Nguyên tắc, điều kiện tuyển dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính sách tuyển dụng viên chức tại đài phát thanh và truyền hình hà nội (Trang 31 - 36)

1.2.3.1. Nguyên tắc tuyển dụng

Việc tuyển dụng viên chức phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập. Điều 3, Điều 7 và Điều 8 của Luật viên chức 2010 nêu rõ: Vị trí việc làm là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương đương, là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập; chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp.

Việc tuyển dụng viên chức trong ngành thông tin và truyền thông phải tuân thủ

Nguyên tắc xuất phát từ nhu cầu thực tế công việc

Việc tuyển dụng viên chức cần căn cứ vào nhu cầu thực tế công việc, thiếu vị trí công việc nào thì tuyển đúng viên chức có trình độ chuyên môn của công việc đó vào làm việc. Việc tuyển dụng cần đáp ứng được nhu cầu thực tế của công việc chứ không chỉ là việc bổsung đủ sốlượng người. Thực hiện tốt nguyên tắc này sẽ tránh lãng phí trong sử dụng nguồn nhân lực, nguồn tài chính từngân sách Nhà nước khi phải duy trì một bộ máy nhân sự cồng kềnh, kém chất lượng, không đáp ứng được đòi hỏi thực tế của công việc.

Đểxác định được đúng nhu cầu tuyển dụng của đơn vị cần phải xây dựng được bản mô tả vị trí việc làm cho từng công việc cụ thể, số lượng viên chức hiện tại cho từng vịtrí là bao nhiêu, đánh giá mức độđáp ứng công việc hiện tại của viên chức theo từng vị trí việc làm… Đây được xem là nội dung quan trọng nhất trong hoạt động tuyển dụng viên chức tại các đơn vị.

Nguyên tắc công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật

Công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật là những đòi hỏi vô cùng quan trong của hoạt động tuyển dụng viên chức.

- Thực hiện nguyên tắc công khai, minh bạch trong tuyển dụng là đảm bảo những gì liên quan đến quyền, nghĩa vụ, tiêu chuẩn của người đăng ký dựthi đều phải thông báo cho các đối tượng được biết. Tính công khai cũng xuất phát từ các thiết chế dân chủ quy định trong Hiến pháp và Luật. Đảm bảo tính công khai, minh bạch có nghĩa là những yêu cầu của các nguyên tắc khách quan, vô tư, công bằng có đủ yếu tố đảm bảo được thực hiện. Nếu nguyên tắc khách quan, vô tư và công bằng là đòi hỏi thì nguyên tắc công khai, minh bạch là tiêu chí xác định các nguyên tắc đó có thực hiện được trên thực tế hay không. Có thểnói công khai là cơ sở quan trọng để xác nhận sự tuân thủ các nguyên tắc nêu trên.

Nguyên tắc công khai, minh bạch còn có giá trị kiểm soát các pháp nhân, các cá nhân đối với những cơ quan, những người có trách nhiệm làm công tác tuyển dụng viên chức. Các nội dung đưa ra công khai về nguyên tắc không hạn chế. Tuy nhiên, căn cứ vào quy định, quy chế do Nhà nước ban hành để đưa ra công khai đối với thí sinh có thể nêu một số nội dung sau:

+ Công khai sốlượng viên chức cần tuyển + Công khai các tiêu chuẩn dự tuyển

+ Công khai hình thức tuyển chọn + Công khai thời gian tuyển chọn + Công khai chếđộưu tiên

+ Công khai kết quả thi tuyển

+ Công khai những thay đổi trong quá trình thi tuyển (nếu có).

Nguyên tắc công bằng, bình đẳng

Mọi công dân đều có quyền và có điều kiện được bộc lộ phẩm chất tài năng của mình. Đối với bất kỳ một vị trí, cương vị nào đang tuyển dụng, các yêu cầu, tiêu chuẩn, điều kiện cần thiết đều cần được công khai rộng rãi để mọi người đều được bình đẳng trong việc tham gia ứng cử, miễn là đáp ứng được những điều kiện theo quy định của pháp luật và các yêu cầu cụ thể của vị trí công việc cần tuyển dụng. Đây là nguyên tắc xuất phát từ Hiến pháp quy định nguyên tắc cơ bản của công dân, trong đó có quyền được tham gia quản lý Nhà nước, hoạt động xã hội.

