Đối với người tiêu dùng, người dân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ năng lực thực thi công vụ của công chức tại chi cục quản lý thị trường thành phố hà nội (Trang 111 - 117)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.4. Đối với người tiêu dùng, người dân

Bất kỳ một cơ quan, lực lượng chuyên trách nào muốn hoàn thành được nhiệm vụ phải dựa vào dân. Lực lượng quản lý thị trường cũng không ngoại lệ, để nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức quản lý thị trường cần có sự giám sát của người dân. Mặt khác, công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm an toàn thực phẩm có hiệu quả thì cần có sự tham gia của người tiêu dùng, người dân. Nhân dân cần thấy hết được nghĩa vụ, quyền lợi, về tác hại nhiều mặt của buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém, hàng vi phạm an toàn thực phẩm đối với lợi ích riêng của bản thân cũng như lợi ích chung của xã hội. Nhân dân cần thấy được quyền lợi của mình trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm an toàn thực phẩm qua đó nâng cao ý thức làm chủ và năng lực làm chủ. Đồng thời, người dân cũng cần phải hiểu rõ các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nắm vững mục tiêu nhiệm vụ, các biện pháp chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm an toàn thực phẩm có trách nhiệm trong công việc chung của đất nước; không tiếp tay cho buôn lậu như: vận chuyển, mua hàng lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém, hàng vi phạm an toàn thực phẩm biết nhưng không báo cho cơ quan chức năng.Người dân có quyền giám sát các cơ quan chức năng,

102

tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật của doanh nghiệp, cán bộ, công chức bảo kê, tiếp tay cho hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm an toàn thực phẩm nhất là các hành vi sai phạm liên quan đến năng lực thực thi công vụ của công chức quản lý thịtrường.

Hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm an toàn thực phẩm không phải là việc riêng của mỗi cá nhân, tổ chức hay lực lượng quản lý thị trường mà là công việc chung của toàn xã hội mà trước hết là cần hoàn thiện các quy định của pháp luật, cần sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan thực thi pháp luật, nâng cao ý thức của tổ chức và cá nhân, năng lực thực thi công vụ của mỗi công chức quản lý thị trường. Có làm tốt được những việc trên thì mới có thể đẩy lùi được các hành vi vi phạm về thương mại, ổn định và lành mạnh hóa nền kinh tế.

103

KẾT LUẬN

Nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức hành chính tại thành phố Hà Nội nói chung và tại chi cục quản lý thị trường nói riêng là nội dung rất phức tạp, khó khăn đòi hỏi phải nghiên cứu một cách công phu, trên cơ sở phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực thực thi công vụ của công chức nhằm thực hiện mục tiêu quản lý hành chính nhà nướcđặt ra.

Qua kết quả nghiên cứu đề tài “Năng lực thực thi công vụ của công chức tại chi cục quản lý thị trường thành phố Hà Nội” cho thấy, đây là nội dung có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn sâu sắc nhằm đảm bảo việc thực hiện công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước nói chung và công chức tại chi cục quản lý thị trường thành phố Hà Nội nói riêng.

Với mục đích nghiên cứu - nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức tại chi cục quản lý thị trường thành phố Hà Nội, luận văn đã hoàn thành các nội dung cơ bản sau:

1. Hệ thống hoá những lý luận về công vụ, công chức, năng lực, năng lực thực thi công vụ của công chức và công chức quản lý thị trường, nhận diện các yếu tốảnh hưởng đến năng lực thực thi công vụ của công chức quản lý thịtrường.

2. Luận văn phân tích thực trạng năng lực thực thi công vụ của công chức tại chi cục quản lý thị trường Hà Nội. Qua đó luận văn đã chỉ ra được những yếu tố ảnh hưởng, ưu điểm, hạn chế năng lực thực thi công vụ của công chức tại chi cục quản lý thị trường thành phố Hà Nội và nguyên nhân thực trạng đó những năm qua.

3. Luận văn đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức tại Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội áp dụng cho giai đoạn 2017 – 2020 và những năm tiếp theo.

104

Hy vọng luận văn sẽ đóng góp những thông tin bổ ích và là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, đồng nghiệp, học viên khóa sau. Vì vậy luận văn cho rằng các giải pháp và kiến nghị được đề xuất sẽ khắc phục được các hạn chế và có thể thực hiện trong thực tế nhằm góp phần nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức tại Chi cục QLTT Hà Nội.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi và còn có những hạn chế, thiếu sót. Học viên rất mong luận văn sẽ dần được hoàn thiện hơn khi nhận được những đóng góp quý báu của Quý Thầy, Cô; đồng nghiệp và các bạn đọc, bạn học.

105

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Công thương (2013), Thông tư số 09/2013/TT-BCT của Bộ Công thương ngày 02/5/2013.

2. Bộ Công thương (2014), Thông tư số 07/2014/TT-BCT của Bộ Công

thương ngày 14/2/2014.

3. Bộ Công thương (2014), Thông tư số 13/2014/TT-BCT của Bộ Công

thương ngày 14/5/2014.

