Bài học kinh nghiệm rút ra từ các tỉnh để vận dụng tại địa phương

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ công tác thi đua khen thưởng trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 38 - 42)

1.3.2.1. Một số nguyên nhân chưa thành công

Một số nguyên nhân chưa thành công đó là:

Một là, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp của cấp ủy, chính quyền, Mặt và các đoàn thể ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương còn chưa đúng mức; nhận thức của người đứng đầu còn chưa đầy đủ, toàn diện, vì vậy chưa chú trọng chỉ đạo PTTĐ mà chủ yếu là xét khen thưởng; chưa đầu tư cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức các PTTĐ.

Hai là, tổ chức bộ máy, cán bộ làm công tác TĐKT chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra; đội ngũ cán bộ còn thiếu về số lượng, một số yếu về chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền đổi mới nội dung, phương thức tổ chức các PTTĐ còn hạn chế, chủ yếu là tham mưu xét khen thưởng. Các quy định của pháp luật về tổ chức, cán bộ làm công tác

TĐKT chưa tạo sự thống nhất, ổn định để cán bộ yên tâm công tác, vì vậy việc tham mưu tổ chức PTTĐ và thực hiện công tác khen thưởng chưa đáp ứng được yêu cầu.

Ba là, một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa chấp hành nghiêm Luật TĐKT và các văn bản quy định chi tiết thi hành. Còn có trường hợp đề nghị khen thưởng chưa bám sát tiêu chuẩn quy định; trong bình xét danh hiệu thi đua và khen thưởng còn hiện tượng nể nang, cào bằng. Chỉ đạo triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về TĐKT còn chậm, có nơi triển khai còn hình thức, chất lượng chưa cao.

Bốn là,công tác thanh tra, kiểm tra chấp hành các quy định của pháp luật về TĐKT còn chưa thường xuyên, liên tục; hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra chưa cao.

1.3.2.2. Bài học kinh nghiệm để vận dụng đổi mới công tác thi đua khen thưởngtại địa phương

Một là, công tác TĐKT phải được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên và sát sao của cấp ủy, tổ chức Đảng và lãnh đạo chính quyền các cấp, đặc biệt là người đứng đầu; phát huy đầy đủ vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong tổ chức, vận động và phát huy tính tự giác của nhân dân trong các PTTĐ yêu nước, tạo được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, huy động được đông đảo quần chúng tham gia các PTTĐ, làm cho thi đua có động lực mạnh mẽ từ cơ sở, từ QCND.

Hai là, tổ chức các PTTĐ phải gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, thi đua phải có nội dung, mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể thiết thực, không dàn trải; nội dung các tiêu chí thi đua càng cụ thể, rõ ràng, phù hợp với tình hình thực tế, đặc điểm của mỗi cơ quan, đơn vị thì hiệu quả PTTĐ càng cao; chú trọng tổ chức thi đua theo chuyên đề, thi đua theo đợt, thi đua ngắn ngày để bắt kịp nhanh chóng với tình hình thực tiễn cuộc sống.

PTTĐ muốn mang lại hiệu quả thiết thực phải đi vào giải quyết vấn đề bức thiết, những khó khăn, vướng mắc, tồn tại của địa phương, đơn vị một cách thiết thực, cụ thể bằng những giải pháp và phương thức phù hợp, hiệu quả, gắn với lợi ích cơ bản, chính đáng của nhân dân và người lao động.

Ba là, công tác khen thưởng phải gắn liền với PTTĐ, và thi đua là cơ sở của việc khen thưởng, dựa trên nền tảng của PTTĐ yêu nước sôi nổi mới có thể lựa chọn những cá nhân, tập thể tiêu biểu nhất, xứng đáng nhất, đầy đủ và kịp thời nhất để khen thưởng; khen thưởng phải chính xác, công bằng, công khai và kịp thời mới có tác dụng động viên, nêu gương và thúc đẩy PTTĐ phát triển liên tục.

Bốn là, phải đặc biệt coi trọng công tác tuyên truyền giáo dục, mở rộng nhiều hình thức tuyên truyền với nội dung phong phú, thiết thực và thường xuyên cập nhật với tình hình thực tiễn, huy động được sức mạnh của cả hệ thống các cơ quan truyền thông ở trung ương và địa phương, thường xuyên tuyên truyền, biểu dương, tôn vinh các điển hình, trao đổi kinh nghiệm, giới thiệu học tập cách làm hay, mô hình mới, nhân rộng các điển hình tiên tiến.

Năm là, tổ chức bộ máy và cán bộ chuyên trách về TĐKT có vị trí và tầm quan trọng đặc biết; thực tiễn cho thấy địa phương, đơn vị nào có tổ chức bộ máy ổn định, cán bộ TĐKT có trình độ, năng lực, tận tâm với phong trào, thông thạo về chuyên môn, nghiệp vụ, nơi đó có công tác TĐKT được phát huy, tạo dựng được nhiều PTTĐ tốt, có nề nếp, công tác TĐKT đem lại hiệu quả thiết thực, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị.

Sáu là, thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra, chú trọng sơ kết, tổng kết PTTĐ, thông qua PTTĐ để lựa chọn được các điển hình tiên tiến có thành tích xuất sắc kịp thời khen thưởng; thực hiện công khai, so sánh trong bình xét các danh hiệu thi đua, tạo được mối quan hệ biện chứng giữa thi đua và khen thưởng, làm cho thi đua thực sự là động lực to lớn của cách mạng và là biện pháp quan trọng xây dựng con người mới, phát triển toàn diện.

Tiểu kết chương 1

Luận văn đã nêu cơ sở lý luận về TĐKT bao gồm: các khái niệm thi đua, khen thưởng, mối quan hệ giữa thi đua – khen thưởng; quản lý nhà nước về TĐKT; bài học kinh nghiệm của một số địa phương về công tác TĐKT. Tác giả nhận thấy, công tác TĐKT phải dựa trên quan điểm, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng, đồng thời phải phù hợp với yêu cầu của thời kỳđổi mới, xây dựng nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, phát triển nền kinh tế thịtrường định hướng XHCN, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế. Các nội dung QLNN về TĐKT có quan hệ chặt chẽ với nhau và cần phải tiến hành đồng thời để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý. Tổ chức, bộ máy làm công tác TĐKT cần phải đồng bộ từ Trung ương tới địa phương để đảm bảo thực hiện tốt chức năng tham mưu giúp cho quản lý nước về TĐKTngày càng đạt hiệu quả cao.

Chương 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TRÊN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ công tác thi đua khen thưởng trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)