Để thực hiện nguyên tắc này, Nhà nước ban hành những quy định pháp lý cụ thể, trong đó hướng chủ yếu vào những tiêu chuẩn khách quan, xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn công việc như quốc tịch, độ tuổi dự thi, sức khỏe, bằng cấp….mà không có sự phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, tôn giáo, thành phần xuất thân.

Công bằng trong tuyển dụng là lấy kết quả tuyển dụng là cơ sở để tuyển chọn và loại trừ sự thiên vị.

Nguyên tắc khách quan: đòi hỏi cơ quan tuyển dụng phải căn cứ vào những yêu cầu khách quan để tuyển dụng là lựa chọn. Đó là nhu cầu thực tế của công việc, theo quy định của Pháp luật và kết quả tuyển dụng của thí sinh. Nguyên tắc khách quan nhằm đảm bảo việc tuyển dụng không bị chi phối bởi các yếu tố chủquan như: Lựa chọn thí sinh là người nhà, thí sinh là các mối quan hệ quen biết, cố tình tuyển vượt sốngười làm việc….tránh tiêu cực trong tuyển dụng.

Nguyên tắc tuân thủtheo quy định của Pháp luật

Tuyển dụng viên chức phải tuân thủ pháp luật hành chính điều chỉnh chế độ tuyển dụng và chế độ phục vụ. Hệ thống pháp luật hành chính điều chỉnh công tác tuyển dụng rất phong phú. Điều đó liên quan đến cơ cấu ngành, lĩnh vực sự nghiệp, liên quan đến phân hạng chức danh nghề nghiệp viên chức và liên quan đến cấp quản lý.

Tuy nhiên, ngoài những đòi hỏi nghiêm túc trong các quy định pháp lý, cần phải hình thành những nguyên tắc bảo đảm các quy định phải được tôn trọng. Từđó có thể thấy các yếu tố: nhu cầu, pháp luật và nguyên tắc quan hệ lẫn nhau, trong đó yếu tố chi phối có tính khách quan là nhu cầu.

Nguyên tắc cạnh tranh

Nguyên tắc cạnh tranh trong thi tuyển viên chức là chủ trương lớn của Nhà nước về cải cách chế độ nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức ngay từ khâu tuyển dụng. Cạnh tranh trong thi tuyển viên chức là việc có nhiều thí sinh thi với nhau để vào làm việc tại một vị trí trong đơn vị sự nghiệp công lập. Cạnh tranh cũng chính là động lực khích lệ mọi người phấn đấu và hoàn thiện bản thân. Qua đó cơ quan tuyển dụng có cơ hội lựa chọn được những viên chức có tài. Thi tuyển cạnh tranh góp phần làm giảm tiêu cực trong công tác tuyển dụng viên chức. Chỉ có cạnh tranh lành mạnh mới chọn được người có đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu vị trí cần tuyển, nếu không thi tuyển chỉ mang tính hình thức.

Nguyên tắc đề cao trách nhiệm của ngƣời đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập

Tại ĐVSNCL, với đặc thù hoạt động chính là cung cấp dịch vụ công, được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, nguồn thu, đề tài, dự án, quản lý nhân lực, việc nhà quản lý - người đứng đầu đơn vị phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu về năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, ý thức trách nhiệm là đòi hỏi bức thiết của thời đại.

Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền quyết định trong việc tuyển dụng, phân công, phân nhiệm nhằm không để xảy ra tình trạng tham nhũng, lãng phí của công tại cơ quan, đơn vị. Có thể thấy hoạt động tuyển dụng viên chức của người đứng đầu ĐVSNCL đóng vai trò vô cùng quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển của tổ chức. Đặc biệt, trong thời kỳ khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay thì yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của tổ chức là do con người. Nguy cơ tụt hậu và chậm phát triển có nguyên nhân cơ bản là do chưa có một đội ngũ quản lý biết sử dụng đúng và hiệu quả nguồn lực con người. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả tuyển dụng viên chức trong các ĐVSNCL thì vấn đề con người trong tổ chức là vấn đề đáng để quan tâm. Việc tuyển chọn, sử dụng viên chức trong đơn vị như thế nào nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất cần được quan tâm thích đáng.

Nguyên tắc ƣu tiên ngƣời có tài năng, ngƣời có công với cách mạng, ngƣời dân tộc thiểu số

Ưu tiên trong tuyển dụng xuất phát từđạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc, đểđền đáp công ơn và sự hy sinh mất mát của những người có công với nước. Ưu tiên trong thi tuyển còn xuất phát từ sự chênh lệch vềđiều kiện kinh tế, vềtrình độ dân trí giữa các vùng miền. Nếu không thực hiện ưu tiên trong thi tuyển với những đối tượng thuộc các dân tộc thiểu số thì sẽ rất khó khăn trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ viên chức ở những vùng sâu vùng xa và vùng đặc biệt khó khăn. Ưu tiên trong thi tuyển áp dụng với một số đối tượng mà Nhà nước muốn khuyến khích gia nhập nền công vụ, nhất là những người có chuyên môn, trình độ cao.

