9. Hình 2.7: Vệ tinh LAOSAT-1
1.4. Kinh nghiệm triển khai chính phủ điện tử
Triển khai mô hình CPĐT là xu hướng tất yếu của các quốc gia trong bối cảnh hoạt động quản lý điều hành dựa trên giấy tờ truyền thống của các chính
phủ dần tỏ ra không bắt kịp với nhịp độ phát triển xã hội, không tận dụng được ưuthế của CNTT, mạng Internet. Chuyển đổi hoạt động hành chính công từgiấy tờ truyền thống sang môi trường trực tuyến sẽ giúp tăng cường năng lực điều hành nhà nước của chính phủ, mang lại thuận lợi cho người dân, tăngcường sự
minh bạch, giảm thiểu chi phí và giảm tham nhũng.
Hiện nay, Hàn Quốc, Singapore, vương quốc Anh là những nước đứng đầu trên thế giới về CPĐT. Như vậy, Lào nên rút kinh nghiệm từ những nước đi trước để rút nắn thời gian triển khai CPĐT.
- Hàn Quốc.
Sự thành công và kinh nghiệm triển khai mô hình CPĐT tại Hàn Quốc là một bài học rất cần thiết cho Làotrong quá trình nỗ lực phát triểnhệ thống CPĐT. Những bài học đó gồm: Trước hết cần hoàn thiện pháp luật và kiến trúc tiêu chuẩn hệ thống thông tin quốc gia nhằm chia sẻ thông tin, quản lý chất lượng thông tin
thống nhất, trong đó việc xây dựng trung tâm dữ liệu số quốc gia là rất cần thiết;
hoàn thiện cơ chế tàichính đầu tư cho dự án công CNTT nhằm thúc đẩy việc triển khai dự án; xây dựng và hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chính phủ trong việc triển khai CPĐT (cải cách hành chính nhà nước); tăng
43
cường năng lực và nâng cao nhận thức về CPĐT đến các cán bộ chính phủ để hiểu được tầm quan trọng của CPĐT và sự cần thiết thayđổi ngaytừ bên trong nội bộ chính phủ, đồng thời đổi mới nhận thức của tầng lớp lãnh đạo trong việc ứng dụng CNTT vào hoạt động của chính phủ;Đẩy mạnh đào tạo, tuyên truyền CPĐT, CNTT để người dân hiểu và ủng hộ chính phủ trong công tác triển khai CPĐT;Xây dựng đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệmtriển khai CPĐT.
(nguồn: http://aita.gov.vn/tin-tuc/1588/nghien-cuu-kinh-nghiem-lo-trinh-phat- trien - chinh-phu-dien-tu-cua- han-quoc).
-Singapore:Kinh nghiệm trong việc triển khai và phát triển thành công hạ tầng số và nền kinh tế số ở Singapore có được là thông qua các kế hoạch cụ thể, cẩn thận và các chiến lược dài hạn, ví dụ như kế hoạch tổng thể 10 năm iN
2015 của Tổ chức phát triển truyền thông (IDA) nhằm đến việc xây dựng một quốc gia về truyền thôngmà tại đó cuộc sống được làm giàu lên thông qua truyền thông. Chiến lược chính đó là việc xây dựng một hạ tầng truyền thông số thế hệ kế tiếp, được gọi là Mạng băng thông rộng quốc gia thế hệ kế tiếp (NGNBN) để làm cơ sở cho quốc gia trong việc đáp ứng những nhu cầu của các công nghệ số và phát triển một hạ tầng truyền thông thúc đẩy nền kinh tế quốc gia. Việc triển khai đến 92% kế hoạch Mạng băng thông rộng quốc gia thế hệ kế tiếp từ giữa năm 2012 sẽ cung cấp sự truy cập đến tốc độ 1Gbps của mạng băng thông tốc độ cao trên toàn quốc gia và cao hơn nữa tới tất cả các địa chỉ truy cập bao gồm nhà dân, trường học, các cao ốc của chính phủ, doanh nghiệp và các bệnh viện. Để bảo đảm không ai sẽ bị tụt hậu lại phía sau trong công cuộc số hóa này, các chương trình tiếp theo đã được vạch ra cùng với sự hỗ trợ của các sinh viên, hỗ trợ người cao tuổi và giúp cho những người khuyết tật có thể
truy cập đến và hưởng được những lợi ích từ CNTT & TT.
