Nhận xét, đánh giá chung

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ công tác thi đua khen thưởng trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 83)

2.3.1. Hn chế

- Một số cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo chính quyền chưa quan tâm đúng mức đến công tác TĐKT; tổ chức PTTĐ còn hình thức, có nơi chỉ giao cho cơ quan chuyên môn. Nhiều nơi khi tổ chức phát động thi đua rầm rộ nhưng sau đó lại không tích cực triển khai thực hiện dẫn đến tình trạng phong trào “có phát mà không động”. Việc kiểm tra, đôn đốc phong trào chưa thực hiện

thường xuyên, sơ kết, tổng kết chưa sâu, còn nặng nề về hình thức. Một số đơn vị, địa phương có PTTĐ tốt nhưng lại chưa thực sự quan tâm đến tổng kết, rút kinh nghiệm để phát triển phong trào mạnh hơn. Phát hiện, bồi dưỡng và nhân điển hình tiên tiến còn lúng túng. Tại một sốcơ quan, đơn vị, việc chỉ đạo công tác TĐKT còn buông lỏng, chưa tập trung, thiếu cụ thể, vẫn còn mang tính hình thức coi nhẹ PTTĐ, chỉ chú trọng khen thưởng cuối năm, làm mất đi ý nghĩa thực của công tác TĐKT; hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về TĐKT của Nhà nước chưa được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện kịp thời theo yêu cầu của tình hình mới.

- Phong trào thi đua phát triển chưa đồng đều, rộng khắp và liên tục, chưa gắn kết chặt chẽ với nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, địa phương. Một số PTTĐ chưa xác định rõ mục tiêu, chưa xây dựng được tiêu chí thi đua cụ thể, trong chỉ đạo tổ chức chưa kịp thời nắm bắt những vấn đề thực tiễn và chưa thực sự gắn với lợi ích của người lao động, do đó chưa thu hút được đông đảo quần chúng tham gia hưởng ứng. Ở một số địa phương (nhất là những địa bàn vùng sâu, vùng xa), PTTĐ chưa phát triển rộng khắp và đi vào chiều sâu, nhiều nơi còn lúng túng về đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp tổ chức. Việc kiểm tra, đôn đốc và sơ kết, tổng kết chưa thường xuyên, kịp thời. Có nơi chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa thi đua và khen thưởng, nhiều nơi xem nhẹ thi đua, nặng về khen thưởng và ngược lại.

- Công tác phát hiện, bồi dưỡng điển hình tiên tiến, tuyên truyền nêu gương các điển hình chưa được quan tâm đúng mức, chưa có kế hoạch thường xuyên, chưa phát hiện kịp thời, còn lúng túng trong quá trình thực hiện, chưa có nhiều giải pháp trong bồi dưỡng, xây dựng và nhân rộng điển hình tiên tiến, chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra, hiệu quả chưa cao.

- Sự phối kết hợp giữa các cơ quan nhà nước với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội khác trong việc phát động,

tổ chức PTTĐ, công tác khen thưởng chưa đáp ứng yêu cầu, có lúc, có việc chưa kịp thời, thiếu chặt chẽ. Hội đồng TĐKT các cấp tuy đã được kiện toàn, củng cốnhưng ở nhiều nơi chất lượng hoạt động chưa cao.

