2.2. Thực trạng thực hiện chính sách tuyển dụng viên chức tại Đài Phát thanh và
2.2.3. Chính sách ưu tiên trong tuyển dụng
Tại Khoản 2, Điều 10, Nghị định 29/1012/NĐ-CP ngày 12/4/2016 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức đã quy định rất rõ chính sách ưu tiên trong tuyển dụng viên chức. Cụ thể:
- Người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển viên chức phải tham dự đủ các bài thi quy định tại Điều 9 Nghị định này, mỗi bài thi đạt từ 50 điểm trở lên và được xác định
theo nguyên tắc: Người trúng tuyển có kết quả thi cao hơn, lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu tuyển dụng của từng vị trí việc làm.
Trường hợp có từ 02 người trở lên có kết quả thi bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng cần tuyển dụng thì người có tổng số điểm các bài thi chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành cao hơn là người trúng tuyển; nếu tổng số điểm các bài thi chun mơn, nghiệp vụ chun ngành bằng nhau thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức quyết định người trúng tuyển theo thứ tự ưu tiên như sau:
+ Anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động; thương binh; người hưởng chính sách như thương binh;
+ Con liệt sĩ; con thương binh; con của người hưởng chính sách như thương binh; + Người dân tộc ít người;
+ Đội viên tri thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi từ đủ 24 tháng trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ;đội viên thanh niên xung phong;
+ Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự; + Người dự tuyển là nữ.
Trường hợp vẫn không xác định được người trúng tuyển theo thứ tự ưu tiên theo quy định thì Tổng Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội quyết định người trúng tuyển.
- Đối với tuyển dụng viên chức thông qua thi tuyển, bên cạnh việc thực hiện các chính sách của Nhà nước ban hành, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội cịn áp dụng một sốquy định ưu tiên như:
+ Người dân tộc thiểu số; anh hùng lực lượng vũ trang; anh hùng lao động; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hoạt động cách mạng trước tổng khởi nghĩa (từ ngày 19 tháng 8 năm 1945 trở về trước); con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học; con anh hùng lực lượng vũ trang, con anh hùng lao động được cộng 30 điểm vào tổng kết quảđiểm thi tuyển;
+ Người có học vị tiến sĩ đúng chuyên ngành đào tạo, phù hợp với nhu cầu tuyển dụng được cộng 20 điểm vào tổng kết quả điểm thi tuyển;
+ Những người có học vị thạc sĩ đúng chuyên ngành đào tạo, phù hợp với nhu cầu tuyển dụng; những người tốt nghiệp loại giỏi và xuất sắc ở các bậc đào tạo chuyên
môn phù hợp với nhu cầu tuyển dụng; người đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự; đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện phục vụ nơng thơn, miền núi từhai năm trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ; cán bộ, cơng chức cấp xã có thời gian làm việc liên tục tại cơ quan, tổ chức cấp xã từ ba năm trở lên được cộng 10 điểm vào tổng kết quảđiểm thi tuyển.
Thí sinh có nhiều điểm ưu tiên chỉ được cộng một điểm ưu tiên cao nhất.
2.2.4. Hình thức tuyển dụng
Tuyển dụng viên chức tại Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội được thực hiện thơng qua hai hình thức thi tuyển hoặc xét tuyển theo Thông tư số 15/2012/TT-BNV ngày 25/12/2012 của Bộ Nội vụ; Thông tư số 16/2012/TT-BNV ngày 28/12/2012 của Bộ Nội, Quyết định số118/QĐ-UB ngày 17 tháng 12 năm 2009 của UBND Thành phố Hà Nội quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội; Quyết định số 103/2009/QĐ-UBND ngày 24/9/2009 của UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quy định về quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, tiền lương, tiền công, cán bộ, công chức, viên chức và lao động hợp đồng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố Hà Nội; Quyết định số 11/2012/QĐ-UBND ngày 22/5/2012 của UBND Thành phố Hà Nội sửa đổi, bổsung, điều chỉnh một sốđiều của Quyết định số 103/2009/QĐ-UBND ngày 24/9/2009 của UBND Thành phố.
Xét tuyển:
Xét tuyển căn cứ vào thông báo của Sở Nội vụ Hà Nội về việc giao chỉ tiêu biên chế hành chính, sự nghiệp và định mức lao động cho Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội.
