đại học, cao đẳng
1.4.1. Trường Đại học Vinh
Trƣờng Đại học Vinh là đơn vị hành chính sự nghiệp, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trƣờng là cơ sở đào tạo đại học đa ngành, đa cấp ở khu vực Bắc Trung Bộ, cung cấp nguồn nhân lực chất lƣợng cao và thích ứng nhanh với thế giới việc làm; là trung tâm nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Bắc Trung Bộ và cả nƣớc; hƣớng đến là trƣờng đại học trọng điểm quốc gia, là thành viên của mạng lƣới các trƣờng đại học Đông Nam Á (AUN), có
41
một số ngành đạt tiêu chuẩn quốc tế. 57 năm xây dựng và trƣởng thành, Trƣờng Đại học Vinh đƣợc tặng thƣởng nhiều phần thƣởng, danh hiệu cao quý, luôn là địa chỉ tin cậy trong giáo dục đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho khu vực và cho cả nƣớc.
Nhà trƣờng luôn đề cao vai trò động lực làm việc của đội ngũ viên chức, vì vậy luôn quan tâm tạo động lực làm việc cho đội ngũ này với các chế độ, chính sách cũng nhƣ chƣơng trình đãi ngộ, tạo điều kiện thuận lợi nhất để họ yên tâm công tác cũng nhƣ phát triểnchuyên môn, nghiệp vụ. Trong những năm qua, Trƣờng Đại học Vinh đã đạt đƣợc nhiều kết quả cao trong tạo động lực làm việc cho viên chức, cụ thể:
Về điều kiện, môi trƣờng làm việc luôn đƣợc xác định là yếu tố cơ bản để duy trì động lực làm việc cho viên chức. Vì vậy, trƣờng đã có những biện pháp đầu tƣ mang lại hiệu quả cao. Trƣờng Đại học Vinh có hệ thống thƣ viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất ngày càng đƣợc hoàn thiện, hiện đại hoá, đáp ứng yêu cầu đào tạo đa ngành. Hệ thống phòng học, giảng đƣờng đạt tiêu chuẩn đã và đang đƣợc xây dựng; hệ thống phòng thí nghiệm, thƣ viện đang đƣợc hoàn chỉnh, hiện đại hoá... Ngoài diện tích hiện nay tại khu vực Bến Thuỷ - Trƣờng Thi (16ha), Trƣờng đã đƣợc quy hoạch và triển khai xây dựng tại cơ sở II thuộc huyện Nghi Lộc với diện tích 258ha (đã xây dựng xong khoa Nông Lâm Ngƣ, Trung tâm giáo dục Quốc phòng và một số đơn vị khác). Ngoài ra, Trƣờng còn có Trung tâm nghiên cứu và thực hành nuôi trồng thuỷ sản đặt tại nhiều địa điểm nhƣ Hƣng Nguyên - Nghệ An, Nghi
Xuân - Hà Tĩnh. Nhà trƣờng đã có nhiều giải pháp và kế hoạch tự chủ về tài chính, huy động nhiều nguồn tài chính hợp pháp, đáp ứng các hoạt động.
Về chế độ tiền lƣơng: Ngoài tiền lƣơng và phụ cấp cơ bản đƣợc chi trả theo hệ thống thang, bảng lƣơng đƣợc pháp luật quy định, Nhà trƣờng luôn quan tâm chế độ đãi ngộ, tiền thƣởng cũng nhƣ các khoản thu nhập chính đáng từ việc giảng dạy, làm thêm vƣợt chuẩn, định mức quy định. Chính vì vậy, đa
42
số thu nhập của viên chức tại trƣờng đƣợc xếp vào loại khá, đảm bảo mức
sống, đáp ứng đƣợc nhu cầu cơ bản của ngƣời lao động. Để làm đƣợc điều này, trong những năm qua, trƣờng đã luôn chú trọng đến phát triển việc làm cũng nhƣ nâng cao chất lƣợng giảng dạy, là địa chỉ đào tạo và liên kết đào tạo tin cậy trong cả nƣớc, từ đó tạo thêm nhiều việc làm cho đội ngũ viên chức, góp phần tăng thu nhập, đáp ứng nhu cầu của ngƣời lao động.