- Tổ chức bộ máy làm công tác TĐKT thiếu ổn định, chưa thể hiện đầy đủ thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ được giao và không đảm bảo nhân lực trong tổ chức thực hiện công tác TĐKT. Năng lực, trình độ chuyên môn, hiệu quả công tác tham mưu của viên chức làm công tác TĐKT tại các sở, ban, ngành, địa phương còn hạn chế. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các sở, ban ngành, địa phương chưa phát huy hết vai trò tham mưu, tư vấn cho cấp ủy Đảng và lãnh đa ̣o tỉnh trong việc chỉ đạo tổ chức các PTTĐ và thực hiện chính sách, pháp luật về khen thưởng; chưa quan tâm kiểm tra, đôn đốc thường xuyên. Hoạt động của Hội đồng thi đua mới chủ yếu là xem xét, thông qua các hình thức khen thưởng mà chưa coi trọng công tác chỉ đạo tổ chức các PTTĐ. Một số nơi thi đua còn nặng về hình thức, tác dụng và hiệu quả thực tiễn chưa cao, kết quả của một sốPTTĐchưa rõ, chưa thật sựđem lại lợi ích thiết thực cho người lao động. Vì vậy, chưa khơi dậy được tính tự giác, hào hứng tham gia thi đua của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Thi đua chưa thật sự trở thành phong trào của quần chúng.

- Chất lượng khen thưởng chưa đạt yêu cầu, cá biệt vẫn còn những tập thể, cá nhân được khen thưởng nhưng thành tích chưa thật sự tiêu biểu, chưa nêu gương và lan tỏa. Trong bình xét và suy tôn các danh hiệu thi đua còn nể nang, cào bằng, tỷ lệ đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh, cấp cơ sở còn quá cao, không phù hợp với thực tế và không đảm bảo tính tiêu biểu. Tỷ lệ khen thưởng cho cán bộ lãnh đạo, quản lý còn nhiều, chưa chú trọng khen thưởng tập thể nhỏ, công nhân, nông dân, người lao động trực tiếp sản xuất, công tác, khen thưởng thành tích trong lao động sáng tạo. Chưa quan tâm khen thưởng cơ sở, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và vùng dân tộc thiểu

số, khen thưởng thông qua việc phát hiện các điển hình chưa tạo được sự chuyển biến sâu rộng từ cơ sởvà đồng đều ở các sở, ngành, huyện, thành phố.

2.3.2. Nguyên nhân ca hn chế

- Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền ở một sốđịa phương, cơ quan, đơn vị còn chưa đầy đủ, toàn diện; chưa bám sát thực tiễn để tổ chức, phát động các PTTĐ, bồi dưỡng, nhân điển hình tiên tiến phù hợp với điều kiện của địa phương, đơn vị nên hiệu quả còn hạn chế. Một số nơi lãnh đạo Đảng, chính quyền còn coi nhẹ công tác TĐKT, vai trò nòng cốt của đội ngũ cán bộ, Đảng viên trong PTTĐ chưa được phát huy đúng mức. Một số nơi, lãnh đạo chủ chốt chưa thực sự trực tiếp phát động thi đua, tổng kết thi đua, còn khoán trắng cho Hội đồng thi đua và các đoàn thể thực hiện.

- Vai trò của các tổ chức đoàn thể trong công tác thi đua ở cơ sở chưa được chú trọng phát huy mạnh mẽ. Công tác kiểm tra, nắm bắt tình hình thực hiện PTTĐ, công tác khen thưởng ở các đơn vị, địa phương chưa được thực hiện thường xuyên.

- Công tác sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng điển hình tiên tiến còn chưa được coi trọng đúng mức, động viên khuyến khích chưa được kịp thời.

- Công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, nhà nước về TĐKT chưa thực sự sâu rộng. Việc tuyên truyền, giới thiệu gương điển hình tiên tiến còn ít so với thông tin phản ánh về các hiện tượng tiêu cực của xã hội; Chưa phát huy hết vai trò của cơ quan thông tấn, báo chí tuyên truyền, các phương tiện thông tin đại chúng; Việc tuyên truyền về các PTTĐ còn chưa sát với thực tế và sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân.

- Việc tổ chức các PTTĐ còn nhiều hạn chế, chưa đồng đều giữa các địa phương, ngành, lĩnh vực; chưa động viên khuyến khích quần chúng tham gia

phong trào, nặng về biện pháp hành chính, mệnh lệnh đơn thuần. Không ít PTTĐ còn mang tính hình thức, chạy theo thành tích, chưa có chiều sâu… do đó chưa tạo được động lực thúc đẩy toàn xã hội hăng hái thi đua.