Nội dung xét tuyển gồm:
+ Xét kết quả học tập bao gồm điểm học tập và điểm tốt nghiệp của người dự tuyển + Kiểm tra sát hạch thông qua phỏng vấn về năng lực, trình độ chuyên mơn, nghiệp vụ của người dự tuyển.
- Cách tính điểm:
Điều 12, Mục 3, Nghị định 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ, cách tính điểm trong xét tuyển viên chức được tính như sau:
+ Điểm học tập (ĐHT) được xác định bằng trung bình cộng kết quả các mơn học trong tồn bộ q trình học tập của người dự xét tuyển ở trình độ, chun mơn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí dự tuyển và được quy đổi theo thang điểm 100, tính hệ số 1.
+ Điểm tốt nghiệp (ĐTN) được xác định bằng trung bình cộng kết quả các mơn thi tốt nghiệp hoặc điểm bảo vệ luận văn của người dự xét tuyển và được quy đổi theo thang điểm 100, tính hệ số 1.
Trường hợp người dự tuyển được đào tạo theo hệ thống tín chỉ thì điểm học tập đồng thời là điểm tốt nghiệp và được quy đổi theo thang điểm 100, tính hệ số 2.
Điểm phỏng vấn (ĐPV) được tính theo thang điểm 100 và tính hệ số 2.
Tổng điểm xét tuyển (TĐXT) là tổng số điểm của điểm học tập, điểm tốt
nghiệp, điểm phỏng vấn đã tính hệ số.
TĐXT = ĐHT + ĐTN + (ĐPV x 2)
Các vị trí tuyển dụng viên chức khối quản lý và khối kỹ thuật TĐXT được tính theo quy định tại Điều 12, Mục 3, Nghịđịnh 29/2012/NĐ-CP.
Riêng đối với vị trí tuyển dụng biên tập viên, dẫn chương trình, phát thanh viên, phóng viên tiêu chí chấm điểm điểm phỏng vấn được quy định như sau:
+ Ngoại hình: 30 điểm (vóc dáng: 10 điểm; khn mặt: 20 điểm) + Giọng nói: 20 điểm
+ Thể hiện diễn xuất: 15 điểm (kỹ năng giao tiếp, qua quan sát của Ban giám khảo: 5 điểm; kỹnăng diễn trước ống kính: 10 điểm).
+ Ngoại ngữ: 10 điểm
+ Hiểu biết chung: 25 điểm (riêng vòng chung khảo chia ra: phỏng vấn trực tiếp 15 điểm, viết bài luận theo tình huống Ban Giám khảo yêu cầu: 10 điểm).
Bảng 2.2: Tiêu chí chấm điểm vị trí dự tuyển BTV, DCT Đài Phát thanh
và Truyền hình Hà Nội
Ngoại hình:
30 điểm
Giọng nói:
20 điểm
Thể hiện diễn xuất: 25 điểm Ngoại ngữ: 10 điểm Hiểu biết chung: 25 điểm Vóc dáng: 10 điểm Khn mặt: 20 điểm Kỹ năng giao tiếp: 10 điểm Kỹ năng diễn trước ống kính: 15 điểm Tổng: 100 điểm
- Xác định người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển dụng viên chức:
Điều 13, mục 3, Nghị định 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ, người trúng tuyển trong kỳ thi xét tuyển viên chức phải có đủcác điều kiện sau đây:
+ Có điểm học tập, điểm tốt nghiệp và điểm phỏng vấn, mỗi loại đạt từ 50 điểm trở lên;
+ Có tổng điểm xét tuyển cao hơn lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp đến hết chỉ tiêu được tuyển dụng của từng vị trí việc làm .
Trường hợp có từ 02 người trở lên có tổng điểm xét tuyển bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng cần tuyển dụng thì người có điểm phỏng vấn cao hơn là người trúng tuyển; nếu điểm phỏng vấn bằng nhau thì Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng viên chức quyết định người trúng tuyển có thâm niên cơng tác đúng chuyên ngành cần tuyển cao hơn; nếu thâm niên bằng nhau thì quyết định người trúng tuyển theo thứ tự ưu tiên quy định tại Khoản 2 Điều 10 của nghị định 29/2012-NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ.
