuật ngữ viên chức, công chức trong cùng một văn bản. Tuy nhiên, từ khi Luật Viên chức số 58/2010/QH12 ra đời, thuật ngữ viên chức đã đƣợc giới hạn và định rõ những ai đƣợc gọi là “viên chức”.

Theo đó, “Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật” [15, tr.01].

Theo quy định, viên chức phải là những ngƣời làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập. Tại Khoản 1, Điều 9 của Luật Viên chức năm 2010 quy định

rõ: “Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước” [15, tr.03].

Nhƣ vậy, viên chức đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập là viên chức làm việc ở các trƣờng học, các tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nƣớc, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tƣ cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ giáo dục, phục vụ quản lý nhà nƣớc về giáo dục (trong phạm vi của luận văn, sau đây xin gọi tắt là viên chức giáo dục).

Căn cứ vào các tiêu chí, viên chức trong đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập có thể đƣợc phân thành các loại khác nhau phù hợp với mục đích sử dụng

19

khác nhau trong từng hoàn cảnh. Mỗi loại viên chức có những tiêu chuẩn, yêu cầu khác nhau phù hợp với vị trí việc làm mà họ đảm nhận. Chính vì vậy, bản thân những viên chức này có những động lực xuất phát từ nhu cầu và môi trƣờng làm việc khác nhau. Trong phạm vi luận văn này, tác giả xin đi sâu phân tích 02 nhóm viên chức cơ bản, đó là viên chức làm công tác giảng dạy tại các khoa, bộ môn (sau đây gọi tắt là viên chức giảng dạy) và viên chức làm công tác phục vụ giảng dạy tại các phòng, ban, trung tâm (sau đây gọi tắt là viên chức hành chính).

1.2.1.2. Đặc điểm của viên chức đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập

Xuất phát từ khái niệm viên chức quy định trong Luật Viên chức năm

2010, có thểthấy viên chức bao gồmnhững đặcđiểmcơbản sau đây:

Thứ nhất, phải là công dân Việt Nam, tức là phải có quốc tịch Việt Nam.

Nhƣvậymuốnđƣợctrở thành viên chức thì phải mang quốctịchViệt Nam.

Thứ hai, về chế độ tuyển dụng: Viên chức phải là ngƣời đƣợc tuyển dụng theo vị trí việc làm. Theo đó, căn cứ đầu tiên để tuyển dụng viên chức

là vị trí việc làm. Ngoài ra, Điều 20 của Luật Viên chức năm 2010 quy định cụ thể hơn về chế độ tuyển dụng nhƣ sau: “Việc tuyển dụng viên chức phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập”.

Vị trí việc làm đƣợc quy định tại Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08/5/2012 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập, theo đó đƣợc hiểu là: “công việchoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lí tương ứng; là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cấu viên chức đểthực hiện tuyển dụng, sử dụng và quản lí viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập” (Theo Khoản 1, Điều 2). Vị trí

việc làm có thể có một hoặc nhiều công việc, có tính thƣờng xuyên, liên tục chứ không bao gồm những công việc thời vụ, tạm thời. Để đƣợc tuyển dụng

vào vị trí việc làm thì phải thông qua một trong hai phƣơng thức tuyển dụng

20

Thứ ba, vềnơi làm việc: Viên chức làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập. Theo quy định đơn vị sự nghiệp công lập gồm có 02 loại:

- Đơn vị sự nghiệp công lập đƣợc giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập đƣợc giao quyền tự chủ);

- Đơn vị sự nghiệp công lập chƣa đƣợc giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập chƣa đƣợc giao quyền tự chủ).

Thứ tư, về thời gian làm việc: Thời gian làm việc của viên chức đƣợc

tính kể từ khi đƣợc tuyển dụng, hợp đồng làm việc có hiệu lực cho đến khi

chấmdứt hợpđồng làm việc hoặc đủ tuổinghỉ hƣu theo quy định củaBộ luật

Lao động.