- Cơ quan QLNN về TĐKT chưa chủ động bám sát các PTTĐ, còn hành chính hóa công tác TĐKT; lúng túng trong việc tham mưu cho cấp ủy, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo công tác TĐKT. Thẩm định hồ sơ khen thưởng chưa sát, chưa bảo đảm chất lượng và có nơi, có chỗ còn chưa kịp thời.

Tiểu kết chương 2

Trong chương 2, luận văn đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến công tác TĐKT và thực trạng công tác TĐKT trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ở các bình diện: Xây dựng và ban hành các văn bản tổ chức thực hiê ̣n công tác thi đua, khen thưởng; tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng; tổ chức bô ̣ máy và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác thi đua, khen thưởng; tổ chức các phong trào thi đua trên đi ̣a bàn tỉnh Quảng Ninh; sơ kết, tổng kết, tặng thưởng các hình thức khen thưởng; đánh giá hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng; Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật việc thực hiện các quy định pháp luật về thi đua, khen thưởng. Có thể nói trong thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh đã làm tốt công tác TĐKT. Các PTTĐ đã đến được với đại đa số người dân, các quy định về TĐKT của tỉnh đã được tuyên truyền, phổ biến rộng rãi. Việc ban hành và xây dựng các văn bản pháp luật về TĐKT trên địa bàn tỉnh đã có nhiều tiến bộ, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; việc xây dựng những chính sách về TĐKT đã có nhiều cố gắng và đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là công tác TĐKTđã có nhiều cố gắng, thời gian qua, tỉnh cũng đã tổ chức tập huấn nghiệp vụ tới cán bộ, công chức cấp xã. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới, đặc biệt là cần phải nâng cao hiệu quả của QLNN về TĐKT và nâng cao chất lượng các PTTĐ cũng như công tác khen thưởng.

Chương 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH QUẢNG NINH 3.1. Phương hướng

3.1.1. Công tác thi đua, khen thưởng phi phc v thiết thực nhiê ̣m v

pht triển kinh tế, x hội trên đi ̣a bn tnh

Tiếp tục đẩy mạnh, đổi mới và nâng cao chất lượng các PTTĐ yêu nước gắn với thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, phát huy tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong tỉnh, huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tạo nên sức mạnh tổng hợp đảm bảo thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2015 - 2020), phấn đấu đến năm 2020, xây dựng Quảng Ninh trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại, trung tâm du lịch quốc tế, là một trong những đầu tàu kinh tế của miền Bắc và cả nước với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thịđồng bộ, hiện đại, giảm nghèo bền vững, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; đảm bảo giữ gìn và bảo vệ môi trường bền vững; phấn đấu trở thành khu vực phòng thủ vững chắc về quốc phòng, an ninh và phòng tuyến hợp tác, cạnh tranh kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Tiếp tục quán triệt tinh thần Chỉ thị số 34/-CT/TW của Bộ Chính trị; Chỉ thị số 27-CT/TU, ngày 26/5/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Kế hoạch số 4611/KH-UBND, ngày 20/8/2014 của UBND Tỉnh về về tiếp tục đổi mới công tác TĐKT tỉnh Quảng Ninh trong tình hình mới.

Đẩy mạnh các PTTĐ thiết thực, hiệu quả, phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tiếp tục thực hiện có hiệu

quả các PTTĐ yêu nước, trọng tâm là phong trào “Quảng Ninh chung sức xây dựng nông thôn mới” gắn với việc triển khai sâu rộng Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” góp phần gìn giữ và phát huy sức mạnh đoàn kết từ các cộng đồng dân cư; các cấp, các ngành xây dựng kế hoạch, có giải pháp phù hợp, thực hiện tốt PTTĐ “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”.

