Các yếu tố để triển khai thành công chính phủ điện tử

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển chính phủ điện tử ở CHDCND lào (Trang 38 - 40)

9. Hình 2.7: Vệ tinh LAOSAT-1

1.2.2. Các yếu tố để triển khai thành công chính phủ điện tử

Việc triển khai CPĐTgiúp sắp xếp hợp lý bộ máy nhà nước,cải thiện sự liên kết và hợp tác giữa các bộ ngành với nhau và với các tổ chức khác, cũng nhờ mối quan hệ với các chủ thể là đối tượng phục vụ của các CQNN. Điều này cũng góp phần thúc đẩy các tiến trình kinh tế, chính trị và xã hội phát triển hơn. Các yếu tốđể triểnkhai thành công CPĐTbao gồm những yếu tố như sau:

1). Cải cách hành chính.

CPĐTkhông có nghĩa là đưa công nghệ thông tin vào viễn thông vào

để tự động hóa quy trình công tác đã có sẵn nhất là những quy định không có

39

- Định hướng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông.

- Tính toán kỹ lưỡng quy trình công tác và vận hành thử theo cách truyền thống trước khi đưa nó thành trực tuyến.

- Đáp ứng yêu cầu thực tế của từng địa phương, tận dụng ý tưởng của người dùng hệ thống này.

- Định hướng phục vụ người dân.

2). Vai trò của lãnh đạo.

- Dự án chỉ thành công khi người lãnh đạo phải quyết tâm và đủ mạnh.

- Người lãnh đạo cấp cao nhất kể cả tầm Chính phủ trung ương (thủtướng) phải ủng hộ và làm cho lãnh đạo các cấp phải ủng hộ chương trình CPĐT.

- Phải có một tổ chức và chỉ định một chuyên viên cao cấp làm đầu mối triển khai CPĐT.

3). Chiến lược đầu tư.

Chính phủ phải có lựa chọn các chương trình ưu tiên.

Chính phủ các nước đang phát triển càng cần phải rất cẩn thận khi xét duyệt các dự án để có thể tối ưu việc đầu tư và việc sử dụng các nguồn lực.

Các vấn đề cần lưu ý tới là:

- Xác định rõ mục tiêu của dự án.

- Rà soát lại khả năng từ vốn đến nguồn lực.

- Xây dựng kế hoạchngắn hạn, dài hạn và phải luôn lưu tâm tới cân bằng thu chi và thời hạn hoàn thành.

- Cử cá nhân hay tổ chức giám sát việc thực hiện kế hoạch và ngân sách.

- Phải tính toán sử dụng đa công nghệ vì nhiều nơi dùng Internet không thích hợp nhưng đài và ti vi thì lại rất thuận lợi.

- Nên lấy ý kiến đóng góp của nhân dân địa phương để lực chọn công nghệ cho thích hợp.

4). Cộng tác.

40

và các tổ chức phi chính phủ để có thể đẩy nhanh quá trình cải cách hành chính và thực thi CPĐT. Các chuyên gia trong giới tư nhân hiểu biết rất rõ về thương mại điện tử, về CNTT & TTvà xúc tiến thị trường, ngược lại giới tư nhân cũng có nhiều thuận lợi qua sự hỗ trợ của CQNN nếu hai bên có quan hệ tốt.

Một số cách làm trong lĩnh vực này là:

- Ngay từ giai đoạn lập kế hoạch đã xây dựng quy trình tư vấn để có thể nghe ý kiến của người dân, của giới doanh nghiệp và các tổ chức phi chính phủ.

- Tiếp thu ý kiến của giới tư nhân vào quá trình thiết kế hệ thống.

- Động viên các doanh nghiệp tư nhân tham gia vào cải cách.

- Khuyến khích sự phối hợp của các bộ phận ban, ngành, đoàn thể.

- Để tăng lòng tin của các cộng đồng địa phương nên huy động lãnh đạo địa phương tham gia dự án và dạy CNTTcho họ để họ có thể thuyết phục được thành viên của các cộng đồng.

- Tạo ra cơ quan xúc tiến triển khai CPĐT tại địa phươngvới sự tham gia của lãnh đạo địa phương.

5). Sự tham gia của người dân.

Sự tham gia của người dân là yếu tố quan trọng để CPĐT thành công.

Các lĩnhvực người dân có thể tham gia tư vấn như:

- Tư vấn thiết kế hệ thống.

- Thiết kế các ứng dụng cụ thể định hướng phục vụ công dân.

- Có ý kiến về các vấn đề liên quan tới pháp luật quy định trong quy trình

cải cách luật.

- Cảnh báo các vấn đề liên quan tới văn hóa và truyền thống mỗi địa phương.

- Kiến nghị các hình thức tham gia phù hợp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển chính phủ điện tử ở CHDCND lào (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)