2.1. Những yếu tốảnh hưởng đến công tác thi đua, khen thưởng tỉnh Quảng Ninh Quảng Ninh
2.1.1. Điều kiê ̣n tự nhiên, kinh tế, xã hội
Quảng Ninh là tỉnh miền núi, trung du nằm ở vùng duyên hải, với hơn 80% diện tích đất đai là đồi núi. Trong đó, có hơn hai nghìn hòn đảo núi đá vôi nổi trên mặt biển, phần lớn chưa được đặt tên. Địa hình của tỉnh có thể chia thành 3 vùng gồm có vùng núi, vùng trung du và đồng bằng ven biển, vùng biển và hải đảo. Quảng Ninh nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm đặc trưng cho các tỉnh miền Bắc vừa có nét riêng của một tỉnh vùng núi ven biển có một mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều, một mùa đông lạnh khô và ít mưa. Ngoài ra, do tác động của biển nên khí hậu của Quảng Ninh mát mẻ, ấm áp, thuận lợi đối với phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và nhiều hoạt động kinh tế khác.
Quảng Ninh là một trong 25 tỉnh, thành phố có biên giới, tuy nhiên lại là tỉnh duy nhất có đường biên giới trên bộ và trên biển với Trung Quốc. Mặt khác, Quảng Ninh là một trong 28 tỉnh, thành có biển, với đường bờ biển dài 250 km.
Quảng Ninh có 4 thành phố, 2 thị xã và 8 huyện trực thuộc. Trong đó có 186 đơn vị hành chính cấp xã bao gồm 67 phường, 8 thị trấn và 111 xã. Quảng Ninh là tỉnh có nhiều thành phố trực thuộc nhất Việt Nam.
Quảng Ninh là một trọng điểm kinh tế, một đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc đồng thời là một trong bốn trung tâm du lịch lớn của Việt Nam với di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO công nhận về giá trị thẩm mĩ và địa chất, địa mạo. Quảng Ninh có nhiều khu
kinh tế. Trung tâm thương mại Móng Cái là đầu mối giao thương giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc và các nước trong khu vực. Năm 2015, Quảng Ninh là tỉnh có chỉ sốnăng lực cạnh tranh cấp tỉnh đứng thứ 3 ở Việt Nam.
Quảng Ninh hội tụ những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Là một tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản, về trữ lượng than trên toàn Việt Nam thì riêng Quảng Ninh đã chiếm tới 90%. Nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng, cung cấp vật tư, nguyên liệu cho các ngành sản xuất trong nước và xuất khẩu, đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế, tăng trưởng GDP của tỉnh Quảng Ninh. Quảng Ninh với di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long 2 lần được Tổ chức UNESCO tôn vinh. Với di tích văn hóa Yên Tử, bãi cọc Bạch Đằng, Đền Cửa Ông, Đình Quan Lạn, Đình Trà Cổ, núi Bài Thơ... thuận lợi cho phát triển du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch thể thao, du lịch văn hóa tâm linh. Quảng Ninh được xác định là một điểm của vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ, là cửa ngõ quan trọng của hành lang kinh tế Hà Nội-Hải Phòng- Quảng Ninh. Có hệ thống cảng biển, cảng nước sâu có năng lực bốc xếp cho tàu hàng vạn tấn,... tạo ra nhiều thuận lợi cho ngành vận tải đường biển giữa nước ta với các nước trên thế giới. Quảng Ninh có hệ thống cửa khẩu phân bố trên dọc tuyến biên giới, đặc biệt cửa khẩu quốc tế Móng Cái là nơi hội tụ giao lưu thương mại, du lịch, dịch vụ và thu hút các nhà đầu tư. Là cửa ngõ giao dịch xuất nhập khẩu với Trung Quốc và các nước trong khu vực.