Trường hợp vẫn khơng xác định được người trúng tuyển theo thứ tựưu tiên theo quy định thì Tổng Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội quyết định người trúng tuyển.
Không thực hiện bảo lưu kết quả xét tuyển cho các kỳ xét tuyển lần sau.
- Xét tuyển đặc cách:
Điều kiện xét tuyển đặc cách được quy định rõ tại Điều 14, Mục 3, Nghị định 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. Theo đó, căn cứ điều kiện đăng ký dự tuyển quy định tại Điều 4 Nghị định này và yêu cầu của đơn vị sự nghiệp cơng lập, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức xem xét, quyết định xét tuyển đặc cách khơng theo trình tự, thủ tục tuyển dụng viên chức quy định tại Điều 15, Điều 16 và Điều 17 Mục 4 Chương này đối với các trường hợp sau:
+ Người có kinh nghiệm công tác trong ngành, lĩnh vực cần tuyển dụng từ 03 năm trởlên, đáp ứng được ngay yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng;
+ Những người tốt nghiệp đại học loại giỏi, tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ ở trong nước và ngồi nước, có chun ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển dụng, trừcác trường hợp mà vị trí việc làm và chức danh nghề nghiệp cần tuyển dụng yêu cầu trình độ đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ;
+ Những người có tài năng, năng khiếu đặc biệt phù hợp với vị trí việc làm trong các ngành, lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, các ngành nghề truyền thống.
Việc xác định tốt nghiệp đại học loại giỏi được căn cứ vào xếp loại tại bằng tốt nghiệp; trường hợp bằng tốt nghiệp khơng xếp loại thì cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức báo cáo cụ thể kết quả học tập tồn khóa và kết quả bảo vệ tốt nghiệp để cơ quan quản lý đơn vị sự nghiệp công lập xem xét, quyết định. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản, cơ quan quản lý đơn vị sự nghiệp công lập phải có văn bản trả lời [1].
Đối với những trường hợp được xét tuyển đặc cách, việc kiểm tra, sát hạch thông qua phỏng vấn hoặc thực hành về trình độ chun mơn , nghiệp vụ của người được xét tuyển.
Thi tuyển:
- Nội dung thi tuyển:
Người dự tuyển vào các chức danh nghề nghiệp có u cầu trình độ đào tạo của vị trí việc làm từ cao đẳng trở lên. Hình thức thi tuyển gồm 2 phần: Phần thi viết và phần thi vấn đáp.
Phần thi viết: Thời gian thi 120 phút, hệ số 2, tính theo thang điểm 100. Nội
dung đề thi bao gồm thi viết về chuyên môn, nghiệp vụ đối với từng hạng hoặc từng lĩnh vực chuyên môn cần tuyển (mỗi hạng, lĩnh vực chun mơn sẽ có nội dung, đề thi riêng).
Thi vấn đáp: Tính theo thang điểm 100, hệ số 1. Áp dụng cho các vị trí dự
tuyển khối biên tập, khối quản lý và khối kỹ thuật của Đài; thời gian làm bài không quá 30 phút kể cả thời gian chuẩn bị. Nội dung thi cụ thể như sau:
+ Pháp lệnh Cán bộ công chức đã được sửa đổi, bổ sung năm 2000 và năm 2003; + Quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực Phát thanh truyền hình; + Những vấn đề về tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô Hà Nội và cả nước ….;
+ Chức năng, nhiệm vụ của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội; + Khả năng ứng xử và xử lý tình huống;
Riêng đối với phát thanh viên cần chú trọng thanh, sắc, hình. Yêu cầu chất giọng truyền cảm, hình thức ưa nhìn, khn hình qua màn ảnh đẹp. Đối với biên tập viên, dẫn chương trình, phóng viên cần chú trọng đến vóc dáng, khn mặt, giọng nói, kỹ năng thể hiện diễn xuất
Tài tiệu tham khảo nội dung thi tuyển viên chức do Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội chuẩn bị và thơng báo đến thí sinh đăng ký dự thi trước thời gia tổ chức thi ít nhất 20 ngày.