3.1.2. Công tác thi đua, khen thưởng phi tạo được động lực mnh m

cho công chức hon thnh nhiê ̣m v, công vđược giao (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong tổ chức triển khai các PTTĐ cần chú ý đến việc kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết, khen thưởng kịp thời đối với những tập thể, cá nhân lập được thành tích xuất sắc trong các PTTĐ và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, nhằm cổ vũ, động viên phong trào. Công tác khen thưởng phải kịp thời, chính xác, đúng người, đúng việc, lấy kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị làm thước đo khen thưởng, đặc biệt quan tâm phát hiện nhân tố mới, tăng cường khen đột xuất; chú trọng khen thưởng cán bộ, công chức, viên chức, những người lao động trực tiếp tiếp xúc với môi trườngđộc hại, nguy hiểm.

Thông qua các PTTĐ để phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng các điển hình tiên tiến. Các cấp uỷ đảng, lãnh đa ̣o đơn vi ̣cần đánh giá, lựa chọn các điển hình tốt để nêu gương, học tập, tạo điều kiện để các điển hình phát huy được tác dụng và có sức lan toả rộng lớn trong xã hội. Các cơ quan truyền thông và các cơ quan thông tin đại chúng khác cần làm thường xuyên và tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, nhân rộng những tấm gương tiêu biểu, các điển hình tiên tiến.

Tiếp tục nghiên cứu, quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước, tổ chức các PTTĐ và đẩy mạnh công tác khen thưởng. Gắn việc triển khai, thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” với thực hiện các nhiệm vụ chính trị của tỉnh, tạo được sự

chuyển biến rõ nét về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, cải cách hành chính ở mỗi cơ quan, đơn vị và từng cá nhân.

Tiếp tục đẩy mạnh các PTTĐ, nâng cao chất lượng khen thưởng đảm bảo chính xác, công khai, minh bạch và kịp thời. Tập trung giải quyết cơ bản khen thưởng thành tích kháng chiến tồn đọng; triển khai thực hiện đề nghị phong tặng, truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” đảm bảo chính xác, tuyên dương kịp thời theo quy định; chú trọng phát hiện, khen thưởng thành tích đột xuất và khen thưởng người lao động trực tiếp, tập thể nhỏ.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phát hiện và nhân điển hình tiên tiến. Xây dựng chương trình, kế hoạch phát hiện, bồi dưỡng các nhân tố mới, điển hình mới trong các PTTĐ yêu nước. Quan tâm tạo điều kiện để các điển hình tiên tiến được tuyên truyền nêu gương, lan toảtrong đơn vị, địa phương.

3.1.3. Công tác thi đua, khen thưởng phc v ci cch hnh chnh

Thực hiện mạnh mẽ cải cách thủ tục hành chính trong công tác TĐKT, gắn với trách nhiệm của từng cấp, từng ngành và yêu cầu cụ thể trong từng giai đoạn. Từng bước rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong công tác TĐKT từ cấp tỉnh tới cấp xã. Công khai các thủ tục hành chính và có cơ chế giám sát việc thực hiện.

Xây dựng, hoàn thiện quy chế phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong việc thực hiện các thủ tục hành chính về TĐKT nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân.

Thực hiện cải cách hành chính về hồ sơ, thủ tục khen thưởng, quy định rõ về quy trình, tuyến trình khen thưởng, lấy ý kiến nhân dân về một số hình thức khen thưởng bậc cao trên các phương tiện thông tin đại chúng, đảm bảo công khai, minh bạch trong công tác khen thưởng.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính có liên quan đến quy trình, thủ tục, hồsơ khen thưởng và

trong QLNN về TĐKT. Đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin trong lưu trữ hồ sơ khen thưởng. Ban TĐKT tỉnh (cơ quan thường trực của Hội đồng TĐKT tỉnh) có trách nhiệm quản lý tốt trang web www.quangninh.gov.vn.

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

3.2.1. Hon thiê ̣n chnh sch, php luật về thi đua, khen thưởng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ công tác thi đua khen thưởng trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 83)