Những vấn đề chung về chính sách tuyển dụng viên chức trong ngành thông

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính sách tuyển dụng viên chức tại đài phát thanh và truyền hình hà nội (Trang 28)

1.2.1. Khái nim chính sách tuyn dng viên chc trong ngành thơng tin và

truyền thơng

Chính sách tuyển dụng viên chức là những định hướng của Nhà nước nhằm tuyển chọn được những người phù hợp với vị trí làm việc ở vị trị trí viên chức trong bộ máy các đơn vị sự nghiệp cơng lập, có kiến thức, có kỹ năng, năng lực phù hợp với yêu cầu ở vị trí cơng việc, có hiểu biết về pháp luật chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệp.

Giải pháp và công cụ để giải quyết vấn đề về chính sách tuyển dụng viên chức theo mục tiêu tổng thể của Đảng chính trị đã xác định chính sách tuyển dụng viên chức gồm các bộ phần hợp thành quan trọng: Là những đường hướng, hành động hay còn gọi là những quan điểm, định hướng, mục tiêu và biện pháp thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực cả về sốlượng và chất lượng. Đây là hạt nhân xuyên suốt quy trình chính sách từ hoạch định, phân tích, soạn thảo, ban hành, thực thi và đánh giá chính sách.

Chính sách tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp thông tin và truyền thơng đóng vai trị vơ cùng quan trọng và mang tính tất yếu khách quan nhằm mang lại hiệu quả, hiệu lực cho hoạt động của các đơn vị sự nghiệp thông tin và truyền thông.

Xuất phát từ vai trị, vị trí của các đơn vị sự nghiệp thơng tin và truyền thông vừa là cầu nối đưa chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đến với nhân dân, đáp ứng nhu cầu thông tin đa dạng nhiều chiều của nhân dân. Hiện nay, người dân không nhất thiết phải ngồi tại nhà, trước màn hình tivi để xem truyền hình. Họ có thể xem truyền hình ở bất kỳ đâu và bất kỳ khi nào thơng qua các thiết bị có kết nối internet như máy tính hay điện thoại di động. Thực tế này đã tạo ra một lượng khán giả khổng lồ cho ngành thơng tin và truyền thơng. Đó cũng là thách thức không nhỏ đối với các đơn vị sự nghiệp thông tin và truyền thông trong giai đoạn hiện nay. Trong đó, thách thức lớn nhất nằm ở chất lượng các chương trình phát thanh và truyền hình. Bởi chỉ có những chương trình gần gũi với đời sống và thực sự hấp dẫn mới thu hút được sự quan tâm của khán giả. Nếu không, họ dễ dàng chuyển sang những chương trình, những nguồn thơng tin phù hợp hơn trên mạng internet. Tuy nhiên, hiện nay chất lượng các chương trình phát thanh truyền hình chưa thực sự đáp ứng được

u cầu, địi hỏi trên. Ngun nhân chính là do sự yếu kém của đội ngũ viên chức, sự thiếu hụt nguồn nhân lực có trình độ và năng lực trong các cơ quan ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan này. Vì vậy, để các đơn vị sự nghiệp ngành thông tin và truyền thông phát huy được hiệu quả, hiệu lực của mình, việc thực hiện chính sách tuyển dụng viên chức cho các cơ quan này là tất yếu, khách quan nhằm mục tiêu phát hiện, tuyển chọn, thu hút và sử dụng đội ngũ viên chức có trình độ chun mơn cao vào làm việc cho các đơn vị sự nghiệp thông tin và truyền thông, phát huy được sức mạnh lao động mới, vừa đáp ứng được sự thiếu hụt nhân lực có kinh nghiệm, vừa đảm bảo nhu cầu và nguyện vọng của viên chức nhằm tăng hiệu quả hoạt động của các cơ quan thông tin và truyền thông.

Hiện nay, các đài phát thanh và truyền hình ở Việt Nam đang trong cuộc cách mạng số hóa, thực tếđã đặt ra những yêu cầu cấp thiết đối với viên chức làm việc tại các đài phát thanh và truyền hình. Chính vì vậy, chính sách tuyển dụng viên chức có vai trị hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực thơng tin và truyền thơng.

