Đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện môi trường pháp lý để triển kha

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển chính phủ điện tử ở CHDCND lào (Trang 97)

9. Hình 2.7: Vệ tinh LAOSAT-1

3.2.6. Đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện môi trường pháp lý để triển kha

CPĐT.

Trong bối cảnh phát triển hiện nay, xây dựng những chế định pháp lý giúp

định hướng cho các mô hình CPĐT đi vào ứng dụng một cách thực chất là một yêu cầu bức thiết.

Đây là việc cần thiết vì xây dựng CPĐTlà một chương trình quốc gia, sử dụng nguồn lực quốc gia và để thành công thì bắt buộc phải có sự tham gia của các cơ quan của chính phủ do vậy phải có một khung pháp lý chung nhằm định hướng cho các cơ quan của chính phủ xây dựng và thực hiện đồng bộ.Cơ sở pháp lý để xây dựng và triển khai các ứng dụng CNTT & TTkhông đầy đủ dẫn đến tình trạng lúng túng, không rõ phương hướng phát triển, nhiều hệ thống thông tin sau khi được tin học hoá xong lại không được sử dụng vì không đồng bộ với các quy chế, quy trình làm việc hiện hành.

Củng cố môi trường pháp lý, tạo điều kiện thúc đẩy CPĐT. Tiếp tục rà soát,

điều chỉnh và xây dựng mớicác văn bản quy phạm pháp luật,đảm bảo hoàn thiện

hệ thống môi trường pháp lý hỗ trợ tích cực phát triển CPĐT Lào.

Đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện môi trường pháp lý để triển khai CPĐT.

98

quy chế cung cấp thông tin hỏi đáp trực tuyến, quy chế đưa thông tin chỉ đạo, điều hànhcủa các cấp, các ngành lên mạng, quy chế sử dụng mạng máy tính, thư điện tử, thanh toán điện tử… Bêncạnh đó, cần phải xây dựng khung pháp lý bảo đảm an toàn thông tin và bí mật thông tin cá nhân nhằm tạo dựng niềm tin cho nhữngchủ thể tham gia vào các giao dịch của CPĐT.

Tuy nhiên thực tế hiện nay ta có thể thấy việc triển khai CPĐT chưa

xác định rõ ràng cơ quan cụ thể nào chịu trách nhiệm trong việc chỉ đạo theo một chương trình thống nhất. Hiện nay, Văn phòng chính phủ, bộ bưu chính viễn thông và một số cơ quan khác cùng tham gia triển khai. Việc có nhiều cơ quan tham gia triển khai và quản lý sẽ làm mọi việc trở nên phức tạp đôi khi không thồng nhất khó thực hiện.

Do vậy việc tạo lập khung pháp lý xác định rõ một hoặc hai cơ quan cùng

tham gia thực hiện, điều hành và chịu trách nhiệm về sự thành công và thất bại của CPĐT là việc có ý nghĩa quan trọng, một khi đã xác định rõ chức năng nhiệm vụ của cơ quan tiến hành, mọi công việc sẽ được tập trung về đầu mối khi đó sẽ dễ phát hiện được những vướng mắc khi thực hiện và kịp thời điều chỉnh, đồng thời có thể biết chính sác được tiến độ dự án.

Xây dựng một đề án tổng thể thật cụ thể về CPĐT để trình các cơ quan có thẩm quyền xem xét, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động xây dựng chính phủ điện tử. Bản đề án phải thật chi tiết về các bước đi cũng như tiến trình thực hiện đề án, thờigian cũng như nguồn nhânvật lực tham gia vận hành dự án.Các bước

xây dựng mô hình CPĐTphải theo một quy trình. Đầu tiên phải định nghĩa rõ tầm nhìn về chiến lược, sau đó phải đưa ra thiết kế. Kế tiếp là phải xây dựng hình mẫu triển khai và sau đó phải tiếp tục củng cố, cập nhật. Bởi tất cả các công nghệ đều thay đổi theo thời gian nên sau khi chúng ta kiểm tra phải tiếp tục duy trì nó

nhưng bên cạnh đó cũng phải củng cố và có những thay đổi cần thiết trong quá trình áp dụng.

99

giữa trung ươngvà địa phương một cách đồng bộ, trung ương làm gì và địa phương

phải làm những gì khi xây dựng CPĐT. Khi trung ương và địa phương xây dựng xong thì kết hợp lại sẽ thành một CPĐT thống nhất từ trung ương đến địa phương. Người dân và doanh nghiệp sẽ dễ dàng tiếp cận các dịch vụ hành chính công mà không gặp các trở ngại như khi thực hiện các giao dịch với các cơ quan hành chính.

Điều chỉnh, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách liên

quan cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn của quá trình thực hiện, triển khai các dự án ứng dụng CNTT & TT và xây dựng CPĐT.

3.2.7. Phát triển nguồn tài chính cho phát triển CPĐT.

Các giai đoạnvà chi phí cho việc triển khai dự án sẽ phụ thuộc vào mức

độ sẵn sằng của cơ hạ tầng hiện nay, vào năng lực của nhà cung cấp và người sử dụng cũng nhưphương thức cung cấp dịch vụ (thông qua Internet, qua đường điện thoại trực tuyến hoặc thông qua các cửa hàng “mộtcửa”). Các dịch vụ mà hính phủ muống cung cấp càng phứctạp, tinh vi chi phí cho chúng càng lớn.

Đây là yếu tố quan trọng. Chính phủ cần phải huy động tối đa các nguồn vốn khácnhau để phát triển CPĐT. Cân đối kinh phí để đảm bảo thực hiện các chương trình, dự án trọng điểm và xây dựng cơ sở hạ tầng của CPĐT. Kinh phí

thực hiện CPĐT của các Bộ, ngành, địa phương được lấy từ ngân sách của Bộ, ngành, đia phương, vốn hỗ trợ (ODA) và các doanh nghiệp trong nước và nước

ngoài.

