Khái quát chung về Trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Nghệ An

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tạo động lực làm việc cho viên chức tại trường cao đẳng sư phạm nghệ an (Trang 54 - 59)

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Trường CĐSP Nghệ An

Trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Nghệ An là trƣờng có lịch sử phát triển lâu dài, trải qua hơn 55 xây dựng và phát triển với sự hội tụ của 16 trƣờng sƣ phạm thành viên qua các giai đoạn lịch sử khác nhau.

Tiền thân của Trƣờng CĐSP Nghệ An là các trƣờng sƣ phạm trung cấp Nghệ An, đƣợc thành lập từ năm 1959 theo các Nghị định, Quyết định của Chính phủ. Từ đó ngày 16/12/1959 trở thành dấu mốc quan trọng, kỷ niệm

ngày thành lập của trƣờng. Để phục vụ cho nhu cầu giáo dục ngày càng cao của xã hội, ngày 18/6/2001 UBND tỉnh Nghệ An đã ra Quyết định số 1886/QĐ-UB sáp nhập Trƣờng Trung học Sƣ phạm Nghệ An vào Trƣờng CĐSP Nghệ An với tên gọi chung là Trƣờng CĐSP Nghệ An. Từ đó đến nay,

48

một thời kỳ phát triển mới của nhà trƣờng đã đƣợc mở ra với những sứ mệnh, tầm nhìn và đóng góp lớn cho giáo dục tỉnh nhà.

Trƣờng CĐSP Nghệ An là đơn vị sự nghiệp công lập, nằm trong hệ thống giáo dục đại học quốc gia, trực thuộc UBND tỉnh Nghệ An, với chức năng nhiệm vụ chính là đào tạo và bồi dƣỡng giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên từ bậc mầm non đến Trung học Cơ sở, đào tạo một số ngành nghề ngoài sƣ phạm nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đồng thời góp phần thắt chặt mối quan hệ quốc tế với nƣớc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào qua việc dạy tiếng Việt cho du học sinh Lào.

Hơn nửa thế kỷ phấn đấu bền bỉ trong sự nghiệp trồng ngƣời, dƣới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, của UBND tỉnh Nghệ An, có sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo mà trực tiếp là Sở Giáo dục và Đào tạo, Nhà trƣờng đƣợc Đảng và Nhà nƣớc trao tặng nhiều danh hiệu cao quý nhƣ Huân chƣơng lao động hạng nhất, nhì, ba; các bằng khen của Bộ trƣởng, của UBND tỉnh và các phần thƣởng cao quý khác. Trƣờng CĐSP Nghệ An đã đào tạo, bồi dƣỡng trên 60 nghìn giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý giáo dục cho các trƣờng học từ bậc mầm non đến THCS của tỉnh Nghệ An và các tỉnh lân cận. Đó là những thành tích hết sức to lớn, góp phần ý nghĩa vào việc xây dựng và phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo, xứng đáng với truyền thống hiếu học của tỉnh Nghệ An.

2.1.2. Đặc điểm tổ chức và nhân sự

2.1.2.1. Đặc điểm về tổ chức

Trong từng giai đoạn phát triển, cơ cấu tổ chức của trƣờng đều có sựđiều chỉnh, sắp xếp phù hợp với mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ, điều kiện khác nhau của từng thời kỳ. Để phù hợp với quy mô đào tạo và định hƣớng phát triển của trƣờng, ngày 28 tháng 7 năm 2014, trƣờng CĐSP Nghệ An đã ban hành Quyết định số 499/QĐ-CĐSP quyđịnh chức năng, nhiệm vụ của đơn vị thuộc trƣờng CĐSP Nghệ An.

49

trong đó có 01 Hiệu trƣởng và 02 Hiệu phó. Tuy nhiên thực tế hiện nay, số lƣợng Ban Giám hiệu của trƣờng là 02 Hiệu phó, trong đó có 01 Hiệu phó phụ trách trƣờng thay cho Hiệu trƣởng đã nghỉ hƣu theo chế độ. Với 21 đơn vị, trƣờng sẽ có 21 Trƣởng đơn vị, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, có 05 vị trí Trƣởng đơn vị chƣa đƣợc bổ nhiệm là: Trƣởng phòng Tổ chức – Đối ngoại, Trƣởng phòng Đào tạo –NCKH, Trƣởng phòng Thanh tra –Giáo dục, Trƣởng ban Quản lý Ký túc xá HSSV, Giám đốc Trung tâm Đào tạo –Bồi dƣỡng.

Trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Nghệ An có 02 cơ sở làm việc: Cơ sở 1 nằm trên đƣờng Lê Viết Thuật thuộc xã Hƣng Lộc, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An; Cơ sở 2 nằm trên đƣờng Lê Hồng Phong, thuộc phƣờng Hƣng Bình, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An. Tổ chức bộ máy của trƣờng gồm: 21 đơn vị trực thuộc, đƣợc thể hiện ở sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy trường CĐSP Nghệ An

50

2.1.2.2. Đặc điểm về nhân sự

Trải qua hơn 55 năm xây dựng và phát triển, để đạt đƣợc những thành tích cao trong quá trình hoạt động, nhà trƣờng luôn quan tâm nâng cao chất lƣợng đội ngũ viên chức cả về số lƣợng và chất lƣợng. Tính đến tháng 7 năm 2016, tổng số viên chức toàn trƣờng là 259 ngƣời, trong đó đặc điểm viên chức của trƣờng thể hiện ở các tiêu chí cơ bản sau:

a) Về trình độ chuyên môn:

Là trƣờng có bề dày truyền thống trong đào tạo nhân lực giáo dục, vì vậy, trình độ chuyên môn của viên chức chủ yếu từ bậc Đại học trở lên, đƣợc phân thành 05 nhóm chủ yếu thể hiện ở Biểu đồ 2.2.

0,39% 1,16%

64,86% 28,96%

4,63%

Biểu đồ 2.2. Trình độ chuyên môn của viên chức

(Nguồn: Phòng Tổ chức – Đối ngoại)

Phó Giáo sư

Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Khác

Biểu đồ về trình độ chuyên môn hiện nay của viên chức trƣờng CĐSP Nghệ An phản ánh số lƣợng viên chức có trình độ thạc sĩ là lớn nhất với 168

ngƣời chiếm: 64,86 %, sau đó đến trình độ đại học với 75 ngƣời chiếm: 28,96 %, trình độ khác có số lƣợng lớn thứ ba với 12 ngƣời, chiếm 4,63 %, ít nhất là phó giáo sƣ, tiến sĩ có 01 ngƣời chiếm: 0,39 % sau đó đến tiến sĩ có 03 ngƣời chiếm 1,16 %. Tính đến thời điểm hiện tại, trƣờng có 15 viên chức đang học thạc sĩ, 13 viên chức đang làm nghiên cứu sinh. Dự kiến đến hết năm 2016 sẽ có 02 viên chức hoàn thành nghiên cứu sinh nâng tổng số tiến sĩ lên 06 ngƣời, có 11 viên chức sẽ học xong thạc sĩ nâng tổng số thạc sĩ lên 179 ngƣời.

51

b) Về vị trí việc làm

Với 21 đơn vị trực thuộc trong đó có 10 khoa, bộ môn và 11 phòng, ban, trung tâm, viên chức toàn trƣờng đƣợc phân chia thành 02 nhóm chủ yếu, đó là: Viên chức làm công tác giảng dạy và viên chức làm công tác phục vụ giảng dạy. Ngoài ra, trong mỗi nhóm lại đƣợc phân thành viên chức giữ chức vụ quản lý và viên chức không giữ chức vụ quản lý. Viên chức giữ chức vụ quản lý đƣợc tính từ chức vụ tổ trƣởng trở lên và đƣợc hƣởng hệ số phụ cấp chức vụ từ 0,2 trở lên. Theo vị trí việc làm, cơ cấu đội ngũ viên chức của trƣờng đƣợc thể hiện ở biểu đồ 2.3.

Qua biểu đồ chúng ta có thể thấy rõ đặc điểm của trƣờng học là có đội ngũ viên chức làm công tác giảng dạy chiếm đa số với 203 viên chức trên tổng số 259 viên chức chiếm 78,4%, còn viên chức làm công tác phục vụ giảng dạy chỉ chiếm chƣa đầy 1/4 số lƣợng viên chức toàn trƣờng với 56 viên chức, chiếm 21,6%. Số lƣợng viên chức giữ chức vụ quản lý trong toàn trƣờng là 76 viên chức, chiếm 29,3%, trong đósố viên chức giữ chức vụ quản lý thuộc nhóm làm công tác giảng dạy chiếm số lƣợng lớn với 27,4%, còn thuộc nhóm làm công tác phục vụ giảng dạy chỉ chiếm 1,9%.

c) Về cơ cấu độ tuổi và giới tính

Sở thích và nhu cầu của ngƣời lao động chịu ảnh hƣởng lớn của độ tuổi và giới tính. Là một trƣờng sƣ phạm, nên cơ cấu độ tuổi và giới tính đã phản ánh đặc thù ngành nghề, đƣợc thể hiện (Xem bảng 2.1, phụ lục III):

52

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tạo động lực làm việc cho viên chức tại trường cao đẳng sư phạm nghệ an (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)