Thứ năm,về chếđộ lao động:Viên chức làm việc theo chếđộ hợpđồng

làm việc và hƣởng lƣơng từ quỹ lƣơng của đơn vị sự nghiệp giáo dụccông lập

theo quy định của pháp luật. Điều đó có nghĩa giữa viên chức và bên tuyển dụng có sựthỏa thuận về vị trí việc làm, tiền lƣơng, chế độ đãi ngộ, quyền và

nghĩa vụ của mỗi bên… Hợp đồng làm việc là cơ sở pháp lí để sau này xử lí các việc liên quan đến việc vi phạm quyền hay các vấn đề khác phát sinh giữa

hai bên.

Bên cạnh đó, do hoạt động lao động của viên chức mang tính chuyên môn nghiệp vụ, không nhân danh quyền lực Nhà nƣớc, vì vậy Luật Viên chức năm 2010 đã có những quy định về quyền và nghĩa vụ của viên chức theo

hƣớng mở hơn so với cán bộ, công chức. Đó là quyền làm việc ngoài thời

gian quy định; quyềnđƣợc ký hợp đồngvụviệc với các cơ quan, tổ chức khác mà pháp luật không cấm; quyền góp vốn, tham gia thành lập các loại hình doanh nghiệp, tổ chức sựnghiệp tƣ theo quy định của Chính phủ. Chính điều

này đã tạođiều kiện để viên chức có thể phát huy tài năng, sức sáng tạo, khả năngcốnghiến trong điềukiện cơchếthịtrƣờng và hộinhậpquốctế.

21

1.2.2. Biểu hiện động lực làm việc và các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của viên chức trong đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập

1.2.2.1. Khái niệm động lực làm việc của viên chức đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập

Viên chức làm việc trong các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập mang trong mình sứ mệnh quan trọng khi rèn đức, luyện tài góp phần xây dựng đội ngũ nguồn nhân lực có phẩm chất, trình độ cho đất nƣớc. Đây là mục tiêu, ý nghĩa gắn liền với phục vụ cộng đồng, phục vụ xã hội. Chính điều này đã tạo nên sự khác biệt căn bản trong động lực làm việc của viên chức giáo dục so với các ngành nghề khác của khu vực tƣ nhân.

Theo tác giả: Động lực làm việc của viên chức đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập là lực đẩy bên trong xuất phát từ các nhu cầu vật chất và tinh thần của mỗi viên chức, thôi thúc họ tự nguyện, nỗ lực làm việc trên cơ sở niềm tin vào con đường, sự nghiệp giáo dục đã chọn nhằm hoàn thành các chức năng, nhiệm vụ được giao trong đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập.

Động lực làm việc có mối quan hệ chặt chẽ với kết quả và thành tích công tác của ngƣời viên chức cũng nhƣ với hiệu quả hoạt động của tổ chức. Chính vì vậy, vấn đề tạo động lực làm việc cho viên chức là chìa khóa phát

huy sức mạnh của nguồn nhân lực, đảm bảo đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập hoàn thành mục tiêu đặt ra.

1.2.2.2. Các biểu hiện động lực làm việc của viên chức trong đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập

Trong thực tiễn, động lực làm việc của ngƣời lao động nói chung và của viên chức đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập nói riêng là yếu tố xảy ra bên trong con ngƣời, khó nhận biết. Vì vậy, để nhận biết động lực làm việc có thể quan sát từ các biểu hiện, các dấu hiệu bên ngoài nhƣ: sự tự giác, sự hăng say, nỗ lực làm việc của viên chức. Điều này sẽ phản ánh mức độ tham gia của ngƣời lao động vào công việc, mức độ quan tâm của họ đối với nghề nghiệp. Các biểu hiện của động lực làm việc có thể đánh giá thông qua một số

22

- Mức độ tin tưởng, gắn bó với vị trí việc làm hiện có

Đặc thù lao động trong khu vực công nói chung và từ đặc thù nghề nghiệp của viên chức trong đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập nói riêng là hƣớng tới mục tiêu phục vụ cộng đồng hoặc những giá trị xã hội mà họ mong muốn đóng góp thông qua thực hiện công việc của mình. Vì vậy, mức độ tin tƣởng, gắn bó với vị trí việc làm hiện có hay mức độ yên tâm công tác chính là niềm tin vào các giá trị cao đẹp mà viên chức muốn cống hiến, chính điều này tạo nên sự gắn bó của họ với khu vực công.

