Đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ năng lực thực thi công vụ của công chức tại chi cục quản lý thị trường thành phố hà nội (Trang 105)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.1.Đối với Nhà nước

Cần Pháp điển hóa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tránh sự chồng chéo, manh mún. Đối với các cơ quan Nhà nước, nâng cao giác ngộ pháp luật cho công chức là một nhu cầu cấp bách vì trong giải quyết các vụ việc cụ thể thì phần lớn phụ thuộc vào nhận thức chủ quan của người được giao quyền thay mặt cơ quan quản lý nhà nước giải quyết. Hơn nữa phải giác ngộ lòng tin pháp luật cho cán bộ, công chức trong quá trình áp dụng pháp luật, đó là tính công bằng, trách nhiệm, tính pháp chế, không khoan nhượng với những vi phạm pháp luật và tội phạm, hình thành thói quen xử sự tích cực theo các quy định của pháp luật, không bị ngoại cảnh chi phối. Điều này cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực thực thi công vụ của công chức nói chung và công chức tại chi cục QLTT Hà Nội nói riêng.

Tiền tệ hóa tiền lương và các chế độ khác đối với công chức. Tiền lương phải được trả tương xứng với giá trị sức lao động mà người công chức bỏra để thực thi công vụ. Nên coi, chi tiền lương cho công chức chính là chi cho đầu tư phát triển, đảm bảo cho tiền lương thực sự là động lực quan trọng thúc đẩy công chức nâng cao năng lực để thực thi công vụ có hiệu quảhơn.

96

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao giác ngộ của công chức và người dân về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả. Nhà nước cần phải tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân thấy được tác hại to lớn của việc buôn lậu đối với kinh tế - xã hội. Tuyên truyền, giáo dục thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, phát thanh, truyền hình. Đây là một biện pháp góp phần mang lại hiệu quả trong công tác chống buôn lậu. Nâng cao giác ngộ và đấu tranh chống lại buôn lậu cho công chức và người dân là việc làm cần thiết và cấp bách vì nó có vai trò trực tiếp trong việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả trong quản lý nhà nước về hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả. Nếu làm tốt việc này cũng sẽ giảm bớt áp lực công việc lên lực lượng quản lý thị trường, tác động lớn đến năng lực thực thi công vụ của từng công chức, từng đơn vị quản lý thịtrường,

BCĐ 389/TW cần tham mưu cho Chính phủ ban hành quy chế trách nhiệm người đứng đầu. Phải xử lý nhanh, nghiêm minh, thích đáng những kẻ buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và những người có dính dáng đến việc buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả. Trong thời gian qua, chúng ta chưa quan tâm đúng mức đến việc đấu tranh kiên quyết và kịp thời đối với các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại. Một số cá nhân, tổ chức có hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả được phát hiện nhưng không được xử lý kịp thời hoặc thậm chí có xử lý nhưng chỉqua loa, không đúng mức. Người trực tiếp vi phạm pháp luật đã là nguy hiểm nhưng người gián tiếp tiếp tay cho việc vi phạm pháp luật đó thì còn nguy hiểm hơn. Xửlý thích đáng những kẻ buôn lậu, đồng thời xử lý nghiêm minh đối với những kẻ tiếp tay cho buôn lậu làm tăng lòng tin của người dân vào vào hệ thống pháp luật, nhất là đối với công chức quản lý thị trường làm sao cho công chức không dám, không muốn bảo kê, tiếp tay cho hoạt động buôn lậu..

97

3.2.2. Đối với Ủy ban nhân dânthành phố Hà Nội

* Đổi mi công tác tuyn dng, chú trng công tác b trí, s dụng, đề

bt, luân chuyn cán bộ; Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng công chc

Việc tuyển dụng phải xuất phát từ yêu cầu công việc của cơ quan. Phải đảm bảo tính công khai, minh bạch, khách quan và đúng luật, đảm bảo tính cạnh tranh nhằm tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu công vụ. Công tác tuyển dụng phải được niêm yết, công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, mọi công dân có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật đều được dự tuyển. Việc đánh giá kết quả thi tuyển được thực hiện bởi một Hội đồng hoàn toàn độc lập với cơ quan, tổ chức tuyển dụng. Thành phần Hội đồng phải được lựa chọn những người có chuyên môn nghiệp vụ cao, có phẩm chất đạo đức tốt, ưu tiên những giảng viên uy tín của các trường đại học có chuyên môn phù hợp với chuyên ngành tuyển dụng.

