Các tiêu chí đánh giá năng lực thực thi công vụ của công chức

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ năng lực thực thi công vụ của công chức tại chi cục quản lý thị trường thành phố hà nội (Trang 27 - 31)

7. Kết cấu của luận văn

1.1.4.Các tiêu chí đánh giá năng lực thực thi công vụ của công chức

Luật Cán bộ công chức 2008 quy định mục đích “đánh giá công chức để làm rõ phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn,

18

nghiệp vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. Kết quả đánh giá là căn cứ để bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với công chức”. Thông qua đối chiếu giữa kết quả thực hiện nhiệm vụ công chức với mục tiêu đặt ra, nhiệm vụ được phân công để thấy được năng lực, trách nhiệm, mức độ hoàn thành công việc, sự công hiến, đạo đức công vụ của công chức. Đánh giá năng lực thực thi công vụ của công chức là một trong những nội dung cơ bản của công tác quản lý cán bộ công chức, là một trong những biện pháp để đánh giá thực chất chất lượng, thực trạng, qua đó xây dựng đội ngũ công chức chính quy chuyên nghiệp nâng cao hiệu lực hiệu quả của quản lý hành chính nhà nước.

Hiện nay, văn bản quy phạm pháp luật về vấn đề đánh giá cán bộ công chức đã được ban hành và thực thi trên thực tế. Tuy nhiên, văn bản quy phạm pháp luật quy định rõ khung năng lực tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể để đánh giá năng lực thực thi công vụ của công chức có tính định lượng hiện chưa có. Việc đánh giá công chức hiện nay chủ yếu vẫn là các tiêu chí chung chung, chưa chú trọng tới kỹnăng hay thái độ, hành vi của công chức, tiêu chí cụ thể đối với từng vị trí công tác, vị trí việc làm. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả xin đưa ra một số tiêu chí đánh giá năng lực thực thi công vụ của công chức hành chính nhà nước như sau.

* Tiêu chí chung

Tùy theo vị trí công tác sẽ có từng tiêu chí, mức độ cụ thể khác nhau. Tuy nhiên, công chức nói chung khi được bổ nhiệm vào ngạch, chức danh nhất định cần phải đạt được những kiến thức cơ bản; tạo nền tảng cho quá trình thực thi công vụ hay nói khác hơn đây chính là yếu tố đầu vào đã được trang bị trước khi tuyển dụng. Đó là trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức về quản lý nhà nước, kiến thức bổ trợ.

- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

Trình độ chuyên môn nghiệp vụđược trang bịở các cơ sởđào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân trong nước hoặc nước ngoài bằng nhiều hình thức

19

khác nhau. Ở mỗi ngành nghề hay vị trí công việc đòi hỏi các trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhất định. Kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ thường được đào tạo trước khi tuyển dụng, bố trí, sắp xếp công việc. Trong quá trình thực thi công vụ, ở các vị trí công tác, mỗi công chức phải thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình đểđáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

- Kiến thức về quản lý nhà nước

Kiến thức về quản lý nhà nước liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước nói chung và kiến thức quản lý hành chính nhà nước nói riêng giúp công chức có kiến thức tổng quát và cụ thể về hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước và công vụ công chức. Đây là kiến thức liên quan đến hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và văn bản quy phạm pháp luật nói riêng. Đây là kiến thức nền tảng giúp công chức có định hướng đúng đắn trong hoạt động thực thi công vụ.

- Kiến thức bổ trợ: ngoại ngữ, tin học

Đây là những công cụ hỗ trợ cho quá trình thực thi công vụ của công chức, tùy ở mỗi ngành nghề và vị trí công việc khác nhau lại có mức độ yêu cầu khác nhau. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường hội nhập kinh tế quốc tế, đây là những kiến thức cần thiết bắt buộc mỗi người công chức phải có.

- Kết quả công tác

Kết quả công tác là một trong các yếu tố quan trọng để đánh giá năng lực thực thi công vụ của công chức. Đây là kết quả quá trình vận dụng kiến thức, kỹnăng, thái độ hành vi của công chức trong quá trình thực thi công vụ. Kết quả công việc được giao bao gồm số lượng, chất lượng công việc; hiệu suất làm việc; hiệu quả tổ chức hội họp, làm việc nhóm, cách giải quyết công việc… Qua đó, cơ quan đơn vị đánh giá mức độ hoàn thành công việc, tính chịu trách nhiệm của công chức. Ở Việt Nam, đánh giá kết quả công việc của công chức ở các mức độ khác nhau như: hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụnhưng còn hạn chế vềnăng lực (hay hoàn thành nhiệm vụ) và không hoàn thành nhiệm vụ.