Tính đến năm 2016, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 10,1% (kế hoạch 10-10,5%); đây là mức tăng trưởng cao so với mặt bằng chung của cả nước (6,3 - 6,5%). GDP bình quân đầu người đạt 4.050 USD/người/năm. Lương bình quân của lao động trong tỉnh ở các ngành chủ lực như than, điện, cảng biển, cửa khẩu và du lịch đều ở mức cao.
2.1.2. Thực trạng nhận thức về ý nghĩa, vai trò của công tác thi đua,
khen thưởng của cấp ủy và chính quyền đi ̣a phương
Nhận thức rõ được ý nghĩa, vai trò to lớn của thi đua yêu nước; trong những năm qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND và Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh Quảng Ninh đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về công tác TĐKT; thường xuyên quan tâm đổi mới các PTTĐ cả về hình thức và nội dung sát với tình hình thực tế; chú trọng đến các giải pháp, tuyên truyền, làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân thấy rõ được tác dụng to lớn của các PTTĐ yêu nước, từ đó có thêm nhận thức sâu sắc về ý nghĩa tích cực, tầm quan trọng của PTTĐ và công tác khen thưởng, tạo động lực to lớn để cổvũ, động viên cán bộ, nhân dân tích cực hưởng ứng và tham gia các PTTĐ góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ngày càng tốt hơn.
Các cấp ủy Đảng, chính quyền đã quan tâm chỉđạo, tổ chức nhiều PTTĐ gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị như phong trào: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Quảng Ninh chung sức xây dựng nông thôn mới”,“Thi đua phát huy nội lực, lao động sáng tạo xây dựng Quảng Ninh giàu đẹp, văn minh”; “Doanh nghiệp giỏi - Doanh nhân tiêu biểu”, “Cơ quan văn hóa - Đơn vị văn hóa”; “Xã nông thôn mới - Phường, thị trấn văn hóa”; “Công nhân tiên tiến tiêu biểu”; “Già làng, trưởng bản, người uy tín trong dân tộc thiểu số tiêu biểu”; “Hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi”; “Phát hiện, kiến nghị những vấn đề bất cập trong các lĩnh vực QLNN của tỉnh Quảng Ninh” ... Ngoài ra còn có các phong trào mang tính đặc thù của ngành, của cơ quan, đơn vị, địa phương như: ngành than “Phấn đấu đạt năng suất kỷ lục”, “An toàn - Ổn định - Hiệu quả - Phát triển”; phong trào chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục bằng việc tiếp tục triển khai thực hiện cuộc vận động “Hai không” và cuộc vận động “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Mỗi thầy cô giáo là
tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Các địa phương trong tỉnh đã phát động, tổ chức được nhiều PTTĐ sôi nổi với nội dung và biện pháp thiết thực, có tác dụng, hiệu quả rõ nét trong việc phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững chủ quyền biên giới, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định...
Việc phát hiện, khen thưởng kịp thời những thành tích đột xuất, những gương sáng trong PTTĐ, dũng cảm, mưu trí, sáng tạo trong đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, nhất là tội phạm hình sự, tội phạm ma túy, buôn lậu... đã góp phần tích cực, động viên, thúc đẩy tinh thần, ý thức, trách nhiệm của cán bộ, chiến sỹ và nhân dân; đồng thời gắn với việc phát động và tổ chức tốt các PTTĐ yêu nước, nhiều khó khăn đã từng bước được khắc phục, ứng phó có kết quả với diễn biến phức tạp của tình hình, đạt được những kết quả quan trọng: Kinh tế - xã hội của tỉnh có chuyển biến tích cực: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh duy trì ở mức cao so với bình quân chung cả nước và thuộc nhóm các tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong toàn quốc; thu ngân sách nhà nước vượt kế hoạch đề ra (là 1 trong 5 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có số thu cao nhất cả nước); an sinh xã hội được đặc biệt quan tâm, đời sống nhân dân được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh; các lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ; chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng được tăng cường, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; công tác cải cách hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo và đấu tranh phòng, chống tham nhũng tiếp tục được chú trọng và có sự tiến bộ; công tác đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế đạt được những kết quả tích cực.