Bố trí công tác, sử dụng, đề bạt, luân chuyển công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, tiêu chuẩn của từng chức danh mà lựa chọn công chức ngang tầm và phù hợp, “phải đúng tiêu chuẩn, hợp sở trường”. Đề bạt công chức phải “đúng lúc, đúng người, đúng việc” trên cơ sở quy hoạch và công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức theo quy hoạch.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức phải gắn với từng/ nhóm vị trí việc làm. Mọi công chức nhà nước cần phải xác định: Công chức nhà nước là một nghề, đòi hỏi cần phải có nghiệp vụ riêng. Do vậy, muốn trở thành công chức bắt buộc phải trải qua quá trình đào tạo. Công chức là công bộc của dân, phải tận tâm, tận tụy phục vụ nhân dân, tôn trọng nhân dân, vì vậy bên cạnh việc đào tạo, bồi dưỡng kỹnăng, nghiệp vụ cần quan tâm làm tốt quá trình bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ công chức (những việc công chức không được làm, bộ quy tắc ứng xử của cán bộ công chức… tại mỗi cơ quan cần thường xuyên quán triệt đến từng cán bộ công chức). Trong công tác

98

đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ tại từng cơ quan, đơn vị phải quy định cụ thể chế độ, kinh phí, nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng. Đào tạo tiền công vụ; đào tạo, bồi dưỡng theo các tiêu chuẩn ngạch chức danh công chức; đào tạo, bồi dưỡng theo các chức danh lãnh đạo, quản lý; đào tạo bồi dưỡng theo vị trí việc làm phải căn cứ theo yêu cầu công việc và phải phù hợp với vị trí công tác của từng cán bộ, công chức.

Cần có chính sách thu hút nhân tài phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của từng quận, huyện; từng lĩnh vực, ngành nghề sao cho phù hợp điều kiện thực tế hiện nay.

Trong thời kỳ mở cửa hội nhập nền kinh tế quốc tế hiện nay, công chức cần đảm bảo các điều kiện về trình độ chuyên môn, giao tiếp (đặc biệt là về trình độ ngoại ngữ) do vậy yêu cầu đặt ra đối với các lực lượng chuyên ngành như Quản lý thị trường khi xác định định biên và tiêu chuẩn vị trí việc làm cần tuyển dụng những người được đào tạo trình độ đúng hoặc gần đúng với yêu cầu chuyên môn, có tổ chức đào tạo lại, đào tạo bồi dưỡng sau tuyển dụng trước khi sử dụng công chức, tránh tình trạng việc nhà nước phải bồi thường thiệt hại do “sai phạm” trong thực thi công vụ của công chức nhà nước gây ra.

* Ci cách việc đánh giá, phân loại cán b công chc

Việc đánh giá, nhận xét, phân loại cán bộ, công chức có ảnh hưởng và tác động lớn đến năng lực và yêu cầu nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức. Thay đổi cách đánh giá, phân loại công chức mang tính định tính như hiện nay bằng việc dựa vào thước đo kết quả công việc, hiệu quả thực thi công vụ. Từng cơ quan, đơn vị xây dựng định biên, tiêu chuẩn vị trí việc làm - đó là tiêu chí đánh giá cụ thể nhất việc hoàn thành công vụ của từng cán bộ công chức. Phải lượng hóa, tiêu chuẩn hóa công việc theo chức danh, ngạch, bậc mà công chức đang đảm nhận. Từng cơ quan, đơn vị cho công chức của mình tự đánh giá, phân tích mô tả công việc mà mình thực thi hàng ngày, dựa

99

trên bảng mô tả đó, cán bộ lãnh đạo, quản lý cùng bộ phận hành chính của đơn vị đánh giá, lựa chọn tiêu chuẩn làm căn cứ đánh giá kết quả thực thi công vụ của công chức theo biểu tuần, tháng, quý, năm. Việc cải cách công tác đánh giá, phân loại để đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, công chức căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao sẽ trở thành một động lực thúc đẩy người công chức nâng cao năng lực thực thi công vụ.