20

- Phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, ý thức chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị; lối sống, tác phong và lề lối làm việc

* Tiêu chí c th

Ngoài các tiêu chí chung trên, ở từng chức danh, vị trí công việc công chức các cơ quan hành chính nhà nước có tiêu chí đánh giá cụ thể.

- Đối với công chức giữ chức vụlãnh đạo quản lý

Lãnh đạo là người đứng đầu đơn vị, tổ chức ở một cấp độ nhất định, có chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm để điều hành tổ chức đơn vị được giao quản lý. Để đánh giá năng lực thực thi công vụ của công chức giữ chức vụ lãnh đạo quản lý ngoài các tiêu chí chung cần dựa vào một số tiêu chí sau:

khảnăng định hướng, khảnăng tổ chức, khảnăng dự báo, khảnăng sáng tạo, khả năng thu thập và xử lý thông tin, khả năng giao tiếp, khả năng ra quyết

định và giải quyết vấn đề, khả năng kiểm tra, giám sát; khả năng tập hợp và

đoàn kết công chức...

- Đối với công chức không giữ chức vụlãnh đạo quản lý

Đây là lực lượng nòng cốt, chiếm sốlượng lớn trong các cơ quan hành chính nhà nước. Họ là những người tham mưu giúp việc cho lãnh đạo, cơ quan hoạt động hiệu quả. Để đánh giá năng lực thực thi công vụ của công chức ngoài các tiêu chí chung có thể dựa vào các tiêu chí sau:

Một là, mức am hiểu biết chuyên môn nghiệp vụ

Công chức trước khi được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch công chức đã có trình độ về chuyên môn nghiệp vụ nhất định. Tuy nhiên trong quá trình thực thi công vụ, công chức phải luôn trau dồi kiến thức, hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực, ngành quản lý. Xã hội luôn vận động biến đổi không ngừng đòi hỏi mức độ hiểu biết của công chức phải không ngừng phát triển. Mức độ hiểu biết về chuyên môn nghiệp vụ của công chức càng chắc chắn thì mức độ giải quyết công việc càng cao.

21

Một trong chức năng nhiệm vụ chủ yếu của công chức trong cơ quan quản lý hành chính nhà nước là tham mưu cho lãnh đạo quản lý ban hành các quyết định, văn bản liên quan đến công việc. Để làm được điều đó, đòi hỏi công chức phải có khả năng nhìn nhận, thu thập thông tin, phân tích vấn đề, xử lý tình huống. Các vấn đề trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước khá phức tạp, trên các mặt, lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì vậy đòi hỏi các công chức tham mưu phải có kiến thức tổng hợp cả các vấn đề về xã hội và xử lý các tình huống phát sinh trên thực tế hoạt động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ba là, sự phối hợp trong công tác

Trong các cơ quan hành chính nhà nước cần có sự phối hợp giữa các bộ phận để tổ chức thực hiện những nhiệm vụ công tác cụ thể trong khuôn khổ chức năng, thẩm quyền của cơ quan. Để hoạt động quản lý nhà nước đạt hiệu lực hiệu quả cao thì mỗi công chức trong cơ quan phải có sự phối hợp trong hoạt động để giải quyết công việc nhanh chóng và đạt hiệu quả cao.

Bốn là, thái độ phục vụ nhân dân

Trong quá trình thực thi công vụ, công chức cần có thái độ nhã nhặn, lắng nghe ý kiến, giải thích, hướng dẫn cụ thể, rõ ràng về các quy định liên quan đến giải quyết công việc. Không gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân khi thực hiện nhiệm vụ.

Công chức không giữ chức vụlãnh đạo quản lý là những người thường xuyên và trực tiếp tiếp nhận, hướng dẫn, tham mưu cho cấp trên xử lý các vấn đề thuộc thẩm quyền của đơn vị đối với mọi phát sinh trên thực tế của người dân. Thái độ phục vụ nhân dân ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh của đơn vị, thể hiện sự hài lòng của người dân khi đến các cơ quan công quyền và các dịch vụ công mà họhưởng lợi trực tiếp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ năng lực thực thi công vụ của công chức tại chi cục quản lý thị trường thành phố hà nội (Trang 27 - 31)