Ngoài các biện pháp cơ bản để duy trì động lực làm việc, Trƣờng Đại học Vinh cũng áp dụng nhiều hình thức để thúc đẩy đội ngũ viên chức của trƣờng nỗ lực, cố gắng làm việc bằng nhiều biện pháp thiết thực nhƣ: chính sách thu hút nhân tài, bố trí sử dụng, đánh giá, khen thƣởng, kỷ luật..., trong đó điểm sáng cần kể đến là biện pháp đào tạo, phát triển viên chức.
Phát biểu chỉ đạo tại một cuộc hội nghị, GS.TS.NGƢT. Đinh Xuân
Khoa - Tỉnh uỷ viên, Bí thƣ Đảng ủy, Hiệu trƣởng Nhà trƣờng đã nhấn mạnh:
“Giảng viên là yếu tố quyết định trong việc giữ vững và nâng cao chất lượng đào tạo, do vậy giảng viên cần tận tâm và có trách nhiệm với nghề dạy học; Giảng viên có trình độ tiếng Anh sẽ được ưu tiên trong việc cử đi công tác ở nước ngoài”.Có thể nói, trong những năm qua, Đại học Vinh đã thực hiện tốt biện pháp đào tạo, phát triển viên chức, tạo cơ hội bình đẳng để viên chức học tập nâng cao trình độ chuyên môn cũng nhƣ ngoại ngữ, để họ nhìn thấy khả năng phát triển của mình và nỗ lực phấn đấu trong con đƣờng nâng cao trình độ, nghiệp vụ, tạo chỗ đứng, địa vị trong nhà trƣờng và xã hội. Hiện nay, Nhà trƣờng đã xây dựng đƣợc đội ngũ cán bộ, công chức đủ về số lƣợng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ với hơn 1.000 ngƣời; trong đó có 62 giáo sƣ, phó giáo sƣ, hơn 200 tiến sĩ, gần 500 thạc sĩ. Ngoài ra, còn có hàng trăm nhà khoa học trong và ngoài nƣớc tham gia đào tạo đại học và sau đại học tại Trƣờng Đại học Vinh.
Làm thế nào để cho đội ngũ giáo viên tích cực học tập, tu dƣỡng, tích cực cống hiến cho nhà trƣờng, cho sự nghiệp giáo dục là câu hỏi mà nhiều cấp
43
quản lý, nhiều lực lƣợng xã hội cần phối hợp để tìm ra lời giải. Trong vấn đề tạo động lực làm việc, giúp viên chức toàn tâm toàn ý với sự nghiệp giáo dục, Trƣờng Đại học Vinh đã có nhiều biện pháp thực hiện và đạt nhiều kết quả cao cần học hỏi và nhân rộng.
1.4.2. Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk
Trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Đắk Lắk là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ủyban nhân dân tỉnh Đắk Lắk chịu sự quản lý nhà nƣớc về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo và chịu sựquảnlý hành chính của Ủy ban
nhân dân tỉnh Đắk Lắk. Trong suốt chặng đƣờng hình thành và phát triển từ năm 1976 đến nay, nhà trƣờng luôn hoàn thành xuất sắc sứ mệnh nhiệm vụ chính trị đƣợc Đảng, Nhà nƣớc giao phó. Sứ mạng của nhà trƣờng là đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên có trình độ cao đẳng bậc Mầm non, Tiểu học, Trung học Cơ sở; bồi dƣỡng Cán bộ quản lý giáo dục; đào tạo bồi dƣỡng
nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng các ngành ngoài sƣ phạm; nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng công nghệ; xây dựng nhà trƣờng thành trung tâm đào tạo đa ngành có chất lƣợng cao của địa phƣơng.
Trải qua gần 40 năm, tập thể nhà trƣờng đã đƣợc tặng thƣởngnhiều Giấy khen, Bằng khen, Huân Huy chƣơng các loại. Để đạt đƣợc những thành tích trên có sự đóng góp chủ yếu từ đội ngũ cán bộ, viên chức của trƣờng qua các thời kỳ. Nhận thấy tầm quan trọng đó, thời gian qua, trƣờng CĐSP Đắk Lắk đã quan tâm đến vấn đề nâng cao sự chất lƣợng đội ngũ viên chức, thúc đẩy họ nỗ lực cố gắng làm việc, gắn bó với trƣờng với sự nghiệp giáo dục với nhiều biện pháp khác nhau, cụ thể nhƣ:
Về cải thiện điều kiện làm việc: Muốn thực hiện công việc tốt, điều kiện làm việc cần đƣợc đảm bảo để ngƣời viên chức phát huy sáng tạo và duy trì tốc độ làm việc. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Nhà trƣờng đã đƣợc đầu tƣ xây dựng kiên cố và từng bƣớc đƣợc trang bị hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đào tạo, bồi dƣỡng, nghiên cứu khoa học và đời sống sinh hoạt của cán bộ,
44
viên chức và sinh viên nhà trƣờng. Đảm bảo điều kiện làm việc là cơ sở để duy trì trạng thái tinh thần và thể lực, từ đó giúp viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao.
