Tổ chức các phong trào thi đua trên đi ̣a bàn tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ công tác thi đua khen thưởng trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 59 - 72)

Trên cơ sở bám chắc vào các nội dung và PTTĐ do Trung ương phát động; đặc biệt, sau khi Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) phát động cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Thủtướng Chính phủphát động PTTĐ “Cảnước chung sức xây dựng Nông thôn mới”… UBND tỉnh và Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh đã phát động PTTĐ chung trong toàn tỉnh “Phát huy nội lực, lao động sáng tạo, xây dựng Quảng Ninh giàu đẹp, văn minh”. Đồng thời quan tâm chỉ đạo các ngành, địa phương trong tỉnh tổ chức các PTTĐ nổi bật, riêng có của tỉnh với nội dung, tiêu chí, hình thức từng bước được đổi mới, bám sát nhiệm vụ chính trị, nổi bật như:

2.2.4.1. Phong trào thi đua yêu nước trong lĩnh vực phát triển kinh tế

Nhiều PTTĐ sôi nổi trong lĩnh vực phát triển kinh tế đã được phát động, tổ chức thực hiện có hiệu quả. Nổi bật là các PTTĐ “Hộ nông dân sản xuất,

kinh doanh giỏi”, “Doanh nghiệp giỏi - Doanh nhân tiêu biểu”, “Công nhân tiên tiến tiêu biểu”, “Quảng Ninh chung sức xây dựng nông thôn mới”; các PTTĐ theo chuyên đề trong các doanh nghiệp như: “Doanh nghiệp đồng hành chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Công - Nông liên minh trong xây dựng nông thôn mới”... Ngoài ra còn có các phong trào mang tính đặc thù của ngành, của cơ quan, đơn vị, địa phương như: ngành Than : “Phấn đấu đạt năng suất kỷ lục”, “An toàn - Ổn định - Hiệu quả - Phát triển”.

Việc tổ chức có hiệu quả các PTTĐ trong lĩnh vực phát triển kinh tế đã góp phần phát triển kinh tếđịa phương, duy trì mức tăng trưởng tương đối cao với cơ cấu khá hợp lý. Tính đến hết năm 2016: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 10,1% (kế hoạch 10-10,5%); đây là mức tăng trưởng cao so với mặt bằng chung của cả nước (6,3 - 6,5%). Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 1.603 triệu USD, bằng 100,7% kế hoạch, tăng 2,5% cùng kỳ. GRDP bình quân đầu người đạt 4.050 USD/người/năm, tăng 7,3% cùng kỳ. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 54,4 nghìn tỷ đồng, tăng 10,2%, đạt kế hoạch đề ra. Tổng thu ngân sách trên địa bàn (tính đến ngày 27/12/2016) đạt 37.266 tỷ đồng, bằng 108% so với kế hoạch, trong đó: Thu nội địa đạt 24.630 tỷ đồng, tăng 10,4% dự toán, tăng 23% cùng kỳ; thu xuất nhập khẩu 12.509 tỷ đồng, đạt 104% dự toán.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng khu vực dịch vụ tăng: Nông nghiệp 6,8%; Công nghiệp và xây dựng 52,0%; Dịch vụ 41,2% (Năm 2015: Nông nghiệp 7,4%; Công nghiệp và xây dựng 52,8%; Dịch vụ 39,8%).

Công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến đầu tư được tổ chức ở nhiều địa phương, gắn với các chương trình tôn vinh, phát huy các giá trịvăn hóa đã thu hút được nhiều du khách trong nước và quốc tế đến tham quan du lịch và đầu tư. Các ngành dịch vụ tập trung đảm bảo cung cấp hàng hóa và ổn định

giá cả thị trường, cơ bản đáp ứng được yêu cầu sản xuất và tiêu dùng của người dân.

2.2.4.2. Phong trào thi đuayêu nước trong trong lĩnh vực văn hóa - xã hội

Trong 5 năm qua, tỉnh đã chú trọng đến công tác và tổ chức nhiều PTTĐ thiết thực trong lĩnh vực văn hóa, đảm bảo an sinh xã hội; qua đó đã đạt được nhiều kết quả tích cực góp phần nâng cao đời sống của nhân dân.

- Trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, phong trào chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục bằng việc tiếp tục triển khai thực hiện cuộc vận động “Hai không” và cuộc vận động “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” đã góp phần tích cực nâng cao chất lượng giáo dục. Nhiều giáo viên đã đạt danh hiệu chiến sỹthi đua, giáo viên dạy giỏi, được phong tặng danh hiệu nhà giáo ưu tú.

Chất lượng dạy và học được nâng cao, tỷ lê ̣trường chuẩn quốc gia đa ̣t 70% so với 2010 là 47,1% (số lượng trường chuẩn quốc gia ở các cấp học: Mầm non: 150/211 trường (71,1%); Tiểu học: 152/183 trường (83,1%); THCS: 116/189 trường (61,4%); THPT: 29/57 trường (50,9%)). Tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông đạt 99,2%, trong đó 54,4% trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng; kết quả phổ cập giáo dục được duy trì và nâng cao chất lượng, tỉnh được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi vào năm 2014, vềtrước so với mục tiêu chung của cả nước 01 năm. Tiếp tục chuẩn hóa đội ngũ giáo viên các cấp học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy (tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn đào tạo là 99,1%, trong đó trên chuẩn là 45,8%.). Rà soát, sắp xếp hợp lý các trường, điểm trường mầm non, tiểu học; điều chỉnh sĩ số học sinh/lớp nhằm tập trung nguồn lực nâng cao chất lượng dạy và học. Ban hành chính sách hỗ trợ học sinh đi học tại các trường, điểm trường ở xa nhà.

Chất lượng thi học sinh giỏi quốc gia, hội thi quốc gia được nâng lên rõ rệt, đã có nhiều tấm gương tiêu biểu, nổi bật như: em Đặng Thái Hoàng

(Trường THPT Hòn Gai) đạt giải Nhất cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia 2012; em Vũ Thu An (học sinh Trường Tiểu học Minh Hà, thành phố Hạ Long) xuất sắc giành ngôi vị quán quân Đồ rê mí 2014; em Vũ Phương Mai

(học sinh Trường Tiểu học Hạ Long, thành phố Hạ Long) đạt giải đặc biệt cuộc thi Olympic tài năng tiếng Anh toàn quốc năm học 2013 - 2014; em Ngô

Thị Phương Linh (học sinh Trường THPT Chuyên Hạ Long) đạt giải đặc biệt (giải thưởng duy nhất cấp Trung học phổ thông) cuộc thi “Em yêu lịch sử Việt Nam” toàn quốc năm 2015, lần đầu tiên Quảng Ninh có học sinh đạt Huy chương đồng Olympic Sinh học quốc tế là em Nguyễn Ngọc Minh Hải (học sinh Trường THPT Chuyên Hạ Long) năm 2016.

Bên cạnh đó còn nhiều thầy, cô giáo có thành tích tiêu biểu, xuất sắc xứng đáng là tấm gương cho các thế hệ học sinh và đồng nghiệp phấn đấu noi theo như: Cô giáo Nguyễn Thị La, Trường THPT Chuyên Hạ Long, một giáo viên giỏi cấp tỉnh, cùng với Tổ bộ môn Địa lý trong 05 năm qua có 32 học sinh đoạt giải quốc gia; cô giáo Nguyễn Thị Kim Anh, Trường Mầm non Hồng Hải, thành phố Hạ Long giàu nghị lực vượt qua bệnh tật (ung thư giai đoạn II) để tiếp tục tham gia vào sự nghiệp trồng người, đã liên tục được công nhận danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở và cấp tỉnh, giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, đặc biệt năm 2014 cô được công nhận giáo viên dạy giỏi cấp quốc gia; Nhà

giáo ưu tú Phạm Thị Hồng Hà, Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Hạ Long;

Nhà giáo nhân dân - Chiến sỹ thi đua toàn quốc Lưu Xuân Giới, Trưởng phòng Phòng Giáo dục và Đào tạo thịxã Đông Triều đã có nhiều sáng tạo, đổi mới trong công tác quản lý, đem lại hiệu quả cao đối với chất lượng giảng dạy và học tập….

Cơ sở vật chất cho giáo dục, đào tạo tiếp tục được tăng cường, tỷ lệ Trường chuẩn quốc gia ở các cấp học đạt 74,7% (476/636 trường), vượt 1,5% kế hoạch; 100% các xã, phường, thị trấn đạt chuẩn giáo dục mần non cho trẻ 5 tuổi. Tổng kết năm học 2015 - 2016, Quảng Ninh đứng đầu 15 tỉnh miền núi phía Bắc về các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục, được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Cờthi đua.

