khen thưởng trên đi ̣a bàn
- Xây dựng, bổ sung, sửa đổi các văn bản chỉđạo, hướng dẫn về công tác TĐKT:
Tiếp tục hoàn thiện các chính sách, pháp luật về TĐKT đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới. Để đổi mới và nâng cao chất lượng công tác TĐKT trên địa bàn tinh, cần sớm xây dựng, bổ sung, sửa đổi các văn bản chỉ
đạo, hướng dẫn về công tác TĐKT cho phù hợp với thực tiễn PTTĐ yêu nước của tỉnh và các văn bản hướng dẫn của Trung ương.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về công tác TĐKT; tư tưởng Hồ Chí Minh vềthi đua yêu nước với nội dung và hình thức phù hợp cho mọi tầng lớp nhân dân, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn và biên giới, hải đảo.
- Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ công tác TĐKT:
Để nâng cao chất lượng công tác tập huấn nghiệp vụđáp ứng yêu cầu về đổi mới công tác TĐKT, cần xác định rõ đối tượng, nội dung, thời gian, kinh phí và giảng viên hoặc báo cáo viên tham gia tập huấn.
Đối tượng: Chủ tịch và thành viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các sở, ban, ngành, hội đoàn thể, các địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh; Cán bộ nghiệp vụ của Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh; cán bộ làm công tác thi đua các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và huyện, thị xã, thành phố; Cán bộ làm công tác thi đua cấp xã và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Ngoài việc tổ chức hội nghị truyền thống, phải từng bước mở rộng các hình thức triển khai công tác TĐKTkhác như: Hội thảo chuyên đề; hội thi tìm hiểu Luật TĐKTvà các văn bản hướng dẫn thi hành; giao ban công tác TĐKT các các Cụm, Khối thi đua…
Mở rộng và đa dạng hóa thông tin công tác TĐKT trên website của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh để thông tin đến bạn đọc những thông tin mới nhất, cần thiết vềTĐKT.
- Thành lập mới, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Cụm, Khối thi đua, tạo động lực đẩy mạnh PTTĐ phát triển:
Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Cụm, Khối thi đua bằng cách tiếp tục sửa đổi, bổ sung Quy chế tổ chức và hoạt động của Cụm, Khối
thi đua trên địa bàn tỉnh; quy định rõ nhiệm vụ và quyền hạn của Cụm trưởng, Khối trưởng, Cụm phó, Khối phó và các đơn vị thành viên, chế độ làm việc, thông tin báo cáo, phương pháp, căn cứ bình xét thi đua, đặc biệt, cần có sự thống nhất trong việc xây dựng nội dung, mục tiêu thi đua rõ ràng, tiêu chí cụ thể, cách chấm điểm, bình xét trong từng đơn vị cụm, khối làm cơ sở để các đơn vị dễ dàng so sánh, đánh giá mức độ thành tích, bình xét, xếp hạng thi đua đảm bảo theo quy định.
Tổ chức các hoạt động, phong trào chung nhằm tạo ra không khí phấn khởi, giao lưu giữa các đơn vị thành viên như: Tổ chức các giải thi đấu thể thao, hội diễn văn nghệ nhằm tạo không khí vui tươi, lành mạnh góp phần động viên cán bộ, công chức, viên chức và người lao động các đơn vị trong Cụm, Khối thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ, xây dựng tình đoàn kết, sự hiểu biết lẫn nhau giữa các đơn vị thành viên.
Rà soát lại các quy chế hoạt động, tiêu chí thi đua, thang bảng điểm thi đua của từng Cụm, Khối thi đua trên nguyên tắc hướng dẫn 1479/HD- BTĐKT, ngày 25/7/2016 của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương và tình hình thực tế của tỉnh Quảng Ninh, thực trạng của từng Cụm, Khối thi đua để điều chỉnh cho phù hợp.