Triển khai vào năm 2011, kế hoạch tổng thể về CPĐTeGov2015 xây dựng
trên nền tảng của kế hoạch tổng thể iN2015. Tầm nhìn của kế hoạch tổng thể eGov2015 là “Tiến tới trở thành một Chính phủ kết hợp, trong đó đồng khởi tạo
44
và kết nốiđến người dân” đã đánh dấusự thay đổi về tư duy của Chính phủ trong
việc áp dụng phương thức kết hợp cho việc cung cấp dịch vụ công. Ba phạm vi của kế hoạch này bao gồm: đồng khởi tạo cho các giá trị to lớn hơn, kết nối người tham gia, và tạo xúc tác cho sự chuyển đổi trong toàn Chính phủ.
Để bổ sung cho kế hoạch tổng thể iN2015 và eGov2015, Bộ Cộng đồng, Văn hóa và Thanh niên (MCCY) đã đưa ra kế hoạch tổng thể giai đoạn 2012-
2016 cùng với tầm nhìn cho một Chính phủ Singapore, nơi mà tất cả mọi người khuyết tật có thể đóng góp được những tài năng của họ, và đồng thời cũng trở thành một thành viên không thể thiếu của xã hội. Đồng xây dựng với Hội đồng quốc gia về dịch vụ xã hội (NCSS) và IDA, kế hoạch hướng đến mục tiêu thúc đẩy các dịch vụ xã hội kết hợp và tích hợp thông qua các Tổ chức tình nguyện phúc lợi xã hội, và giúp các cơ quan nhà nước ứng dụng CNTT & TT để giúp cho họ cung cấp sản phẩm và dịch vụ đến người dân, doanh nghiệp một cách tốt nhất.(nguồn: http://www.pcworld.com.vn/articles/kinh-doanh/nha-nuoc/2009/ 06/1194159/trien-khai-chinh-phu-dien-tu-tai-singapore-5-bi-quyet/).
- Việt Nam:Trong quá trình triển khai CPĐTđã rút ra5 kinh nghiệm:
Theo chuyên gia Việt nam cho rằng đầu tiên là việc triển khai tin học hóa hay cải cách hành chính trước.
Thứ 2 là việc xây dựng Cổng thông tin điện tử (Portal) hay dịch vụ công trước. Nhiều năm qua, mọi người thường chỉ chú trọng xây dựng Cổng thông tin điện tử. Tuy nhiên, như mô hình của Bkav eGov, đầu tiên, chúng ta triển khai trong nội bộ và nhận được sự ủng hộ của chính những người trong cơ quan, lúc đó mới có thể cung cấp các dịch vụ công qua mạng cho người dân tốt được.
Thứ ba, hạ tầng như thế nào là đủ để xây dựng CPĐT. Hầu hết hạ tầng hiện nay của chúng ta đã đủ. Tại một số nơi, do chắp vá nên lúc nào cũng tưởng là thiếu. Nhưng chỉ cần các chuyên gia tư vấn, vận dụng hết khả năng của thiết bị sẵn có thì địa phương đó mới hiểu ra là hạ tầng của họ đáp ứng được. Tuy
45
nhiên, nếu chúng ta phát triển hơn nữa thì sẽ cần phải mua sắm thêm thiết bị. Thứ tư là làm thế nào để triển khai rộng CPĐTkhi có rất nhiều sự khác biệt giữa các đơn vị hành chính trong cùng một địa phương. Một số nơi dù là trung tâm thành phố nhưng lại rất e ngại trong việc thực hiện tin học hóa. Đối với những địa phương này, chọn cách "lấy nông thôn bao vây thành thị", triển khai ở vùng sâu, vùng xa trước như Sơn Hà (Quảng Ngãi) hay Cao Lộc (Lạng Sơn), Mường Nhé (Điện Biên)… Khi đã có sự thành công ở những nơi khókhăn như vậy thì lập tức, các đơn vị quản lý ở thành phố cũng sẽ thực hiện theo.
Cuối cùng là liên thông nhiều ứng dụng của các nhà cung cấp khác nhau. Về vấn đề này đã đưa ra những chuẩn mở để các nhà cung cấp có thể kết nối với nhau.(nguồn: http://123doc.org/doc_search_title/3354900-nghien-cuu-xay- dung-lo-trinh-phat-trien-chinh-phu-dien-tu-o-viet-nam-trong-giai-doan-hien- nay.htm).
- Vƣơng quốc Anh: Vương quốc Anh là một trong những quốc gia được cộng đồng quốc tế đánh giá rất cao trong việc xây dựngvà phát triển CPĐT.
