Trong những năm gần đây, Quảng Nam và Quảng Ngãi là một trong số những địa phương đạt được kết quả tốt trong công cuộc cải cách hành chính và thu hút đầu tư. Mặt khác, từ đánh giá kết quả về “Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh” (PCI) của cả nước, hai địa phương Quảng Nam và Quảng Ngãi cũng ở nhóm các tỉnh có chỉ số cao. Từ những nguyên do này, học viên chọn tìm hiểu kinh nghiệm công tác TĐKT của hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi làm cơ sở vận dụng cho tỉnh Quảng Ninh.
1.3.1.1. Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Nam
Văn kiện Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Quảng Nam lần thứ VII, năm 2015 đưa ra một số kinh nghiệm đổi mới công tác TĐKT, như sau:
- Về mặt hạn chế
+ Việc chỉ đạo, tổ chức PTTĐ yêu nước ở một số đơn vị, địa phương, doanh nghiệp chưa đi vào thực chất, chưa thường xuyên, chưa toàn diện, chưa đồng bộ giữa các ngành, các lĩnh vực, các thành phần kinh tế, còn nặng về khen thưởng. Hình thức thi đua chưa thật sự phong phú và đa dạng, xây dựng nội dung, chỉtiêu thi đua chưa sát với thực tiễn, chưa thiết thực hiệu quả.
+ Công tác phát hiện, bồi dưỡng điển hình tiên tiến, tuyên truyền nêu gương các điển hình chưa được quan tâm đúng mức, chưa có kế hoạch thường xuyên, chưa phát hiện kịp thời, còn lúng túng trong quá trình thực hiện, chưa
có nhiều giải pháp trong bồi dưỡng, xây dựng và nhân rộng điển hình tiên tiến, hiệu quả chưa cao.
+ Khen thưởng cho cán bộlãnh đạo, cán bộ quản lý ở một sốnơi vẫn còn nhiều, cho công chức, viên chức, người lao động trực tiếp còn ít, chưa tương xứng, nhất là khen thưởng cấp Nhà nước; nhiều đơn vị, địa phương chưa xây dựng kế hoạch, lộtrình khen thưởng. Việc bình xét khen thưởng có lúc có nơi còn bịđộng, chưa kịp thời, chất lượng chưa cao.
+ Sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội trong việc phát động, tổ chức PTTĐ, công tác khen thưởng chưa đáp ứng yêu cầu, có lúc, có việc chưa kịp thời, thiếu chặt chẽ. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng, Hội đồng Sáng kiến các cấp đã được kiện toàn, củng cốnhưng ở nhiều nơi chất lượng hoạt động chưa cao.
- Kinh nghiệm đổi mới công tác TĐKT tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới: Từ thực tế lãnh đạo, chỉ đạo công tác TĐKT, tỉnh Quảng Nam rút ra một số kinh nghiệm đổi mới công tác TĐKT thời gian tới:
+ Làm tốt công tác tuyên truyền, quán triệt sâu sắc các chỉ thị của Đảng, Nhà nước về đổi mới công tác TĐKT đến toàn thể đảng viên, cán bộ công nhân viên, người lao động và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh.
+ Sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy đảng; chỉ đạo sâu sát của chính quyền các cấp; phối hợp chặt chẽ của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể có ý nghĩa quyết định sự thành công của các PTTĐ, công tác khen thưởng.
+ Coi trọng xây dựng kế hoạch tổ chức PTTĐ với mục tiêu, nội dung, tiêu chí thi đua cụ thể, thiết thực, gắn yêu cầu nhiệm vụ chính trị, trọng tâm, trọng điểm, với lợi ích thiết thực của cơ quan, đơn vị; phương pháp, hình thức thi đua phải phù hợp, gắn liền với công tác xây dựng Đảng, xây dựng đơn vị, địa phương vững mạnh; Lấy kết quả hoàn thành nhiệm vụ chính trị của đơn vị, địa phương là mục tiêu, động lực quan trọng để tổ chức thực hiện PTTĐ
yêu nước thì PTTĐ mới duy trì được thường xuyên và thu hút nhiều người tham gia.
+ Tôn vinh khen thưởng phải minh bạch, công khai, dân chủ, đúng người, đúng thành tích, đúng luật, kịp thời và phải được bình chọn từ cơ sở; làm tốt cả 3 khâu phát hiện, bồi dưỡng và nhân điển hình tiên tiến thì mới có tác dụng, động viên khích lệ và phát huy hiệu quả của phong trào.
+ Quan tâm bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức cho đội ngũ công chức làm công tác TĐKT, nâng cao chất ượng tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp, lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện hiệu quả các PTTĐ, công tác khen thưởng.