Nhìn chung, PTTĐ yêu nước của tỉnh Quảng Ninh trong thời gian qua đã có nhiều tiến bộ, đổi mới và có sự lan tỏa rộng hơn. Cấp ủy Đảng, chính quyền đã lãnh đạo, chỉ đạo tốt công tác TĐKT, tạo được chuyển biến trên nhiều mặt. Tổ chức bộmáy và đội ngũ cán bộ làm công tác TĐKT tại các cấp, các ngành không ngừng được củng cố. Các PTTĐtrên địa bàn tỉnh đã bám sát
nhiệm vụ chính trị, tập trung vào việc giải quyết những vấn đề khó khăn, những việc còn yếu kém. Việc thẩm định hồ sơ trình khen thưởng cấp nhà nước, khen thưởng thường xuyên, chuyên đề, đột xuất, hiệp y khen thưởng đảm bảo theo quy định. Công tác thanh tra, kiểm tra được coi trọng.
Việc triển khai quán triệt tuy có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, chưa triển khai rộng khắp đến các đơn vị cơ sở. Bộ máy tổ chức, nhân sự làm công tác TĐKT chưa ngang tầm với nhiệm vụ được giao. Công tác phát hiện, bồi dưỡng, tuyên truyền nhân rộng điển hình tiên tiến, nhân tố mới, mô hình mới chưa được quan tâm. Khen thưởng chủ yếu tập trung vào số cán bộ, công chức, viên chức nhà nước với tỷ lệ khen thưởng cán bộlãnh đạo quản lý cao hơn người lao động trực tiếp.
Những hạn chế yếu kém của công tác TĐKT trên địa bàn tỉnh thời gian qua do những nguyên nhân chủ quan và khách quan, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu:
- Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền ở một sốđịa phương, cơ quan, đơn vị còn chưa đầy đủ, toàn diện; chưa bám sát thực tiễn để tổ chức, phát động các PTTĐ, bồi dưỡng, nhân điển hình tiên tiến phù hợp với điều kiện của địa phương, đơn vị nên hiệu quả còn hạn chế.
- Bộ máy, nhân sự làm công tác TĐKT chưa ngang tầm với nhiệm vụ được giao. Phần lớn cán bộ làm công tác TĐKT ở cơ sở đều là kiêm nhiệm, do vậy khả năng nắm bắt các quy định của Đảng và Nhà nước về TĐKT và áp dụng vào thực tế cơ quan, đơn vịchưa sát.
- Vai trò của các tổ chức đoàn thể trong công tác thi đua ở cơ sở chưa được chú trọng phát huy mạnh mẽ. Công tác kiểm tra, nắm bắt tình hình thực hiện PTTĐ, công tác khen thưởng ở các đơn vị, địa phương chưa được thực hiện thường xuyên.
- Công tác sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng điển hình tiên tiến còn chưa được coi trọng đúng mức, động viên khuyến khích chưa được kịp thời.
- Cơ quan QLNN về TĐKT chưa chủ động bám sát các PTTĐ, còn hành chính hóa công tác TĐKT; lúng túng trong việc tham mưu cho cấp ủy, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo công tác TĐKT. Thẩm định hồ sơ khen thưởng chưa sát, chưa bảo đảm chất lượng và có nơi, có chỗ còn chưa kịp thời.
Trên cơ sở đánh giá những kết quả đã đạt được và những mặt còn tồn tại trong công tác TĐKT có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm làm cơ sở cho việc đổi mới và nâng cao chất lượng công tác TĐKT trong những năm tới:
Một là, công tác TĐKT phải được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉđạo thường xuyên và sát sao của cấp ủy, tổ chức Đảng và lãnh đạo chính quyền các cấp, đặc biệt là người đứng đầu; phát huy đầy đủ vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong tổ chức, vận động và phát huy tính tự giác của nhân dân trong các PTTĐ yêu nước, tạo được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị.
