Hoạt động của Bộ và cơ quan ngang Bộ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển chính phủ điện tử ở CHDCND lào (Trang 51 - 54)

9. Hình 2.7: Vệ tinh LAOSAT-1

2.1.2. hoạt động của Bộ và cơ quan ngang Bộ

Bộ và cơ quan ngang bộ có trách nhiệm trước Chính phủ và phó thủ tướng người chỉ đạo mảng quản lý nhà nước trong của mình. Bộ và cơ quan ngang bộ có quyền và nghĩa vụ như sau:

1. Nhiên cứu dự đoán chính sách, kế hoạch đề xuất Chính phủ phê duyệt;

2. Triển khai đường lối, chính sách, kế hoạch, nghị quyết của Chính phủ

chiến lược, kế hoạch và công việc cụ thể đồng thời có trách nhiệm tổ chức thực hiện trở thànhhiện thực;

3. Xác định kế hoạch xây dựng, tập huấn, bồi dưỡng cán bộ-công chức trong khuôn khổ cả nước đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước trong từng

giai đoạn;

4. Xác định tổ chức, tiêu chuẩn, điều kiện bố trí cán bộ-công chức; 5. Giám sát, kiểm tra tổ chức, bố trí, sắp xếp cán bộ-công chức;

6. Nghiên cứu khoa học, chỉ đạo và hướng dẫn ứng dụng khoa học, công nghệ mới vào phát triển ngành của mình.

7. Đề xuất sửa đổi hoặc dự thảo luật, dự thảo sắc lệnh, dự thảo nghị định cho Chính phủ;

8. Ra quyết định, chỉ thị hướng dẫn, thông báo và công văn.

9. Chỉ đạo và quản lý theo hàng dọc về mặt kỹ thuật, chuyên môn có sư

52 quản lý cụ thể;

10. Quan hệ, hợp tác với các trong khu vực và quốc tế theo quyết định của Chính phủ;

11.Tổng hợp tổng kết và báo cáo Chính phủ tình hình tổ chức thực hiện. 12. Thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo pháp luật và quyết định của Chính phủ [14,10,11].

Qua hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới,đất nước Lào ngày nay

có chính trị ổn định, quốc phòng-an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, nhân dân có tinh thần đoàn kết, kinh tế tăng trưởng liên tục, đời sống vật chất và tinh thần, văn hóa của nhân dân không ngừng được cải thiện. Ngoài ra còn mở rộng quan quốc tế, thương mại quốc tế, với điều kiện đó Lào cần phải sử dụng thiết bị hiện đại vào hệ thống điều hành của chính phủ nói chung và hải quan, thương mại và hệ thống chuyển tiền nói riêng phải trực tuyến, minh bạch, có thể kiểm tra được, quan nhất phải có khả năng hội nhập với các nước thành viên tổ chức thương mại thế giới.

Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ IX của Đảng nhân dân cách mạng Lào về “ nâng cao khả năng và hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế, cải cách thủ tục và cơ chế quản lý kinh tế có tính khuyến khích, tích cực” các bộ đã thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ quản lý vĩ mô tập trung vào nghiên cứu lập kế hoạch triển khai và tổ chức thực hiện nghị quyết và chiến lược phát triển thuộc trách nhiệm của cơ quan mình thành hiện thực. Tập trung vào củng cố việc hoạch địnhchính sách, xây dựng luật hoàn chỉnh đầy đủ; tập trung vào lập quy hoạch

xây dựng cán bộ cho tất cả các bộ ngành; nghiên cứu khoa học và phổ biến ứng dụngkhoa học mới; kiểm tra và đánh giá kết quả và hỗ trợ địa phương và đơn vị vi mô trong việc tổ chức thực hiện pháp luật, chính sách hiệu quả. Hiện nay quốc hội đã thông qua luật hơn 120 bộ luật, nhũngcái đó đã trở thành công cụ và chỗdựađối với quản lý nhà nước,quản lý hoạt động kinh tế - xã hội làm cho cơ quan hành chính nhà nướctừng bước hoạt động hiệu quả hơn, song songtiếp

53

tục bổ sung, điều chỉnh chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ và chính quyền địa phương các cấp.

Tiếp tục xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp vẫn còn tồn tại, hoàn thiện pháp luật, thủ tục hành chính đảm bảo nội dung chặt chẽ, đầy đủ, dễ hiểu, minh bạch, không rườm rà, thực hiện nguyên tắc bình đẳng, công bằng và giải quyết kịp thời kiến nghị của người dân. Các bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo đẩy mạnh cảicách hành chính gắn với tăng cường ứng dụng CNTT trong

quản lý và cung cấp dịch vụ công trực tuyến, bảo đảm rút ngắn quy trìnhxử lý, giảm số lượng và đơn giản hóa, chuẩn hóa nội dung hồ sơ, giảm thời gian và chi

phí thực hiện thủ tục hành chính.Ứng dụng CNTT-TT trong quản lý và điều hành nhà nước nhằm nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp đối với Chính phủ, tạo điều kiện cho các CQNN hoạt động công khai, minh bạch, phục vụ tốt hơn người dân và doanh nghiệp. người dân dễ tiếp cận với thông tin và tri thức.

Nhận thức được vai trò và xu thế phát triển tất yếu của ứng dụng CNTT

trong các CQNN, hướng tới phát triển CPĐT, trong thời gian qua Đảng và Nhà nước đã và đang thực hiện tích cựcchủ trương ứng dụng CNTT cải cách hành chính, hiện đại hóa cơ quan Chính phủ, xây dựng một Chính phủ hiệu lực, hiệu quả hơn, thực sự của dân, do dân và vì dân, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo môi trường thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều chương trình, kế hoạch, đề án, dự án CNTT được triển khai rộng khắp trong CQNN các cấp, bước đầu đạt được những kết quả quan trọng, tạo nền tảng phát triển CPĐT trong các giaiđoạn tiếp theo. Chính phủ đã ban hành nghị định số 047/2009/NĐ-CP về

chính sách quốc gia trong lĩnh vực CNTT & TT.

Việc ứng dụng CNTT trong hoạt động của bộ máy nhà nước là nhiệm vụ cấp thiết cho sự phát triển của CPĐT trong bối cảnh hội nhập quốc tế. CNTT là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi

54

mới, phát triển nhanh và hiện đại hóa các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình chủ động hộinhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo

anninh quốc phòng và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH - HĐH.

Hiện nay, các cơ quan nhà nước đã thực hiện tin học hóa trong quản lý

hành chính nhà nước từ năm 1990, số nhiều các cơ quan đó đã nhận được sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế nhằm làm cho hoạt động quản lý hành chính nhà nước hiệu quả và không ngừng được cải thiện. Nhiều nước trong khu vực và quốc tế đã ứng dụng CNTT vào trong phát triển kinh tế - xã hội, tiến tới từng bước phát triển CPĐT phục vụ dân tốt hơn và làm cho dân tiếp cận các dịch vụ công được nhiều hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển chính phủ điện tử ở CHDCND lào (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)