Trong lộ trình phát triển CPĐTcủa mình, Vương quốc Anh đã đặt mục tiêu đến năm 2005 là tất cả những dịch vụ được cung cấp bởi các cơ quan chính quyềnphải được điện tử hóa và thực hiện các dịch vụ đó trên mạng Internet.Điều này có nghĩa là các dịch vụ trên phải được cung cấp 24 giờ trong ngày, 7 ngày
trong tuần và theo một cách thức tiết kiệm chi phí. Dự kiến đến cuối năm 2005,
tất cả các dịch vụ công của cơ quan chính phủ sẽ được tích hợp theo cách thức dễ dàng hơn với người sử dụng và được cung cấp hoặc hỗ trợ trực tuyến. Đồng thời, các dịch vụ công cũng phải sẵn sàng ở mọi thời điểm và địa điểm nhằm tạo điều kiện thuận tiện nhất cho người sử dụng, có thể lựa chọn sử dụng dịch vụ thông qua các kênh khác nhau như qua Tivi sốtương tác, website được cá nhân hóa, sử dụng thẻ thông minh, thông qua công nghệ di động. Mặt khác, các dịch vụ công cũng được cung cấp một cách tích hợp thông qua sự hợp tác giữa các cơ quan, địa phương và được kết nối tới một cơ sở hạ tầng chung của quốc gia;
46
được giải quyết nhanh chóng và hiệu quả mọi thắc mắc về dịch vụ, mọi công dân có thể tham gia và quá trình ra quyết định theo nhiều cách khác nhau, bao gồm thảo luận trực tuyến, bỏ phiếutrực tuyến, truyền hình trên mạng, trưng cầu dân ý và hỏi ý kiến; được sửdụng bởi các công dân điện tử thông qua việc thúc đẩy có hiệu quả những công nghệ sẵn có. Nhà cung cấp dịch vụ Internet không
chỉ cho họ truy cập vào Internet mà còn giúp họ có được những kỹ năng để tận dụng được các cơ hội mà Internet mang lại.
Nguyên tắc quan trọng thứ hai nhằm quy định về dịch vụ công trực tuyến là Khả năng truy cập và hữu dụng. Thật vậy, để đạtđược những mục tiêu đã nêu trên, một website của cơ quan chính phủ phải cung cấp nội dung và dịch vụ sao cho có liên quan và tiện lợi với người sử dụng.
Ngoài ra, việc cung cấp dịch vụ phải đạt hiệu quả. Việc đánh giá của
người sử dụng sẽ cung cấp thôngtin quan trọng về những dịch vụ trực tuyến. (nguồn: http://aita.gov.vn/tin-tuc/1429/kinh-nghiem-trien-khai-dich-vu-cong- truc-tuyen-cua-vuong-quoc-anh).
47
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở
CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 2.1. Hoạt động của cơ quan chính phủ Lào.
Theo Hiến pháp sửa đổi năm 2015, chính phủ là cơ quan hành pháp có chức năng quản lý toàn diện và thống nhất trong cả nước.
Chính phủ có trác nhiệm trước quốc hội và chủ tịch nước [11,2].
Theo luật Chính phủ cộng hòa dân chủ nhân dân Lào năm 2003, Chính phủ là cơ quan hành pháp của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, quản lý thống nhất thi hành trong lĩnh vực thuộc Nhà nước bao gồm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, quốc phòng an ninh và ngoại giao.
- Nguyên tắc hoạt động của chính phủ.
Chính phủ hoạt động thực hiện nhiệm vụ của mình theo nguyên tắc tập
trungdân chủ trên cơ sở hiến pháp và pháp luật dưới sựlãnh lãnh đạo của Đảng nhân dân cách mạngLào là hạt nhân lãnh đạo và lấy mặt trận tổ quốc, các đoàn thể và các tổ chức xã hội làm sức mạnh bằng cách thức giáo dục, kinh tế và quản lý công để quản lý nhà nước và xã hội.
Nhiệm kỳ Chính phủ tương đương với nhiệm kỳ của Quốc hội và có
nhiệmkỳ 5 năm. Chính phủ bao gồm Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và Chủnhiệm các cơ quan ngang bộ. Thủ tướng là người đứng đầu Chính phủ
do Chủ tịch nước đề nghị và Quốc hội thông qua.
Chính phủ chịu sự giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chủtịch nước.
- Quyền và nhiệm của chính phủ:
1. Thi hành Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội, sắc lệnh và nghị địnhChủ tịch nước;
48
Nhà nước hàng năm và đệ trình lên Quốc hội xem xét và phê chuẩn;
3. Đệ trình dự thảo luật và sắc lệnh lên Quốc hội, và bản dự thảo sắc lệnh Chủ tịch nước;
4. Quản lý thống nhất việc xây dựng, phát triển hạ tầng kinh tế, văn hóa– xã hội, khoa học, kỹ thuật,thực hiện chính sách tài chính, tiền tệ, đảm bảo sử dụng tài sản quốc gia có hiệu quả.