3.2.3. Thực hiê ̣n tốt công tác tuyên tryền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thi đua, khen thưởng
Để mọi hoạt động được số lượng đông đảo nhân dân biết đến thì tuyên truyền, phổ biến được coi là biện pháp mà nhiều ban, ngành, lĩnh vực áp dụng để nâng cao hiệu quả của lĩnh vực quan tâm hay nghiên cứu. Công tác TĐKT mà được tuyên truyền đúng phương pháp, đúng thời điểm và tác động đến đúng đối tượng thì kết quả sẽ đạt được tối ưu.
Các hình thức tuyên truyền, phổ biến gương người tốt, việc tốt trong TĐKTcũng được triển khai trên nhiều phương tiện, thông tin, đại chúng: báo,
đài, mạng, tờ rơi, thông qua hoạt động cụ thể của nhiều đơn vị vừa phong phú cả về nội dung và hình thức tổ chức. Qua những hoạt động này nhiều nhân tố mới, cá nhân tiêu biểu, nội dung thi đua được tổ chức ở trình độ chuyên nghiệp và phong phú hơn cả về nội dung lẫn hình thức.
Các cấp, các ngành xây dựng kế hoạch tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các PTTĐ yêu nước và gương điển hình tiên tiến, tạo khí thế thi đua sôi nổi; đổi mới, đa dạng hóa các nội dung, hình thức tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng.
Tiếp tục tuyên truyền, quán triệt tư tưởng thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chỉ thị số 34-CT/TW, ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị “Về tiếp tục đổi mới công tác TĐKT”, Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật TĐKT năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành để nâng cao hơn nữa nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò của công tác TĐKT. Phát huy tính năng động, sáng tạo và tinh thần trách nhiệm của các cấp, các ngành thi đua phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của tỉnh.
Xây dựng chương trình, kế hoạch phát hiện, bồi dưỡng các nhân tố mới, điển hình mới trong các PTTĐ yêu nước. Đẩy mạnh tuyên truyền các mô hình, điển hình, nhân tố mới, những tấm gương có thành tích xuất sắc trong lao động, học tập, sản xuất, công tác, chiến đấu và phục vụ chiến đấu đảm bảo thực hiện đồng bộở cả 4 khâu: Phát hiện – Bồi dưỡng – Tổng kết –Nhân điển hình tiên tiến.
Các cơ quan truyền thông của tỉnh (đặc biệt là Báo Quảng Ninh, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh) cần xác định việc tuyên truyền, phổ biến các PTTĐ yêu nước, các điển hình tiên tiến là nhiệm vụ quan trọng trong công tác tuyên truyền. Mở các chuyên trang, chuyên mục, tăng cường thời lượng tuyên truyền các PTTĐ có hiệu quả, các gương người tốt, việc tốt, điển hình trên
các lĩnh vực của đời sống. Muốn vậy, các cơ quan nói trên cần phải giúp cán bộtrong cơ quan (phóng viên, cộng tác viên…) nhận thức đúng và đầy đủ về nhân tố mới, điển hình tiên tiến trong thời kỳđổi mới.
Tổ chức quán triệt trong cán bộ chủ chốt của tỉnh, đồng thời đều có kế hoạch tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn đến tận cơ sở và nhân dân tùy theo yêu cầu đối tượng vận động, thực hiện.
Các điển hình tiên tiến được lựa chọn giới thiệu để tuyên truyền cần phải được chọn lọc kỹ lưỡng theo các tiêu chí đã đề ra, phải thực sự là tấm gương sáng, có tác dụng lan tỏa mạnh mẽ để mọi người học tập, noi theo. Đối với các cơ quan báo chí, cần đổi mới nhận thức, đổi mới cách thể hiện bài viết về nhân tố mới, điển hình tiên tiến; có sự phối hợp giới thiệu trên nhiều báo, tạp chí, tạo sự đồng thuận cao trong dư luận xã hội, nhưng phải phù hợp với tôn chỉ, mục đích, thế mạnh, bản sắc của từng tờ báo, tạp chí. Cùng với đó, Ban TĐKT tỉnh, Hội nhà báo tỉnh có thể phối hợp với các ngành kinh tế, xã hội đầu tư kinh phí, tổ chức thêm nhiều cuộc thi viết về người tốt việc tốt, nhân tố mới, điển hình tiên tiến trong giai đoạn mới trên các lĩnh vực; phát động thi đua mang tính chuyên đề, chuyên ngành, liên ngành, lấy đó là nguồn đề tài cho báo chí khai thác, để thu hút, khuyến khích các cơ quan báo chí, người viết báo hăng hái tham gia, để công tác tuyên truyền người tốt việc tốt, nhân tố mới, điển hình tiên tiến trong thời gian tới nâng lên một tầm cao mới về chất.
