7. Kết cấu của luận văn
1.2. Năng lực thực thi công vụ của công chức quản lý thị trường
Với kiến thức của mình, tác giả mạnh dạn đưa ra cách tiếp cận nội hàm khái niệm về năng lực thực thi công vụ của công chức quản lý thị trường như sau: Năng lực thực thi công vụ của công chức quản lý thị trường là khảnăng
22
đáp ứng về các tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ, tiêu chuẩn về trình độ đào
tạo, bồi dưỡng (đảm bảo tiêu chuẩn các ngạch kiểm soát viên thị trường); có
đủ kiến thức chung về quản lý, các kỹ năng đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ, chức trách phù hợp tiêu chuẩn các ngạch kiểm soát viên thị trường; có
thái độ và hành vi “tích cực” trong mọi hoạt động công vụ của công chức quản lý thị trường; nhận thức đúng về bổn phận và trách nhiệm của mình
cũng như có đủ năng lực để thực hiện bổn phận và trách nhiệm mà nhà nước giao cho.
Xét đến năng lực thực thi công vụ của công chức quản lý thị trường, với tiểu mục này và trong giới hạn của luận văn tác giả xem xét, phân tích vấn đềdưới 3 góc độ đặc trưng của ngành gồm: Các quy định về công vụ, thực thi (hoạt động) công vụ của ngành; Tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ các ngạch công chức quản lý thịtrường (đây được coi là khung năng lực chung của công chức quản lý thị trường) và các tiêu chí đánh giá năng lực thực thi công vụ của công chức QLTT; các yếu tổ ảnh hưởng đến năng lực thực thi công vụ của công chức quản lý thịtrường.
Với đặc thù riêng biệt của ngành quản lý thịtrường, công vụ và thực thi công vụ ngành quản lý thị trường đã cụ thể hóa những quy định chung và có những quy định chi tiết phù hợp với đặc thù ngành.
1.2.1. Các quy định chung về công vụ, thực thi công vụ của ngành
1.2.1.1. Các hoạt động công vụ của công chức quản lý thị trường
Hoạt động công vụ của công chức quản lý thị trường là việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao của công chức quản lý thị trường được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức và hoạt động của quản lý thịtrường và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
23
- Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đề án về hoạt động kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính của quản lý thịtrường;
- Tổ chức thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình về vi phạm pháp luật trong kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trên thịtrường đểtham mưu, đề xuất với cấp có thẩm quyền áp dụng các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh với các vi phạm pháp luật trong kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trên thịtrường.
- Kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân trong kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trên thị trường, xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
- Thanh tra chuyên ngành công thương theo quy định của pháp luật. - Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ phục vụ hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành công thương và xử lý vi phạm hành chính của tổ chức, cá nhân trong kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trên thịtrường.
- Tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm tra và thanh tra chuyên ngành công thương của Quản lý thịtrường với cấp có thẩm quyền.
- Tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đối với đội ngũ công chức Quản lý thị trường; tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, phương pháp quản lý tiên tiến trong hoạt động của Quản lý thịtrường.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. [Trang 20 &21, 3]
1.2.1.2. Những việc công chức quản lý thị trường không được làm trong hoạt động công vụ
- Không chấp hành kỷ luật lao động; không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ, không kịp thời nhiệm vụ được giao hoặc phân công.
24
- Gây mất đoàn kết làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hoạt động công vụ của cơ quan; tham gia đánh bạc dưới mọi hình thức; sử dụng các loại ma túy; uống rượu, bia khi đang thực hiện hoạt động công vụ.
- Không mặc trang phục quản lý thị trường, đeo biển hiệu, phù hiệu, cấp hiệu đúng quy định; không xuất trình Thẻ kiểm tra thị trường khi thực hiện hoạt động kiểm tra kiểm soát thị trường theo quy định; không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ được giao.
- Tham mưu hoặc ban hành văn bản, chuyên môn, nghiệp vụkhông đúng nội dung, trình tự, thời hạn và thẩm quyền theo quy định của pháp luật; thông tin báo cáo không trung thực, không kịp thời, không đúng chế độ thông tin báo cáo công tác theo quy định.
- Tự ý phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí những nội dung có liên quan đến hoạt động của lực lượng quản lý thị trường mà không phải là người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn theo quy định hoặc phát ngôn làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, uy tín, danh dự của tổ chức, cá nhân khi chưa được phép hoặc chưa có kết luận, quyết định xử phạt theo quy định.
- Có cử chỉ, thái độ quan liêu, hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khi hoạt động công vụ.
- Làm tư vấn cho tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về các công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác hoặc những công việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham gia giải quyết mà không được phép.
- Tự ý đặt ra các điều kiện, yêu cầu, thủ tục không đúng quy định của pháp luật trong việc tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp nhận, xử lý thông tin, kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính.
25
- Tham dự ăn, uống, vay, mượn tiền, mua hàng của đối tượng bị kiểm tra hoặc xử lý vi phạm hành chính; lợi dụng hoạt động công vụ được giao để mưu lợi cá nhân hoặc nhận hối lộdưới mọi hình thức.
- Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các quy định của pháp luật trong hoạt động kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính; can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính.
- Sử dụng ấn chỉ không đúng quy định để lập hồ sơ vụ việc kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính; làm mất, giả mạo hoặc làm sai lệch hồ sơ vụ việc kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính.
- Tiết lộ thông tin về vụ việc kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính không đúng quy định dưới mọi hình thức hoặc khai thác, sử dụng trái phép tài liệu, hồsơ vụ việc của cơ quan, đơn vịđể vụ lợi cá nhân.
- Thu tiền xử phạt không đúng quy định; tham ô, chiếm đoạt, sử dụng trái phép tiền thu phạt hành chính, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ hoặc tịch thu; sửa chữa hồ sơ, chứng từ, sổ kế toán để tham ô, chiếm đoạt tiền phạt hành chính hoặc tang vật vi phạm hành chính.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn bao che, dung túng vi phạm hành chính, không xử phạt, xử phạt không kịp thời, xử phạt không đúng mức hoặc giữ lại các vụ việc có dấu hiệu tội phạm để xử phạt hành chính.
- Các hành vi khác không được làm trong hoạt động công vụ theo quy định của pháp luật. [Trang 25, 3].