Sử dụng biện pháp kinh tế làm đòn bẩy của kết quả đánh giá, phân loại cán bộ công chức. Cần có chế độ đãi ngộ trả lương, thưởng thỏa đáng cho những người “thực tài”, có cơ hội phát huy những ưu việt của công chức, cơ hội được cấp trên “giao việc”, được thăng tiến và được hưởng chế độ ưu tiên vềđiều kiện làm việc, nghiên cứu.

Gắn kết quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động thực thi công vụ của công chức với công tác đánh giá, phân loại công chức.

Đối với các lực lượng đặc thù như thanh tra chyên ngành, lực lượng quản lý thị trường… ngoài các quy định tiêu chuẩn hóa trong đánh giá công chức nói chung, ngành cần có biểu, bộ quy chuẩn riêng trong đánh giá công chức. Bởi là lực lượng đặc thù, có khi không làm việc theo giờ hành chính hoặc thực thi công vụ theo chuyên đề, lĩnh vực công việc chuyên môn riêng do đó cần đánh giá theo biểu thời gian hoặc kết quả, hiệu quả công việc thực hiện trong từng giai đoạn (tuần, tháng, quý…) hoặc sau đợt cao điểm của kế

hoạch, chuyên đề…

* Cần có cơ chế đặc thù v tài chính vi các lực lượng thanh tra

chuyên ngành

Các lực lượng thanh tra chuyên ngành của TP Hà Nội đảm nhiệm các nhiệm vụ, chức trách nặng nề nên cần có chế độ đãi ngộ đảm bảo cho công chức thực thi công vụ một cách hiệu quả nhất. Quản lý thịtrường cũng là một lực lượng thanh tra chuyên ngành đặc thù, thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm

100

soát hoạt động kinh doanh trên thị trường thủ đô. Các hành vi vi phạm pháp luật trong thương mại ngày càng gia tăng, phổ biến và manh động gây áp lực, khó khăn và tổn hại cho lực lượng thi hành công vụ. Để đảm bảo các điều kiện trang thiết bị, phương tiện, công cụ thi hành, UBND Thành phố có cơ chế đặc thù về tài chính cho các lực lượng này, ngoài phần kinh phí chi từ ngân sách thành phố, nên trích % khoản phạt nộp NSNN theo vụ việc/ thời gian để Chi cục QLTT bù đắp, mua sắm thêm trang thiết bị, công cụ hỗ trợ trong thực thi công vụ của lực lượng quản lý thịtrường.

* Cần có cơ chế thc hin phi hợp và cơ chế giám sát các hoạt động

phi hp kiểm tra, xử lý của các cơ quan chuyên môn, của các ngành, các địa phương, đặc biệt là các thành viên trong Ban chỉđạo 389/TP. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.3. Đối với doanh nghiệp, người kinh doanh

