7. Kết cấu của luận văn
3.2.3. Đối với doanh nghiệp, người kinh doanh
Để nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức quản lý thị trường làm cho lực lượng Quản lý thị trường hoàn thành nhiệm vụ được giao và đạt mục đích lành mạnh hóa, ổn định nền kinh tế thì vai trò của doanh nghiệp, người kinh doanh trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng vi phạm an toàn thực phẩm đóng vai trò quan trọng. Hiện nay ngoài việc đổ lỗi cho hàng lậu, hàng giả thì các nhà sản xuất trong nước hầu như chưa chịu nhìn thẳng vào thực tế vì sao hàng của họ không cạnh tranh nổi với hàng lậu. Thực tế là cùng một loại mặt hàng, chất lượng tương đương nhau, nhưng giá hàng lậu, hàng giả lại rẻ hơn, mẫu mã đẹp hơn. Vì vậy muốn trụ được trên thị trường thì phải tăng tính cạnh tranh về chất lượng, đồng thời cũng phải tìm cách hạ giá thành sản phẩm. Để nâng cao tính cạnh tranh doanh nghiệp cần tích cực đầu tư nâng cao trình độ kỹ thuật, cải tiến tổ chức quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động để tăng năng suất lao động, hạ giá thành và nâng cao chất lượng hàng hoá. Các doanh nghiệp cũng cần tham gia góp phần hoàn thiện môi trường kinh doanh. Một doanh nghiệp
101
không thể đứng vững lâu dài trong một môi trường kinh doanh không ổn định, không thuận lợi, hơn nữa hoạt động của doanh nghiệp ngày nay đã được xem xét, đánh giá dưới nhãn quan quần chúng và có ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp. Nếu các doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu hàng hóa trong nước cho người dân thì sẽ không có nạn buôn lậu, hàng giả...; không có kẽ hở cho việc bảo kê, che dấu tội phạm buôn lậu...điều đó cũng sẽ giảm áp lực công việc của ngành quản lý thịtrường, do vậy năng lực thực thi công vụ của công chức quản lý thịtrường cũng sẽđược nâng lên.