Chính sách tuyển dụng viên chức chuẩn xác, khoa học là điều kiện tiên quyết, quyết định hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp thông tin và truyền thơng. Chính sách này sẽ giúp cho các đơn vị sự nghiệp thông tin và truyền thông chuẩn bị nguồn nhân lực phù hợp với trình độ của cơng nghệ, từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội, tận dụng mọi cơ hội và ứng dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong quá trình thực thi nghiệm vụ.

Chính sách tuyển dụng viên chức đúng và thích hợp sẽ là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của các đơn vị sự nghiệp thông tin và truyền thơng. Ngược lại, chính sách khơng tốt khơng phù hợp không những không thu hút được nhân lực chất lượng cao tham gia vào quá trình dự tuyển mà cịn kìm hãm sự phát triển, làm thui chột sự sáng tạo của viên chức, thậm chí xảy ra tình trạng người tài rời khỏi các đơn vị sự nghiệp.

1.2.2. Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước v tuyn dng viên chc

trong ngành thông tin và truyn thơng

1.2.2.1. Quan điểm v chính sách tuyn dng viên chc

Chính sách tuyển dụng viên chức có vai trị quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu phát triển ngành thông tin và truyền thông, đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng viên chức hướng tới đạt chất lượng tương đương với các nước trong khu vực.

Chính sách tuyển dụng viên chức ngành thơng tin và truyền thông là nhiệm vụ chiến lược mang tính dài hạn, cần có lộ trình thích hợp cho từng giai đoạn, đảm bảo phát triển hạ tầng thông tin, phục vụ phát triển kinh tế xã hội, góp phần đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước. Cụ thể, chính sách tuyển dụng viên chức phải đảm bảo các quan điểm sau:

Th nht, việc tuyển dụng viên chức phải đảm bảo đúng theo các quy định, quy trình về tuyển dụng viên chức theo quy định của pháp luật.

Th hai, xây dựng chính sách phải đồng bộ từ khâu phát hiện, thu hút, bồi dưỡng, đến trọng dụng và đãi ngộ xứng đáng đối với viên chức nói chung và nguồn viên chức chất lượng cao nói riêng.

Th ba, thực hiện tuyển dụng rộng rãi các đối tượng, không phân biệt tơn giáo, dân tộc. Những người có đủ trình độ, có khả năng đáp ứng tốt u cầu cơng việc đều có cơ hội được tuyển dụng.

Thtư, chính sách tuyển dụng viên chức phải được thực hiện liên tục, thống nhất,

công bằng, khách quan, có tính đến đặc thù của ngành là ngành thông tin và truyền thông.

Th năm, thực hiện đánh giá chính sách, đánh giá, khen thưởng và chế độ đãi

ngộ nhằm tạo điều kiện cho viên chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Th sáu, tiếp thu có chọn lọc, vận dụng kinh nghiệm phù hợp của các nước trên thế giới và các tổ chức trong nước trong xây dựng, thực thi chính sách tuyển dụng viên chức.

1.2.2.2. Mc tiêu ca chính sách tuyn dng viên chc

Theo quyết định số 896/QĐ-BTTTT ngày 28/5/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực ngành thông tin và truyền thông giai đoạn 2011-2020, Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực thông tin và truyền thông đến năm 2020 nhằm đảm bảo về số lượng và chất lượng nhằm hoàn thành các nhiệm vụ:

- Đưa bưu chính trở thành ngành kinh tế hoạt động độc lập, có hiệu quả;

- Thiết lập hạ tầng viễn thông băng rộng trên phạm vi cả nước với các loại hình dịch vụđa dạng;

- Xây dựng cơng nghiệp công nghệ thông tin, đặc biệt là công nghiệp phần mềm, nội dung số và dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng vào tăng trưởng GDP và xuất khẩu;

- Ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phịng - an ninh, góp phần tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử;

- Xây dựng và phát triển một nền báo chí chuyên nghiệp, hiện đại, thực hiện tốt chức năng là cơ quan ngôn luận của tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và diễn đàn của nhân dân, có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước, nâng cao dân trí, xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủnghĩa;

- Phát triển lĩnh vực xuất bản theo hướng độc lập, tự chủ, tiên tiến, hiệu quả, đúng định hướng của Đảng và Nhà nước, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ xuất bản phẩm ngày càng cao của mọi tầng lớp nhân dân, phổ biến được nhiều tác phẩm có giá trị của Việt Nam với thế giới.