- Trong lĩnh vực Y tế, PTTĐ thực hiện lời dạy của Bác Hồ “Thầy thuốc

như mẹ hiền” và thực hiện 12 điều y đức do Bộ trưởng Bộ Y tế phát động được đẩy mạnh. Việc ứng dụng kỹ thuật mới phục vụ công tác khám, chữa bệnh, xã hội hoá công tác y tế, xây dựng xã chuẩn quốc gia về y tế được phát động mạnh mẽ. Các phong trào trên đã góp phần nâng cao công tác khám chữa bệnh, tinh thần trách nhiệm, chất lượng chăm sóc sức khoẻ Nhân dân. Các chỉ tiêu về y tế, chăm sóc sức khỏe, dân số - kế hoạch hóa gia đình đều đạt và vượt mục tiêu.

Thường xuyên quan tâm, chủ động kiểm soát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, không để dịch lớn xảy ra trên địa bàn. Đẩy mạnh việc nâng cao y đức; chất lượng khám chữa bệnh; tiếp nhận và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ cao do các tuyến Trung ương chuyển giao nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân và giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên. Hạ tầng y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân tiếp tục được củng cố, trong đó đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng mới các công trình y tế, sắp xếp lại các Trung tâm y tế tuyến huyện; hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân được nâng cao; cải tiến quy trình khám chữa bệnh, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân vùng sâu, vùng xa; kết nối liên thông cơ sở dữ liệu về hệ thống thông tin giám định bảo hiểm y tế của tỉnh với cả nước; xây dựng, triển khai lộ trình phát triển bao phủ bảo hiểm y tế, hết năm 2016, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế trên địa bàn Tỉnh đạt đạt 87,1%, vượt 4,1% chỉ tiêu kế hoạch; số

bác sỹ trên 1 vạn dân đạt 12,3 bác sỹ; số giường bệnh/1 vạn dân đạt 42,3 giường bệnh, gấp gần 02 lần trung bình cả nước; tỷ lệ bác sĩ/1 vạn dân đạt 12,3 cao hơn trung bình cả nước 1,4 lần; 100% các xã, phường, thị trấn cơ bản đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã.

- Trong lĩnh vực văn hóa, thông tin truyền thông, thể thao: Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ởkhu dân cư” được triển khai rộng khắp ở các địa phương trong tỉnh gắn với xây dựng đời sống văn hoá cơ sở; xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, cơ quan văn hóa; thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; khôi phục nét đẹp văn hoá truyền thống phát triển mạnh mẽ, được đông đảo cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân đồng tình ủng hộ và tích cực tham gia. Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Ninh vẫn duy trì và phát huy tính tích cực ý nghĩa của các PTTĐ do tỉnh phát động và thực hiện trong nhiều năm qua, cụ thể: “Già làng, trưởng bản tiên tiến tiêu biểu”, “Xã, phường, thị trấn tiên tiến” (nay đổi thành “Xã nông thôn mới - Phường, thị trấn văn hóa”).

Các hoạt động văn hoá thông tin, báo chí, phát thanh truyền hình đã tập trung phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương, đã tổ chức nhiều hoạt động thông tin tuyên truyền nghệ thuật có quy mô lớn đạt chất lượng cao chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, Bầu cử Đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp, kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Tỉnh, Lễ hội Du lịch Hạ Long và các sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội khác được tổ chức hằng năm.

- Công tác quản lý, đầu tư các di tích, hạ tầng văn hóa được quan tâm

(Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị 03 khu di tích trọng điểm: Khu di tích lịch sử Nhà trần Đông Triều, Bạch Đằng; khu di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Yên Tử). Hoàn thành

hóa của nhân dân và du khách: Bảo tàng, Thư viện tỉnh, Công viên văn hóa Lán Bè; Cung quy hoạch, hội chợ và triển lãm tỉnh.