4. Bộ Công thương (2013), Quyết định 907/QĐ-BCT của Bộ Công Thương

ngày 06/ 02/ 2013.

5. Bộ Công thương (2016) - Tài liệu Bồi dưỡng Ngạch Kiểm soát viên thịtrường.

6. BộCông thương và Bộ Nội vụ (2014), Thông tư liên tịch số 34/2015/TTLT- BCT-BNV của BộCông Thương - Bộ Nội Vụ ngày 27/10/ 2015

7. Bộ Nội vụ (2013), Thông tư số 05/2015/TT-BNV của Bộ Nội vụ ngày 25/6/2013.

8. Bộ Nội vụ (2015), Thông tư số 02/2015/TT-BNV của Bộ Nội vụ ngày 06/3/2015

9. Bộ Nội vụ, Viện Khoa học tổ chức nhà nước, TS.Trần Anh Tuấn (chủ biên) (2012), Pháp luật về công vụ, công chức của Việt Nam và một số nước trên thế giới, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

10. BộThương Mại (1995), Quyết định số 587 TM/TCCB ngày 12/7/1995 của Bộ trưởng Bộ Thương mại về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành thương mại.

11. Chi cục Quản lý thịtrường Hà Nội, Các báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụcác năm 2012 – 2016;

12. Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội (2012), Quyết định số 749/QĐ-QLTT ngày 10/5/2012 của Chi cục Trưởng Chi cục Quản lý thịtrường Hà Nội.

106

13. Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội (2015), Quyết định số 559/QĐ-QLTT ngày 31/3/2015 của Chi cục Trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội

14. Chi cục Quản lý thịtrường Hà Nội (2016),

- Đề án tinh giảm bộ máy, biên chế của Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội ngày 01/08/2016.

- Kế hoạch số 284/QLTT – TCHC ngày 01/02/2016 Kế hoạch Cải cách

hành chính năm 2016 của Chi cục Quản lý thịtrường Hà Nội.

15. Chính phủ (1995), Ngh định số 10/CP ngày 23/01/1995.

16. Chính phủ (2011), Nghị quyết 30c/2011/NĐ-CP ngày 8/11/2011 của chính phủ ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà

nước giai đoạn 2011-2020.

17. Chính phủ (2016), Nghịđịnh số148/2016/NĐ-CP ngày 04/11/2016.

18. Đại từ điển tiếng Việt (1998), Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

19. Học viện hành chính Quốc Gia (2003), Hành chính công (dùng cho nghiên

cứu học tập và giảng dạy sau đại học), Nxb Khoa học, kỹ thuật Hà Nội. 20. Học viện hành chính Quốc Gia (2010),Nguyễn Trường Giang, Khóa 12, Luận

văn thạc sỹ: “Nâng cao chất lượng công chức cấp huyện ở TP Hà Nội”.

21. Học viện hành chính Quốc Gia (2014), Đinh Thị Tố Uyên, Khóa 17, Nguyễn Trường Giang, Khóa 12, Luận văn thạc sỹ: “Nâng cao năng

lực thực thi công vụ của công chức văn phòng UBND, HĐND huyện Phúc Thọ, TP Hà Nội”

22. Học viện hành chính Quốc Gia (2014), Nguyễn Ngọc Hà, Khóa 17, Luận văn thạc sỹ: “Chất lượng công chức các phường quận Hoàn Kiếm TP Hà Nội”

23. Lê Chi Mai (2014) với đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Lý thuyết về khung năng lực và vận dụng vào xây dựng năng lực thực thi công vụ

107

24. Nguyễn Thị Hồng Hải (2013), Quản lý nguồn nhân lực chiến lược trong khu vực công và vận dụng vào thực tiễn Việt Nam (sách chuyên khảo), Nhà xuất bản lao động.

25. Nguyễn Thị Hồng Hải (2013), Quản lý thực thi công vụ theo định hướng kết quả (sách chuyên khảo), Nhà xuất bản lao động.

26. Phạm Hồng Thái (2003), Công vụ, công chức nhà nước, Nxb Tư Pháp, Hà Nội. 27. Quốc hội (2008), Luật Cán bộ, công chức.

28. Quốc hội (2016), Pháp lệnh Quản lý thịtrường.

29. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định 1557/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ phê duyệt đề án “Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức”

30. UBND Thành phố Hà Nội (2008), Quyết định số 584/QĐ- UBND ngày 05/9/2008 của UBND thành phố Hà Nội về việc thành lập Chi cục Quản lý thịtrường Hà Nội trực thuộc SởCông thương thành phố Hà Nội.

31. UBND Thành phố Hà Nội (2017), Quyết định số 522/QĐ- UBND ngày 25/01/2017 của UBND thành phố Hà Nội về việcban hành Quy tắc ứng xử

của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc TP Hà Nội.

32. Website: http://www.khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home

33. Website: http://www.khoadaotao.vn/TinTucDetails.asp...amp;Parent 16

34. Website: http://www.qlttna.gov.vn/vi/trang-chu.html

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ năng lực thực thi công vụ của công chức tại chi cục quản lý thị trường thành phố hà nội (Trang 111 - 117)