Nếu số lượng thí sinh dự thi quá nhiều so với chỉ tiêu cần tuyển thì Hội đồng tuyển dụng tổ chức sơ tuyển. Hội đồng tuyển dụng cơng khai quy định rõ tiêu chí, nội dung sơ tuyển viên chức (khơng ưu tiên thí sinh có số năm hợp đồng tại cơ quan, đơn vị, khơng bổ sung văn bằng trái với trình độ chun mơn cần tuyển); số thí sinh dự tuyển sau khi sơ tuyển phải đảm bảo tính cạnh tranh theo chỉ tiêu tuyển dụng. Điểm sơ tuyển được tính theo thang điểm 100, người được xét dự thi tuyển là người có điểm xét tuyển từ cao nhất đến hết số thí sinh cần chọn theo quy định của Hội đồng tuyển dụng.
- Cách tính điểm và xác định người trúng tuyển:
Cách tính điểm xác định người trúng tuyển được tính như sau:
Tổng điểm xét tuyển qua thi = Điểm bài thi viết (hệ số 2) + điểm thi vấn đáp (hệ số 1) + điểm ưu tiên (nếu có).
Xét duyệt người trúng tuyển theo chỉ tiêu của từng hạng dự tuyển. Người trúng tuyển là người dự tuyển đủ các phần thi, mỗi phần thi phải đạt từ 50 điểm trở lên và có tổng điểm xét tuyển nêu trên cao nhất đến hết chỉ tiêu cần tuyển. Trường hợp có nhiều người trùng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng thì người trúng tuyển là người có điểm bài thi viết cao hơn; nếu có cùng số điểm ở bài thi viết thì người trúng tuyển là người có văn bằng cao hơn; nếu cùng văn bằng thì người trúng tuyển là người có kết quả học tập trung bình tồn khóa cao hơn.
Đối với trường hợp khi được tuyển dụng vào Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội đã có thời gian cơng tác liên tục, có đóng bảo hiểm xã hội trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức của Nhà nước hoặc trước đây là cán bộ, cơng chức sau đó chuyển ra làm ở các khu vực khác ngoài Nhà nước, nay được tuyển dụng và bố trí làm việc theo đúng chuyên môn nghiệp vụ trước đây đã đảm nghiệm thì q trình cơng tác có đóng bảo hiểm xã hội được xem xét là cơ sở, xếp hạng, bậc lương phù hợp với vị trí được tuyển dụng.
Những thí sinh đang làm hợp đồng thỏa thuận hoặc hợp đồng trong chỉ tiêu tại Đài nếu trúng tuyển được xếp hạng, bậc lương tương đương bậc lương hiện hưởng, nếu khơng trúng tuyển mà có thí sinh khác trúng tuyển vào chỉ tiêu này thì việc ký tiếp hợp đồng hay chấm dứt hợp đồng do Tổng Giám đốc Đài quyết định.
2.2.5. Quy trình tuyển dụng viên chức tại Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội
Quy trình tuyển dụng viên chức tại Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội được thực hiện theo các bước sau:
Bƣớc 1: Lập kế hoạch tuyển dụng
Căn cứ vào nhu cầu tuyển dụng, kế hoạch năm trước, căn cứ vào chỉ tiêu biến chế được giao theo quyết định của UBND Thành phố Hà Nội trong năm, các phòng/ban gửi danh sách số lượng người làm việc còn thiếu và số lượng cơ cấu cần tuyển về Ban Tổ chức cán bộ Đài xem xét. Ban Tổ chức cán bộ phối hợp với các đơn vị trực thuộc đánh giá, tổng hợp đề xuất xây dựng kế hoạch tuyển dụng viên chức của tồn cơ quan trình Sở Nội thẩm định trình Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội. Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội xem xét dựa trên báo cáo của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, tờ trình của Sở Nội vụ gửi lên để phân bổ chỉ tiêu biên chế được giao. Sau khi có văn bản thẩm định kế hoạch tuyển dụng của Sở Nội vụvà văn bản phê duyệt chỉ tiêu biên chế do UBND Thành phố Hà Nội giao, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội xây dựng phương án tổ chức tuyển dụng bao gồm các nội dung cơ bản sau:
Thành lập Hội đồng tuyển dụng để tổ chức, thực hiện việc xét tuyển viên chức