Để nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức quản lý thị trường làm cho lực lượng Quản lý thị trường hoàn thành nhiệm vụ được giao và đạt mục đích lành mạnh hóa, ổn định nền kinh tế thì vai trò của doanh nghiệp, người kinh doanh trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng vi phạm an toàn thực phẩm đóng vai trò quan trọng. Hiện nay ngoài việc đổ lỗi cho hàng lậu, hàng giả thì các nhà sản xuất trong nước hầu như chưa chịu nhìn thẳng vào thực tế vì sao hàng của họ không cạnh tranh nổi với hàng lậu. Thực tế là cùng một loại mặt hàng, chất lượng tương đương nhau, nhưng giá hàng lậu, hàng giả lại rẻ hơn, mẫu mã đẹp hơn. Vì vậy muốn trụ được trên thị trường thì phải tăng tính cạnh tranh về chất lượng, đồng thời cũng phải tìm cách hạ giá thành sản phẩm. Để nâng cao tính cạnh tranh doanh nghiệp cần tích cực đầu tư nâng cao trình độ kỹ thuật, cải tiến tổ chức quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động để tăng năng suất lao động, hạ giá thành và nâng cao chất lượng hàng hoá. Các doanh nghiệp cũng cần tham gia góp phần hoàn thiện môi trường kinh doanh. Một doanh nghiệp

101

không thể đứng vững lâu dài trong một môi trường kinh doanh không ổn định, không thuận lợi, hơn nữa hoạt động của doanh nghiệp ngày nay đã được xem xét, đánh giá dưới nhãn quan quần chúng và có ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp. Nếu các doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu hàng hóa trong nước cho người dân thì sẽ không có nạn buôn lậu, hàng giả...; không có kẽ hở cho việc bảo kê, che dấu tội phạm buôn lậu...điều đó cũng sẽ giảm áp lực công việc của ngành quản lý thịtrường, do vậy năng lực thực thi công vụ của công chức quản lý thịtrường cũng sẽđược nâng lên.

3.2.4. Đối với người tiêu dùng, người dân

Bất kỳ một cơ quan, lực lượng chuyên trách nào muốn hoàn thành được nhiệm vụ phải dựa vào dân. Lực lượng quản lý thị trường cũng không ngoại lệ, để nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức quản lý thị trường cần có sự giám sát của người dân. Mặt khác, công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm an toàn thực phẩm có hiệu quả thì cần có sự tham gia của người tiêu dùng, người dân. Nhân dân cần thấy hết được nghĩa vụ, quyền lợi, về tác hại nhiều mặt của buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém, hàng vi phạm an toàn thực phẩm đối với lợi ích riêng của bản thân cũng như lợi ích chung của xã hội. Nhân dân cần thấy được quyền lợi của mình trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm an toàn thực phẩm qua đó nâng cao ý thức làm chủ và năng lực làm chủ. Đồng thời, người dân cũng cần phải hiểu rõ các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nắm vững mục tiêu nhiệm vụ, các biện pháp chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm an toàn thực phẩm có trách nhiệm trong công việc chung của đất nước; không tiếp tay cho buôn lậu như: vận chuyển, mua hàng lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém, hàng vi phạm an toàn thực phẩm biết nhưng không báo cho cơ quan chức năng.Người dân có quyền giám sát các cơ quan chức năng,

102

tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật của doanh nghiệp, cán bộ, công chức bảo kê, tiếp tay cho hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm an toàn thực phẩm nhất là các hành vi sai phạm liên quan đến năng lực thực thi công vụ của công chức quản lý thịtrường.

Hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm an toàn thực phẩm không phải là việc riêng của mỗi cá nhân, tổ chức hay lực lượng quản lý thị trường mà là công việc chung của toàn xã hội mà trước hết là cần hoàn thiện các quy định của pháp luật, cần sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan thực thi pháp luật, nâng cao ý thức của tổ chức và cá nhân, năng lực thực thi công vụ của mỗi công chức quản lý thị trường. Có làm tốt được những việc trên thì mới có thể đẩy lùi được các hành vi vi phạm về thương mại, ổn định và lành mạnh hóa nền kinh tế.

103

KẾT LUẬN

Nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức hành chính tại thành phố Hà Nội nói chung và tại chi cục quản lý thị trường nói riêng là nội dung rất phức tạp, khó khăn đòi hỏi phải nghiên cứu một cách công phu, trên cơ sở phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực thực thi công vụ của công chức nhằm thực hiện mục tiêu quản lý hành chính nhà nướcđặt ra.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ năng lực thực thi công vụ của công chức tại chi cục quản lý thị trường thành phố hà nội (Trang 105)