Việc phát hiện, bồi dưỡng, tuyên truyền nhân rộng các nhân tố mới, điển hình tiên tiến là nội dung quan trọng trong tổ chức PTTĐ yêu nước. Làm tốt công tác tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến trên báo chí cũng như các kênh thông tin truyền thông đại chúng sẽ góp phần cổ vũ, động viên mọi miền, mọi ngành, mọi nhà tự giác, hăng hái thi đua thực hiện thắng lợi đường
lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần thiết thực xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc.
Tăng cường sử dụng và kết hợp hài hòa các hình thức tuyên truyền bằng báo cáo viên, tuyên truyền viên, lồng ghép tuyên truyền qua hoạt động của các cơ quan, đơn vị, tổ chức ởcơ sở qua các tác phẩm, tiêu phẩm về TĐKT.
Tiếp tục tổ chức các hoạt động biểu dương, tôn vinh các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong các PTTĐ, các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HồChí Minh”.
Kịp thời có những hướng dẫn cụ thể trong việc thực hiện các văn bản pháp luật về TĐKT. Ngoài những công văn hướng dẫn, chỉ đạo chung còn có những văn bản hướng dẫn cụ thể về nghiệp vụ như mẫu báo cáo, mẫu biểu thống kê, cách tiến hành sơ kết tổng kết ởcơ sở.
- Các cấp, các ngành xây dựng kế hoạch tuyên truyền các PTTĐ yêu nước và tuyên truyền nhân rộng các gương điển hình tiên tiến, tạo khí thế thi đua sôi nổi, lấy gương người tốt, việc tốt để hạn chế, đẩy lùi các mặt tiêu cực trong xã hội. Đổi mới, đa dạng hóa các nội dung, hình thức tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng.
- Các cơ quan truyền thông phải xác định việc tuyên truyền, phổ biến các PTTĐ yêu nước, các gương điển hình tiên tiến là nhiệm vụ quan trọng trong các hoạt động tuyên truyền theo các nội dung, mục tiêu, chỉtiêu thi đua đã đề ra để tập trung tuyên truyền. Mở các chuyên trang, chuyên mục, tăng thời lượng tuyên truyền các PTTĐ có hiệu quả, các gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực của đời sống.
Trong đó, công tác phổ biến, tuyên truyền, nêu gương điển hình tiên tiến là trọng tâm trong các PTTĐ và phải trở thành việc làm thường xuyên, liên tục của các ngành, các cấp, địa phương, đơn vị.
- Tăng cường sử dụng và kết hợp hài hòa các hình thức tuyên truyền (thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, báo cáo viên, tuyên truyền viên...), lồng ghép tuyên truyền qua hoạt động của các cơ quan, đơn vị, tổ chức ởcơ sở.
- Tổ chức các hoạt động biểu dương, tôn vinh các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong các PTTĐ, các gương điển hình tiên tiến, các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
3.2.4. Hoàn thiê ̣n bộ máy quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng
trên đi ̣a bàn tỉnh
- Củng cố tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh:
Hội đồng TĐKT tỉnh cần làm tốt công tác tham mưu đề xuất các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác TĐKT và tổ chức các PTTĐ trên địa bàn tỉnh; quyết định kế hoạch, chương trình công tác theo chỉ đạo của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương và chỉ đạo của UBND tỉnh; định kỳđánh giá tình hình PTTĐ và công tác khen thưởng; kiến nghị, đề xuất với cấp ủy và chính quyền tỉnh đề ra các chủtrương, biện pháp đẩy mạnh PTTĐ trong từng năm và trong từng giai đoạn; đề xuất sửa đổi, bổ sung các chếđộ, chính sách vềTĐKT cho phù hợp với tình hình thực tiễn.