1.3.1.2. Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Ngãi
Văn kiện Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Quảng Nam lần thứ VIII, năm 2015 đưa ra một số kinh nghiệm đổi mới công tác TĐKT, như sau:
- Về mặt hạn chế:
+ Một số PTTĐ ở cơ sở chưa có nội dung tiêu chí cụ thể, chưa chú trọng đến sơ kết, tổng kết, đánh giá PTTĐ; công tác biểu dương, khen thưởng chưa kịp thời.
+ Cơ quan làm công tác TĐKT ở một số ngành, địa phương chưa thực sự chủ động trong việc tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền ban hành các văn bản chỉ đạo hướng dẫn công tác TĐKT; chưa tích cực nghiên cứu cơ chế, chính sách TĐKT để tham mưu cho lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, tháo gỡ những vướng mắc về công tác TĐKTthuộc trách nhiệm và thẩm quyền giải quyết.
+ Công tác khen thưởng, bình xét và công nhận danh hiệu thi đua ở một số đơn vị, địa phương chưa chặt chẽ, thủ tục hồ sơ đề nghị khen thưởng chưa đảm bảo với quy định. Việc biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc đóng góp cho PTTĐ chưa kịp thời, có nơi chưa thật sát,
đúng nên chưa có tác dụng khuyến khích, động viên, thúc đẩy các điển hình tiên tiến vươn lên và chưa tạo động lực đểPTTĐ phát triển mạnh và vững.
+ Việc phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến có nơi còn mang tính hình thức, thiếu tính thuyết phục, không có sức thu hút đối tượng học tập làm theo, công tác tuyên truyền, nêu gương điển hình tiên tiến chưa được chú trọng, nên tác dụng và sự lan tỏa của điển hình trong thực tế vẫn còn hạn chế.
+ Công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện pháp luật về TĐKT ở cơ sở tuy có chuyển biến, song chưa đáp được yêu cầu.
+ Tổ chức bộ máy và công chức làm công tác TĐKT ở các ngành, các cấp chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là trong công tác tham mưu chỉ đạo, tổ chức các PTTĐ. Đội ngũ công chức làm công tác TĐKT còn yếu về chuyên môn, nghiệp vụ, thiếu kinh nghiệm thực tiễn về tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn PTTĐ.
- Kinh nghiệm đổi mới công tác TĐKT tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới: + Phải tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật về TĐKT nhằm nâng cao nhận thức đối với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động hiểu được vị trí, vai trò, ý nghĩa của công tác TĐKT trong tình hình mới.
+ Gắn PTTĐ yêu nước với thực hiện nhiệm vụ chính trị; với thực hiện Nghị quyết của Đảng, của Trung ương đểđộng viên từng người, từng đơn vị, từng ngành, từng địa phương để hoàn thành nhiệm vụđược giao. PTTĐ muốn mang lại hiệu quả thiết thực phải đi vào giải quyết các vấn đề bức thiết, những khó khăn, vướng mắc, tồn tại của địa phương, đơn vị một cách thiết thực. Càng khó khăn, càng phát huy tinh thần năng động, sáng tạo, linh hoạt, nhạy bén vận dụng đưa Nghị quyết vào cuộc sống, cụ thể bằng những giải pháp và phương thức phù hợp, hiệu quả, gắn với lợi ích cơ bản, chính đáng của nhân dân và người lao động. Càng phải thấm nhuần quan điểm tin dân, trọng dân, học dân, dựa vào dân, “phát huy sức dân, chăm lo cho dân”, thực hiện tốt an
sinh xã hội, chăm lo cho cơ sở, không ngừng nâng cao chất lượng sống của nhân dân.
+ Phải hướng dẫn, đôn đốc và có sự kiểm tra, giám sát các PTTĐ khi tổ chức phát động, không tổ chức mang tính hình thức mà phải có mục đích, nội dung, tiêu chí rõ ràng, có sơ kết, tổng kết, nhân rộng các mô hình, cách làm hiệu quả và phải được quần chúng đồng tình ủng hộ và tích cực tham gia một cách tự giác sáng tạo.
+ Thường xuyên theo dõi, kịp thời đánh giá việc triển khai, thực hiện Kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục đổi mới công tác TĐKT theo tinh thần Chỉ thị số 34-CT/TW của Bộ Chính trị.
+ Tham mưu cho cấp ủy đảng, chính quyền sớm kiện toàn bộ máy làm công tác TĐKT, nhất là cấp huyện, thành phố phải có bộ phận chuyên trách, các cơ quan cấp tỉnh; phải bố trí cán bộ kiêm nhiệm, các xã, phường, thị trấn và giao nhiệm vụ rõ ràng cho Văn phòng HĐND - UBND, thì công tác TĐKT sẽ thực hiện tốt hơn.