Hai là, tổ chức các PTTĐ phải gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, thi đua phải có nội dung, mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể thiết thực, không dàn trải; nội dung các tiêu chí thi đua càng cụ thể, rõ ràng, phù hợp với tình hình thực tế, đặc điểm của mỗi cơ quan, đơn vị thì hiệu quả PTTĐ càng cao; chú trọng tổ chức thi đua theo chuyên đề, thi đua theo đợt, thi đua ngắn ngày để bắt kịp nhanh chóng với tình hình thực tiễn cuộc sống.
Ba là, công tác khen thưởng phải gắn liền với PTTĐ; khen thưởng phải chính xác, công bằng, công khai và kịp thời mới có tác dụng động viên, nêu gương và thúc đẩy PTTĐ phát triển liên tục; quan tâm khen thưởng đến khối ngoài quốc doanh, đơn vịcơ sở, cá nhân trực tiếp sản xuất; xây dựng quy chế TĐKT, nghiên cứu để lượng hóa thành tích bằng thang điểm, hệ số điểm nhằm tổ chức thực hiện được thuận lợi; tăng cường công tác kiểm tra, thanh
tra việc thực hiện pháp luật về TĐKT; thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực TĐKT.
Bốn là, phải đặc biệt coi trọng công tác tuyên truyền giáo dục, mở rộng nhiều hình thức tuyên truyền với nội dung phong phú, thiết thực và thường xuyên cập nhật với tình hình thực tiễn; thường xuyên tuyên truyền, biểu dương, tôn vinh các điển hình, trao đổi kinh nghiệm, giới thiệu học tập cách làm hay, mô hình mới, nhân rộng các điển hình tiên tiến.
Năm là, quan tâm củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức bộ máy làm công tác TĐKT; bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác TĐKT để nâng cao chất lượng tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện hiệu quả các PTTĐvà công tác khen thưởng.
2.1.3. Đánh giá chung
Trong 5 năm qua, PTTĐ yêu nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã được triển khai với nội dung, tiêu chí từng bước được đổi mới, bám sát nhiệm vụ chính trị và phù hợp với tình hình thực tiễn của tỉnh, trong đó có những PTTĐ mang tính chất nổi bật, riêng có trong toàn quốc; hình thức tổ chức phát động phong phú, đã động viên và thu hút được đông đảo cán bộ công nhân viên và nhân dân tham gia thi đua phấn đấu, khắc phục khó khăn, đạt kết quả tích cực trên các lĩnh vực. Đã có nhiều tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong công tác và PTTĐ được các cấp khen thưởng. Việc bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến có bước chuyển tích cực. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về TĐKT được hoàn thiện; bộ máy làm công tác TĐKT các cấp được củng cố, kiện toàn. Các cơ quan truyền thông đại chúng có nhiều hình thức tuyên truyền về các PTTĐ và biểu dương người tốt, việc tốt. Những tiến bộđó đã góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội: kinh tế tăng trưởng cao, bền vững; giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tăng cường đoàn kết dân tộc và đồng thuận xã hội.
2.2. Thực trạng công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh Quảng Ninh
2.2.1. Xây dựng và ban hành các văn bản tổ chức thực hiê ̣n công tác
thi đua, khen thưởng
Thực hiện sự chỉ đạo sát sao của Đảng, Nhà nước, của các ban ngành Trung ương, tỉnh Quảng Ninh đã nghiêm túc thực hiện các văn bản pháp luật về TĐKTtheo quy định của pháp luật hiện hành. Luật TĐKTra đời cùng với các văn bản hướng dẫn của Chính phủ, các Bộngành liên quan là các văn bản quan trọng hướng dẫn cho công tác TĐKT của nước ta bước vào giai đoạn mới, giai đoạn đổi mới để phù hợp và đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.
Nhằm tiếp tục tạo sự thống nhất trong nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong tỉnh về vai trò, vị trí, ý nghĩa của công tác