Về chế độ tiền lƣơng, tiền thƣởng: Mặc dù là một trƣờng ở khu vực Tây Nguyên, còn có nhiều khó khăn về điều kiện kinh tế, song trƣờng luôn xác định, lƣơng thƣởng là nhu cầu cơ bản, chính đánh của viên chức. Do đó, trƣờng đã quan tâm xây dựng chế độ trả lƣơng phù hợp, cùng với tăng thu nhập cho viên chức bằng tiền thƣởng và các khoản phúc lợi khác. So với mặt bằng chung của các trƣờng cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp trong tỉnh thì trƣờng CĐSP Đắk Lắk có mức thu nhập bình quân cao hơn. Có đƣợc điều này là nhờ chính sách tạo việc làm cho viên chức từ thu hút đào hệ chính quy,
hệ vừa làm vừa học, liên thông tại trƣờng và liên kết với các trƣờng có uy tín, kết hợp với việc chi tiêu phù hợp tiết kiệm đã tăng nguồn thu cho nhà trƣờng.
Bên cạnh đó, để tạo động lực làm việc, việc đào tạo và phát triển cho đội ngũ viên chức đã đƣợc trƣờng quan tâm, với mục tiêu phấn đấu của trƣờng đến năm 2020 có 10% giảng viên đạt trình độ tiến sĩ (11 ngƣời), có 70% giảng viên có trình độ thạc sĩ (90 ngƣời). Vì vậy, tùy theo từng chuyên ngành đào tạo, nhà trƣờng xây dựng định hƣớng và có chính sách hỗ trợ cho viên chức tham gia nâng cao trình độ chuyên môn để đảm bảo chất lƣợng. Để khích lệ viên chức đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ, trƣờng đã thực hiện nhiều biện pháp, trong đó ngƣời tham gia học tập nâng cao trình độ ngoài khoản hỗ trợ từ dự toán ngân sách nhà nƣớc hàng năm, còn nhận đƣợc sự hỗ trợ thêm từ phía nhà trƣờng và chế độ ƣu đãi của tỉnh, tạo điều kiện đầu tƣ cho phát triển đội ngũ giảng viên của trƣờng.
Có thể nói, là một trƣờng ở khu vực Tây Nguyên nhƣng CĐSP Đắk Lắk luôn đi đầu trong nâng cao chất lƣợng đội ngũ viên chức, đặc biệt là giúp viên chức có động lực làm việc mạnh mẽ, tích cực chủ động, nỗ lực làm việc, cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, với việc thực hiện nhiều biện pháp từ bố trí sử dụng, đánh giá, khen thƣởng, kỷ luật cũng nhƣ cải thiện điều kiện làm việc, chế độ tiền lƣơng, phúc lợi, xây dựng hoàn thiện các quy định nội bộ...
45
1.4.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An
Để viên chức làm việc tại trƣờng phát huy tối đa năng lực, sở trƣờng,
cống hiến hết mình cho cơ quan, cho sự nghiệp giáo dục, Nhà trƣờng cần phải quan tâm thực hiện đồng bộ tất cả các biện pháp từ các biện duy trì động lực làm việc đến các biện pháp thúc đẩy động lực làm việc. Trong đó, trƣớc tiên cần phải
chú ý, quan tâm đến những biện pháp duy trì động lực nhƣ: cải thiện môi trƣờng, điều kiện làm việc, chế độ tiền lƣơng, tiền thƣởng và phúc lợi, xây dựng và hoàn thiện các quy định nội bộ... Bên cạnh đó, cần tạo ra những cách thức thúc đẩy động lực làm việc có tính mới mẻ, đột phá phù hợp với đặc trƣng riêng của trƣờng nhƣ: Chế độ khen thƣởng, kỷ luật; thực hiện bố trí sử dụng lao động hợp lý; đánh giá viên chức đúng, khách quan; đào tạo và phát triển viên chức với những kích thích, hỗ trợ phù hợp... Cùng với đó, thực hiện đồng bộ không có nghĩa là cào bằng, thực hiện mang tính bình quân các biện pháp mà cần phải nghiên cứu biện pháp nào mang lại hiệu quả cao, phù hợp với đặc trƣng lao động riêng có của trƣờng.