5. Báo cáo hoạt động với Quốc hội, hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội
(trong thời gian Quốc hội không nhóm họp) và để báo cáo với Chủ tịch nước;
6. Ban hành nghị định và nghị quyết quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, quản lý trong lĩnh vực khoa học công nghệ, tài nguyên quốc gia, môi trường, quốc phòng an ninh, và ngoại giao;
7. Tổ chức và giám sát hoạt động của cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương;
8. Tổ chức và giám sát hoạt động của lực lượng Quốc phòng và an ninh;
9. Tổ chức, quản lý công dân thống nhất trong cả nước.
10.Tăng cường củng cố quốc phòng-an ninh toàn quốc và trật tự xã hội,
xây ựng lực lượng vũ trang nhân dân, thực hiện chỉ thị huy động lực lượng, xác đinh biện pháp cần thiết để bảo vệ tổ quốc.
11.Đình chỉsự thi hành hoặc bãi bỏ quyết định đề nghị của Bộ, cơ quan ngang Bộ và cơ quan thuộc Chính phủ quản lý và chính quyền địa phương nếu họ phủ nhận luật;
12.Quyết định thành lập, xác định, hủy bỏ biên giới huyện và thị trấn theo
đề xuất của chủ tịch tỉnh hoặc đô trưởng.
13.Tổ chức tiến hành thanh tra - kiểm ta,chống vị phạm pháp luật, tham nhũngvà những tiêu cực khác; giải quyết khiếu nại của nhân dân về hành vi sai lạc của cán bộ - công chức và cơ quan hành chính nhà nước các cấp trên cơ sở pháp luật.
49
15.Thi hành và thực hiện quyền thông qua pháp luật [14,2,3].
Cơ cấu tổ chức của Chính phủ bao gồm: văn phòng chính phủ, các Bộ, cơ
quan ngang Bộ do Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, sáp nhập theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.
2.1.1. Hoạt động của văn phòngchính phủ.
Văn phòng chính phủ là một cơ quan ngang bộ trong chính phủ Lào, là bộ máy giúp việc của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủvà các phó thủ tướng trong việc kiểm soát hoạt động của Chính phủ và chính quyền địa phướng phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, tổ chức đảng, nhà nước, mặt trận xây dựng tổ quốc và tổ chức xã hội; quản lý, điều hành, đảm bảo an ninh và tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt cho hoạt động của Chính phủ, thủ tướng chính phủ và các
phó thủ tướngchính phủ.
- Quyền và nghĩa vụ của văn phòng Chính phủ:
1. Xây dựng và giám sát việc tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của Chính phủ, thủ tướng chính phủ và các phó thủ tướng chính phủ;
2. Chuẩn bị, nội dung, biên bản, ra thông báo và dự thảo nghị quyết đại hội thủ tướng chính phủ và phó thủ tướng chính phủ và các đại hội khác mà thủ tướng chính phủ và phó thủ tướng làm chủ tịch;
3. Thu thập, tổng kết và đề xuất quan điểm về thông tin trong nước và nước ngoài để báo cáo xin ý kiến chỉ đạo và quyết định từchính phủ, bộ trưởng
và phó thủ tướng chính phủ;
4. Nghiên cứu, xem xét, phân tích, sàng lọc, tổng hợp và đề xuất ý kiến về vấn đề quan trọng mà các ngành và địa phương đề xuất lên rồi báo cáo xin ý kiến chỉ đạo hoặc quyết định từ chính phủ, thủ tướng chính phủ và phó thủ tướng;
5. Nghiên cứu đề xuất chính phủ về xây dựng chính mục tiêu chính sách,
chiến lược phát triển và cơ chế quản lý kinh tế-xã hội, an ninh-quốc phòng,
50 môi trường bền vững.
6. Quản lý lĩnh vực công việc thuộc bộ và cơ quan ngang bộ;
7. Tham gia phiên họp chính phủ, phiên họp thủ tướng chính phủ và phó thủ tướng chính phủ;
8. Tổ chức chức cuộc họp hoặc dự cuộc họp của các bộ, cơ quan ngang bộ,chính quyền địa phương và các tổ chức khác;
9. Báo cáo về tình hình và cung cấp thông tin cho chính phủ bằng sự phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, tổ chức đảng, mặt trận xây dựng tổ quốc, các