Đểđạt được những mục tiêu nêu trên cần phải có nguồn nhân lực lớn cả về số lượng và chất lượng. Đến năm 2015, nguồn nhân lực báo chí là khoảng 93.000 người, trong đó, 85% có trình độ cao đẳng, đại học, 15% có trình độ trung cấp, sơ cấp. Đến năm 2020, dự báo nguồn nhân lực báo chí 112.400 người, trong đó, 87% có trình độ đại học, cao đẳng, 13% có trình độ trung cấp, sơ cấp.

1.2.3. Ngun tắc, điu kin tuyn dng

1.2.3.1. Nguyên tc tuyn dng

Việc tuyển dụng viên chức phải căn cứ vào nhu cầu cơng việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập. Điều 3, Điều 7 và Điều 8 của Luật viên chức 2010 nêu rõ: Vị trí việc làm là cơng việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương đương, là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập; chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp.

Vic tuyn dng viên chc trong ngành thông tin và truyn thông phi tuân th

Nguyên tc xut phát t nhu cu thc tế công vic

Việc tuyển dụng viên chức cần căn cứ vào nhu cầu thực tế cơng việc, thiếu vị trí cơng việc nào thì tuyển đúng viên chức có trình độ chun mơn của cơng việc đó vào làm việc. Việc tuyển dụng cần đáp ứng được nhu cầu thực tế của công việc chứ không chỉ là việc bổsung đủ sốlượng người. Thực hiện tốt nguyên tắc này sẽ tránh lãng phí trong sử dụng nguồn nhân lực, nguồn tài chính từ ngân sách Nhà nước khi phải duy trì một bộ máy nhân sự cồng kềnh, kém chất lượng, khơng đáp ứng được địi hỏi thực tế của công việc.

Đểxác định được đúng nhu cầu tuyển dụng của đơn vị cần phải xây dựng được bản mơ tả vị trí việc làm cho từng công việc cụ thể, số lượng viên chức hiện tại cho từng vị trí là bao nhiêu, đánh giá mức độ đáp ứng công việc hiện tại của viên chức theo từng vị trí việc làm… Đây được xem là nội dung quan trọng nhất trong hoạt động tuyển dụng viên chức tại các đơn vị.

Nguyên tc công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật

Công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật là những đòi hỏi vô cùng quan trong của hoạt động tuyển dụng viên chức.

- Thực hiện nguyên tắc công khai, minh bạch trong tuyển dụng là đảm bảo những gì liên quan đến quyền, nghĩa vụ, tiêu chuẩn của người đăng ký dựthi đều phải thông báo cho các đối tượng được biết. Tính cơng khai cũng xuất phát từ các thiết chế dân chủ quy định trong Hiến pháp và Luật. Đảm bảo tính cơng khai, minh bạch có nghĩa là những yêu cầu của các nguyên tắc khách quan, vô tư, cơng bằng có đủ yếu tố đảm bảo được thực hiện. Nếu nguyên tắc khách quan, vô tư và công bằng là địi hỏi thì ngun tắc cơng khai, minh bạch là tiêu chí xác định các ngun tắc đó có thực hiện được trên thực tế hay khơng. Có thểnói cơng khai là cơ sở quan trọng để xác nhận sự tuân thủ các nguyên tắc nêu trên.

Nguyên tắc công khai, minh bạch cịn có giá trị kiểm sốt các pháp nhân, các cá nhân đối với những cơ quan, những người có trách nhiệm làm công tác tuyển dụng viên chức. Các nội dung đưa ra công khai về nguyên tắc không hạn chế. Tuy nhiên, căn cứ vào quy định, quy chế do Nhà nước ban hành để đưa ra cơng khai đối với thí sinh có thể nêu một số nội dung sau:

+ Công khai sốlượng viên chức cần tuyển + Công khai các tiêu chuẩn dự tuyển

+ Cơng khai hình thức tuyển chọn + Cơng khai thời gian tuyển chọn + Công khai chếđộưu tiên

+ Công khai kết quả thi tuyển

+ Công khai những thay đổi trong q trình thi tuyển (nếu có).