Bên cạnh sự thực hiện đồng bộ các biện pháp tạo động lực làm việc, thì để mỗi biện pháp khi thực hiện mang lại kết quả cao, cần phải xây dựng quy trình, chính sách hợp lý cũng nhƣ có sự giám sát chặt chẽ, đảm bảo các biện pháp tạo động lực đƣợc thực hiện một cách công bằng, khách quan và công khai cho đội ngũ viên chức biết.
Tiểu kết chƣơng 1
Với mục tiêu và nhiệm vụ đề ra, chƣơng 1 của luận văn đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về động lực, tạo động lực làm việc cho ngƣời lao động nói chung và động lực, tạo động lực làm việc cho viên chức giáo dục nói riêng.
Trong chƣơng 1 hai khái niệm động lực làm việc và tạo động lực làm việc đã đƣợc tác giả khái quát, làm rõ. Có nhiều học thuyết nghiên cứu về vấn đề tạo động lực làm việc, trong phạm vi luận văn, tác giả tìm hiểu nội dung, đóng góp và một số khuyết điểm nếu có của các học thuyết, đó là: Học thuyết
46
về phân cấp nhu cầu của Abraham Maslow, học thuyết tăng cƣờng tích cực của B.F. Skinner, học thuyết hai yếu tố của Fridetick Herzberg và học thuyết về sự công bằng của J. Stacy Adams.
Động lực làm việc của viên chức giáo dục chịu tác động, chi phối bởi nhiều nhân tố khác nhau, tùy vào từng thời điểm, từng không gian mà quy định yếu tố nào quan trọng hơn, ảnh hƣởng nhiều hơn. Dựa trên học thuyết hai yếu tố của F.Herzberg, chƣơng 1 đã đi sâu phân tích hai nhóm yếu tố ảnh
hƣởng, đó là nhóm các yếu tố duy trì và nhóm các yếu tố thúc đẩy động lực làm việc. Căn cứ vào các yếu tố ảnh hƣởng, nhà quản lý sẽ xây dựng nhóm các biện pháp thúc đẩy động lực làm việc và nhóm các biện pháp duy trì động lực làm việc.
Bằng sự phân tích, làm rõ các khái niệm, các vấn đề lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cũng nhƣ kinh nghiệm của một số trƣờng đại học, cao đẳng về tạo động lực đã xây dựng cơ sở, nền tảng, định hƣớng nghiên cứu thực trạng trong chƣơng 2 và đề xuất các giải pháp hoàn thiện trong chƣơng 3 của luận văn.
47
Chương 2:
THỰC TRẠNG ĐỘNG LỰC VÀ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO VIÊN CHỨC TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƢ PHẠMNGHỆ AN
Để nghiên cứu đánh giá thực trạng về động lực và các biện pháp tạo động lực làm việc cho viên chức, tác giả đã xây dựng phiếu điều tra gồm 03 phần: Phần I là thông tin chung với 5 câu hỏi, Phần II là thông tin về động lực làm việc với 12 câu hỏi, Phần III là thông tin về các biện pháp tạo động lực làm việc với 23 câu hỏi.
Số phiếu điều tra phát ra là 140, số phiếu điều tra thu về là 136 đạt 97,14%. Sau khi thu thập, tác giả tiến hành phân loại thành 02 nhóm đối tƣợng để phân tích số liệu là: Viên chức làm công tác giảng dạy tại các khoa, bộ môn (sau đây gọi tắt là viên chức giảng dạy) có: 91 phiếu; viên chức làm công tác
phục vụ giảng dạy tại các phòng, ban, trung tâm (sau đây gọi tắt là viên chức hành chính) có: 45 phiếu. Kết quả điều tra sẽ phản ánh tình hình chung về động lực làm việc và biện pháp tạo động lực làm việc tại Trƣờng CĐSP Nghệ An.