Củng cố tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp cần làm tốt công tác tham mưu đề xuất với cấp ủy và chính quyền đề ra các chủ trương, biện pháp đẩy mạnh PTTĐ trong từng năm và trong từng giai đoạn; thực hiện tốt chế độ họp định kỳ (và đột xuất) để thông qua chương trình, kế hoạch công tác; thường xuyên có kế hoạch kiểm tra công tác TĐKT; kịp thời phát hiện các nhân tố điển hình tiên tiến tại cơ quan, đơn vị, từ đó có kế hoạch bồi
dưỡng, nhân điển hình ra toàn thể cơ quan, đơn vị mình; phát huy hơn nữa trách nhiệm của từng thành viên trọng việc đề xuất, lựa chọn các tập thể, cá nhân xứng đáng đểkhen thưởng và đề nghị cấp trên khen thưởng.
- Kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ tại Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh:
Trên cơ sở thực hiện Đề án xây dựng vị trí việc làm và Đề án tinh giản bộ máy, biên chế của tỉnh; Ban Thi đua - Khen thưởng đã hoàn thiện Đề án và được UBND tỉnh phê duyệt. Do vậy, phương án kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ tại Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh là vẫn giữ nguyên cơ cấu tổ chức bộ máy của Ban, điều chỉnh lại chức năng, nhiệm vụ của 02 phòng chuyên môn và phân công phụ trách theo dõi cho phù hợp với thực tiễn.
- Kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác TĐKT các cấp: Thực hiện đúng quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Nghị định số 24/2014/NĐ-CP, ngày 14/4/2014 của Chính phủ và Thông tư số 15/2014/TT-BNV ngày 31/10/2014 của Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ thuộc UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Phòng Nội vụ thuộc huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đảm bảo số lượng, tính kế thừa và ổn định. Phòng Nội vụ thuộc UBND cấp huyện bố trí tối thiểu 01 công chức chuyên trách để tập trung đẩy mạnh PTTĐ và làm tốt công tác khen thưởng trên địa bàn. Đối với UBND các xã, phường, thị trấn cần bố trí cán bộ kiêm nhiệm làm công tác TĐKT.
Đối với các Sở, ban, ngành có quy mô lớn: Ban Thi đua - Khen thưởng đề xuất Sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnh có văn bản quy định việc bố trí cán bộ chuyên trách làm công tác TĐKT tại một số đơn vị có quy mô lớn như: Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Công thương, Xây dựng, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn…
Đối với các đơn vị còn lại: Đảm bảo tính ổn định của cán bộ phụ trách công tác TĐKT, hạn chế việc điều chuyển cán bộ làm ảnh hưởng đến chất lượng công tác TĐKTở cơ sở.
- Một số giải pháp xây dựng và nâng cao chất lượng đối với đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác TĐKT:
Trước hết, cần tập trung xây dựng mô tả vị trí việc làm và xác định tiêu chuẩn người cán bộ công chức TĐKT.
Yêu cầu đối với người làm công tác TĐKT ngoài nắm vững các chủ trương, đường lối của Đảng, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, cần có lòng nhiệt tình với công việc và phải có năng lực trong tổ chức phong trào, gần gũi với mọi người, cụ thể, tỉ mỉ trong từng công việc.
Đội ngũ cán bộ làm công tác TĐKT các cấp cần nâng cao nhận thức, khả năng thẩm định, phát hiện, đề xuất các cá nhân, tập thể là điển hình tiên tiến, nhân tố mới, mô hình mới để tuyên truyền, nhân rộng.
Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức cho cán bộ, công chức làm công tác TĐKT.