Nguyên tắc này đòi hỏi các cơ quan tổ chức thi tuyển không được tùy tiện đặt ra những điều kiện ngoại lệ nào khác với quy định pháp luật của Nhà nước. Nội dung của nguyên tắc là dành những điều kiện ngoại lệ thuận lợi, dễ dàng hơn như ưu tiên cộng điểm trong thi tuyển, ưu tiên vềđộ tuổi…

Các nguyên tắc nêu trên có sự hỗ trợ, tác động lẫn nhau, phát sinh từ những yếu tố khách quan, yếu tố pháp lý. Thậm chí chúng tác động lẫn nhau từ các nguyên tắc chủ quan, nguyên tắc này sẽ tạo điều kiện để thực hiện nguyên tắc kia, hoặc nếu vi phạm nguyên tắc này thì sẽtác động như một phản ứng tiêu cực đến nguyên tắc khác.

1.2.3.2. Điều kiện tuyển dụng

Các ĐVSNCL sử dụng ngân sách nhà nước, cung cấp dịch vụ phục vụ quản lý nhà nước nên hoạt động tuyển dụng phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Điều này đảm bảo tuyển dụng được những viên chức có trình độ, năng lực để đảm nhiệm công việc và sự thống nhất trong hệ thống các đơn vị. Bên cạnh những chính sách của pháp luật, các ĐVSNCL cũng có thể đặt ra một số điều kiện đối với ứng viên dự tuyển bởi lẽ các đơn vịnày là nơi sử dụng trực tiếp viên chức, có những đặc thù riêng trong hoạt động, đòi hỏi viên chức phải thích hợp với công việc tại đơn vịđó [10].

Để đảm bảo việc tuyển dụng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp đúng pháp luật và phù hợp với điều kiện của từng lĩnh vực, từng địa phương, từng đơn vị khi tuyển dụng viên chức phải có quy định thống nhất chung về điều kiện đăng ký dự tuyển viên chức.

Viên chức tuyển dụng vào làm việc tại các đơn vị sự nghiệp thông tin và truyền thông phải đảm bảo có đủ phẩm chất, đáp ứng được tiêu chuẩn của vị trí việc làm; đảm

bảo các điều kiện khác về tuổi đời, về sức khỏe để đảm nhiệm công việc, các chính sách ưu tiên và một sốđiều kiện khác. Các điều kiện này được quy định cụ thể tại Điều 22 Luật Viên chức số 58/2010/QH12:

- Là công dân Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam;

- Tuổi đời dự tuyển từđủ 18 tuổi trở lên. Đối với một sốlĩnh vực hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, tuổi dự tuyển có thể thấp hơn theo quy định của pháp luật; đồng thời, phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật;

- Có đơn đăng ký dự tuyển, có lý lịch rõ ràng, có các văn bằng, chứng chỉđào tạo theo tiêu chuẩn của hạng viên chức hoặc có năng khiếu phù hợp với vị trí tuyển dụng;

- Có đủ sức khẻo đểđảm nhận nhiệm vụ;

- Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục;

- Căn cứ vào tính chất và đặc điểm chuyên môn nghiệp vụ, cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức hoặc đơn vịđược quyền tuyển dụng viên chức có thể bổ sung thêm một sốđiều kiện khi tuyển dụng; điều kiện bổ sung dự tuyển như: Ngoại hình, năng khiếu, giới tính, trình độđào tạo trên chuẩn của vị trí tuyển dụng [17].

Căn cứ để tuyển dụng không chỉ phụ thuộc vào nhu cầu công việc, kế hoạch biên chế được phê duyệt mà còn phụ thuộc vào nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp thông tin và truyền thông. Việc tuyển dụng viên chức phải tuân theo những bước đã được quy định trong các VBQPPL nhằm đảm bảo cho việc tuyển dụng diễn ra một cách công bằng, minh bạch, đúng pháp luật và tạo sự thống nhất trong tuyển dụng giữa các đơn vị sự nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính sách tuyển dụng viên chức tại đài phát thanh và truyền hình hà nội (Trang 31 - 36)