Tỷ lệ phủ sóng phát thanh và truyền hình Quảng Ninh đạt 100%. Phong trào luyện tập thể dục thể thao được đẩy mạnh, số người luyện tập thể thao thường xuyên chiếm 29% dân số, số gia đình luyện tập thể thao đạt 19,5% số hộ. Chất lượng thi đấu thể thao thành tích cao được nâng cao và đạt nhiều thành tích ấn tượng, tiêu biểu như: Đội bóng đá Than Quảng Ninh liên tục đạt vị trí cao trong các mùa giải Vleague; nhiều vận động viên thể thao của tỉnh giành được Huy chương vàng, bạc, đồng trong các kỳ thi thể thao quốc gia và quốc tế, trong đó điển hình là: Vận động viên môn Pencaksilat Nguyễn Thái Linh, 12 năm liên tục tham gia thi đấu, giành được 22 Huy chương các loại, trong đó có 02 Huy chương vàng giải vô địch Đông Nam Á, đặc biệt năm 2015 đạt Huy chương vàng giải vô địch Pencaksilat thế giới; Vận động viên

Canoeing Vũ Thị Linh, tham gia tập luyện và thi đấu từ năm 2006 đến nay đã đoạt tổng cộng 42 Huy chương các loại, trong đó có 24 Huy chương vàng (05 HCV Đại hội TDTT toàn quốc), 11 Huy chương Bạc, 07 Huy chương đồng; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vận động viên Bơi lội Dương ThịThơm, tham gia tập luyện và thi đấu từ năm 2008 đến nay đã đoạt được tổng cộng 54 Huy chương (20 Huy chương vàng, 24 Huy chương bạc, 10 huy chương đồng) trong các giải thi đấu chính thức giải vô địch quốc gia và khu vực Đông Nam Á...

- Trong lĩnh vực khoa học - công nghệ, đã đẩy mạnh các PTTĐ tiêu biểu như phong trào “Sáng kiến cải tiến kỹ thuật”, tập trung ưu tiên nguồn lực nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao và làm chủ khoa học và công nghệ có trọng tâm, trọng điểm, vào lĩnh vực có thế mạnh của tỉnh; đổi mới cơ chế quản lý, thu hút nguồn đầu tư xã hội hóa cho hoạt động khoa học và công nghệ bên cạnh đầu tư ngân sách nhà nước. Một số mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được thử nghiệm thành công và từng bước nhân ra diện rộng. Khoa học và công nghệ được ứng dụng và duy trì nhân

rộng; thực hiện tốt chương trình hỗ trợ ứng dụng chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội khu vực nông thôn miền núi; xây dựng, phát triển được 24 nhãn hiệu cho sản phẩm nông sản của tỉnh; hình thành khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao về thủy sản và nông nghiệp và các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung về hoa và rau; tổ chức Hội thi sáng tạo đểthúc đẩy phát triển khoa học và công nghệ. Hoàn thành chỉ tiêu “Giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp” trong bộ tiêu chí là tỉnh công nghiệp.

- Trong lĩnh vực an sinh xã hội, các phong trào "Đền ơn đáp nghĩa", "Uống nước nhớ nguồn", với nhiều hoạt động thiết thực, nghĩa tình đã thực sự thấm sâu vào đời sống xã hội, huy động được sự tham gia tích cực của toàn xã hội giúp đỡ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, bị thiên tai. Các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng đều được các cơ quan, doanh nghiệp nhận chăm sóc, phụng dưỡng suốt đời.

Thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với người có công, đối tượng bảo trợ xã hội, các hoạt động nhân đạo, từ thiện thực hiện giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội. Đến năm 2016, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo từ 4,56% giảm xuống còn 3,39%, đạt 145,7% so với kế hoạch (kế hoạch giảm 0,7%, thực hiện đạt 1,17%); giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi xuống 13%, đạt kế hoạch; tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước sạch đạt 96%....

2.2.4.3. Phong trào thi đua“Quảng Ninh chung sức xây dựng nông thôn mới”

Hưởng ứng PTTĐ “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”; nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu đến năm 2015 tỉnh Quảng Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp, theo hướng hiện đại, do đó nông nghiệp phải đi trước, tạo tiền đề cho phát triển công nghiệp, ngày 27/10/2010 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 01-NQ/TU về xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 - 2020, đây là nghị quyết chuyên đề đầu tiên

trong một nhiệm kỳ mới thể hiện sự quan tâm đặc biệt của cấp ủy, chính quyền đối với khu vực nông thôn - nông nghiệp và nông dân Quảng Ninh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ công tác thi đua khen thưởng trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 59 - 72)