Động lực lao động của viên chức lúc này đƣợc biểu hiện thông qua sự hài lòng, thỏa mãn với vị trí công việc. Nếu viên chức tin tƣởng, gắn bó với vị trí việc làm hiện có, họ sẽ nhiệt tình, hăng hái, tận tâm với công việc từ đó yên tâm công tác, cống hiến cho tổ chức. Nhƣng nếu viên chức thiếu tin tƣởng, gắn bó với vị trí việc làm hiện có, thì sự nhiệt tình, hăng hái, tận tâm với công việc sẽ giảm dần, từ đó tạo ra cảm giác bất an, chán nản, cuối cùng mất động lực làm việc. Chính điều này có thể dẫn đến tình trạng bỏ việc hoặc chuyển đổi công tác đến cơ quan khác.

- Tình hình sử dụng thời gian làm việc

Biểu hiện sử dụng thời gian làm việc của ngƣời lao động là dấu hiệu dễ nhận biết, có thể thực hiện bằng phƣơng pháp quan sát, đo lƣờng mang tính khách quan. Thông qua tiêu chí về tình hình sử dụng thời gian của viên chức chúng ta có thể nhận biết động lực làm việc của họ.

Hiệu suất sử dụng thời gian làm việc là tỷ lệ (%) giữa thời gian làm việc thực tế của viên chức và thời gian làm việc theo quy định, có thể tính bằng công thức sau:

Hiệu suất sử dụng

thời gian làm việc =

Thời gian làm việc thực tế Thời gian làm việc theo quy định

Trong đó, thời gian làm việc theo quy định là thời gian đã đƣợc xác lập giữa đơn vị sử dụng lao động và ngƣời lao động trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật. Hiện nay, đa số các công việc đều yêu cầu ngƣời lao động

23

phải chấp hành quy định về thời gian làm việc, đây là điều kiện đảm bảo hoàn

thành công việc đƣợc giao trong tổ chức. Xuất phát từ đặc thù lao động của viên chức đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập, thời gian làm việc đƣợc quy định cụ thể cho 02 nhóm là:

+ Thời gian làm việc theo giờ hành chính (8 giờ một ngày) áp dụng cho

viên chức làm công tác phục vụ giảng dạy tại các phòng, ban, trung tâm;

+ Thời gian làm việc theo thời khóa biểu (kế hoạch giảng dạy) trên cơ sở số giờ chuẩn phải giảng dạy theo định mức, áp dụng cho viên chức làm công tác giảng dạy tại các khoa, bộ môn.

Thời gian làm việc thực tế là thời gian thực tế làm việc bình quân trong ngày hoặc thời gian thực tế để hoàn thành công việc hay nhiệm vụ đƣợc giao của viên chức.

Hiệu suất sử dụng thời gian làm việc có thể xảy ra 03 trƣờng hợp là: ít hơn, lớn hơn hoặc bằng nhau. Mặc dù đƣợc đo lƣờng chính xác và có thể phản ánh động lực làm việc của viên chức, nhƣng đây là biểu hiện bề ngoài, mang tính hình thức vì vậy cần phải căn cứ vào hiệu quả công việc để có thể đánh giá khách quan động lực làm việc của viên chức trong đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập.

- Mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao

Đánh giá hiệu suất làm việc của ngƣời lao động là đánh giá về số lƣợng, chất lƣợng công việc hoàn thành, có thể sử dụng các chỉ tiêu định lƣợng nhƣ: năng suất lao động, chỉ số hoàn thành nhiệm vụ, chỉ số không hoàn thành nhiệm vụ, tỷ lệ công việc hoàn thành đúng hạn…

Động lực làm việc biểu hiện qua mức độ hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao của mỗi viên chức thƣờng đƣợc đo lƣờng bằng tỷ lệ (%) giữa khối lƣợng công việc đã hoàn thành và khối lƣợng công việc đƣợc giao trong khoảng thời gian nhất định, có thể tính bằng công thức sau:

Mức độ hoàn thành

công việc đƣợc giao =

Khối lƣợng công việc hoàn thành Khối lƣợng công việc đƣợc giao

24

- Mức độ nỗ lực làm việc

Nỗ lực là mức độ cao hơn mức độ hoạt động thông thƣờng trong công việc của ngƣời lao động. Nó đƣợc biểu hiện bằng sự cố gắng, tích cực, hăng say, nhiệt tình, khả năng khắc phục khó khăn trong thực hiện công việc; phản ánh mức độ tiêu hao cả thể lực và trí lực của viên chức; cũng nhƣ thể hiện ở cƣờng độ lao động để hoàn thành công việc đƣợc giao. Đây là biểu hiện của động lực làm việc xuất phát từ bên trong, từ chính bản thân viên chức khi nhận thức đƣợc đầy đủ mục đích, ý nghĩa và trách nhiệm với công việc đƣợc giao. Đây là biểu hiện có thể nhận biết bằng phƣơng pháp quan sát cũng nhƣ đo lƣờng bằng hiệu suất công việc.

1.2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của viên chức trong đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập

Động lực làm việc của viên chức trong đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố khác nhau theo những cách thức và mức độ khác nhau. Tùy theo cách tiếp cận, có thể phân chia các yếu tố ảnh hƣởng đến động lực làm việc của viên chức giáo dục thành những nhóm khác nhau. Nếu dựa vào nguồn gốc của các yếu tố ảnh hƣởng có thể phân thành 03 nhóm gồm: Yếu tố thuộc về con ngƣời, yếu tố thuộc về công việc và yếu tố thuộc về tổ chức. Nếu vận dụng học thuyết hai yếu tố của Frederic Herzberg, chúng ta có thể phân chia thành 02 nhóm gồm: Nhóm các yếu tố duy trì và nhóm các

yếu tố thúc đẩy. Nếu dựa vào tính khách quan và chủ quan, có thể phân thành các nhóm: Những yếu tố khách quan thuộc về môi trƣờng bên ngoài, các yếu tố chủ quan thuộc về môi trƣờng bên trong, các yếu tố chủ quan thuộc về bản thân ngƣời lao động.

Dù phân chia nhƣ thế nào thì chúng ta đều có thể thấy rằng, động lực làm việc của ngƣời lao động rất đa dạng, biến đổi theo thời gian, vì vậy chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau vào từng hoàn cảnh, từng thời điểm khác nhau. Có thể khái quát các yếu tố ảnh hƣởng đến động lực làm việc của viên chức trong đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập nhƣ sau:

25

a) Nhóm các yếu tố thúc đẩy

Nhóm các yếu tố thúc đẩy gồm các thành phần chính cơ bản nhƣ: Sự thành đạt, sự công nhận, bản thân công việc, trách nhiệm, cơ hội phát triển… Những yếu tố này tuy mang tính định tính, khó đo lƣờng nhƣng lại chính là những yếu tố tạo động lực làm việc chủ yếu cho viên chức đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập.

- Sự thành đạt (thành công): Theo tác giả Nguyễn Hữu Đổng, thành đạt

là khái niệm chỉ sự cân đối giữa mục tiêu đặt ra và phƣơng pháp thực hiện

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tạo động lực làm việc cho viên chức tại trường cao đẳng sư phạm nghệ an (Trang 25 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)