Ngun tc cơng bằng, bình đẳng

Mọi cơng dân đều có quyền và có điều kiện được bộc lộ phẩm chất tài năng của mình. Đối với bất kỳ một vị trí, cương vị nào đang tuyển dụng, các yêu cầu, tiêu chuẩn, điều kiện cần thiết đều cần được công khai rộng rãi để mọi người đều được bình đẳng trong việc tham gia ứng cử, miễn là đáp ứng được những điều kiện theo quy định của pháp luật và các yêu cầu cụ thể của vị trí cơng việc cần tuyển dụng. Đây là ngun tắc xuất phát từ Hiến pháp quy định nguyên tắc cơ bản của cơng dân, trong đó có quyền được tham gia quản lý Nhà nước, hoạt động xã hội.

Để thực hiện nguyên tắc này, Nhà nước ban hành những quy định pháp lý cụ thể, trong đó hướng chủ yếu vào những tiêu chuẩn khách quan, xuất phát từ địi hỏi thực tiễn cơng việc như quốc tịch, độ tuổi dự thi, sức khỏe, bằng cấp….mà khơng có sự phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, tôn giáo, thành phần xuất thân.

Công bằng trong tuyển dụng là lấy kết quả tuyển dụng là cơ sở để tuyển chọn và loại trừ sự thiên vị.

Nguyên tc khách quan: đòi hỏi cơ quan tuyển dụng phải căn cứ vào những yêu cầu khách quan để tuyển dụng là lựa chọn. Đó là nhu cầu thực tế của công việc, theo quy định của Pháp luật và kết quả tuyển dụng của thí sinh. Nguyên tắc khách quan nhằm đảm bảo việc tuyển dụng không bị chi phối bởi các yếu tố chủquan như: Lựa chọn thí sinh là người nhà, thí sinh là các mối quan hệ quen biết, cố tình tuyển vượt sốngười làm việc….tránh tiêu cực trong tuyển dụng.

Nguyên tc tuân ththeo quy định ca Pháp lut

Tuyển dụng viên chức phải tuân thủ pháp luật hành chính điều chỉnh chế độ tuyển dụng và chế độ phục vụ. Hệ thống pháp luật hành chính điều chỉnh công tác tuyển dụng rất phong phú. Điều đó liên quan đến cơ cấu ngành, lĩnh vực sự nghiệp, liên quan đến phân hạng chức danh nghề nghiệp viên chức và liên quan đến cấp quản lý.

Tuy nhiên, ngồi những địi hỏi nghiêm túc trong các quy định pháp lý, cần phải hình thành những nguyên tắc bảo đảm các quy định phải được tơn trọng. Từđó có thể thấy các yếu tố: nhu cầu, pháp luật và nguyên tắc quan hệ lẫn nhau, trong đó yếu tố chi phối có tính khách quan là nhu cầu.

Nguyên tc cnh tranh

Nguyên tắc cạnh tranh trong thi tuyển viên chức là chủ trương lớn của Nhà nước về cải cách chế độ nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức ngay từ khâu tuyển dụng. Cạnh tranh trong thi tuyển viên chức là việc có nhiều thí sinh thi với nhau để vào làm việc tại một vị trí trong đơn vị sự nghiệp cơng lập. Cạnh tranh cũng chính là động lực khích lệ mọi người phấn đấu và hồn thiện bản thân. Qua đó cơ quan tuyển dụng có cơ hội lựa chọn được những viên chức có tài. Thi tuyển cạnh tranh góp phần làm giảm tiêu cực trong công tác tuyển dụng viên chức. Chỉ có cạnh tranh lành mạnh mới chọn được người có đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu vị trí cần tuyển, nếu khơng thi tuyển chỉ mang tính hình thức.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính sách tuyển dụng viên chức tại đài phát thanh và truyền hình hà nội (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)