Nguồn tài chính sẽ xách định các dự án CPĐT nào có thể thực hiện được. Các yếu tố cần xem xét khi huy động nguồn vốn cho phát triển CPĐT:

- Cần xem xét đến hợp tác khu vực tư nhân trong xây dựng và bảo dưỡng hệ thống hạ tầng cho CPĐT.

- Cần phát triển hệ thống khen thưởng khuyến khích tham gia CPĐT của nhân viên và đội ngũ lãnh đạo.

100

- Liên doanh, hợp tác giữa chính phủ và doanh nghiệp tư nhân: Chính phủ và doanh nghiệp có thể hợp tác chia sẻ chi phí, rủi ro và lợi ích trong các dự án CPĐT.

- Thuê ngoài: Chính phủ trực tiếp đầu tư thuê các công ty tư nhân thực hiện.

- Phát hành trái phiếu.

- Nguồn thu từ quảng cáo.

- Phát triển hình thức công ty nhà nước: chi phí được hoản lại qua việc thu phí dịch vụ.

3.2.8. Nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến (online).

Để tập trung đẩy mạnh được các cải cách hành chính và cung cấp các dịch vụ công trực tuyến, đảm bảo việc rút ngắn được các quy trình xử lý, thời gian và chi phí thực hiện các thủ tục hành chính thì cần phải triển khai các giải pháp để nâng cao chất lượng của dịch vụ công trực tuyến:

- Các đơn vị, CQNN phải tập trung đẩy mạnh, đổi mới ứng dụng CNTT

trong công tác quản lý, nhất là trong công việc giải quyết các thủ tục hành chính, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến đối với những lĩnh vực có liên quan đến người dân và doanh nghiệp.Từng bước triển khai các hệ thống thông tin quốc gia về việc quản lý dân cư, đất đai, doanh nghiệp và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện các chứng từ, hồ sơ điện tử.

- Triển khai việc thuê các doanh nghiệp về công nghệ thông tin để thực hiện các dịch vụ về phần cứng, phần mềm, giải pháp...để tất cả các cơ quan nhà nước có thể cung cấp được các dịch vụ công trực tuyến.

- Nâng cấp, bổ sung và tích hợp các dịch vụ hành chính công trực tuyến

của các bộ, ngành địa phương cùng các đơn vị trực thuộc lên cổng thông tin

điện tử của các bộ, ngành địa phương. Tích hợp các dịch vụ công trực tuyến của bộ, ngành địa phương lên cổng thông tin quốc gia.

101

định về việc cung cấp dịch vụ công trên môi trường internet cùng với việc xây dựng cơ sở hạtầng thông tin, cơ sở dữ liệu, nhân lực phục vụ cho các hoạt động của cơ quan nhà nước. Các hoạt động, trao đổi thông tin giữa các cơ quan nhà nước với cá nhân, tổ chức hoạt động phục vụ vì lợi ích cho cộng đồng sẽ được ghi nhận trong các văn bản pháp luật.

- Tăng cường sự đảm bảo về an toàn và bí mật thông tin của các cá nhân khi sử dụng dịch vụ hành chính công điện tử. Với các dịch vụ điện tử thì sự thuận tiện, dễ sử dụng sẽ đối ngược với vấn đề bảo mật an ninh. Việc cung cấp nhiều dịch vụ với quy trình đơn giản, thuận tiện cho người sử dụng thì độ an toàn sẽ thấp. Còn hệ thống cần nhiều cấp độ khi đăng nhập thì lại không thân thiện với người dụng. Vì vậy các công ty xây dựng phần mềm dịch vụ công trực tuyến cần phải có một phương pháp để cân bằng cả hai yếu tố bảo mật và dễ sử dụng.

3.2.9. Học tập kinh nghiệm về phát triển CPĐT của nước ngoài, đẩy

mạnhphối hợp với các tổ chức quốc tế.

Toàn cầu hoá đang kéo các quốc gia trên thế giới lại gần nhau hơn, nhưng

cùng với đó tính cạnh tranh cũng cao hơn. Trong bối cảnh quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, các Chính phủ phải tìm cách giúp đỡ công dân và doanh nghiệp cạnh tranh trong môi trường toàn cầu hoá. Nếu vẫn tồn tại dưới hình thức truyền thống, Chính phủ sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi thực hiện vai trò của mình. Vậy làm thế nào để bộ máy Chính phủ giải quyết được vấn đề trên. Câu trả lời được nhiều người tán thành là phát triển CPĐT.

Trong bối cảnh chi phí công đang ngày càng trở thành nỗi ám ảnh thời hậukhủng khoảng, CPĐTcàng là bước đi cấp thiết của tất cả nền kinh tế. CPĐT ra đời có thể sẽ dễ dàng đáp ứng yêu cầu của toàn cầu hoá bàng cách áp dụng công nghệ hiện đại, rút ngắn không gian và tiết kiệm thời gian, tạo khả năng kiểm soát các “rủi ro toàn cầu” một cách hiệu quả.

102

nghiên cứu cũng như học tập các kinh nghiệm về phát triển CPĐT của cácquốc gia trên thế giới là rất hữu ích. Nghiên cứu về đặc điểm, cách thức cũng như những thất bại mà các quốc gia khác đã từng trải qua sẽ giúp Lào rút ra được nhiều kinh nghiệm, từ đó tham mưu cho Chính phủ nhằm hoạch định chiến lược tổng thể, đồng bộ hơn cho phát triển CPĐT tại Làotrong thời gian sắp tới.

Trong thời đại ngày nay, thời đại mở của hội nhập và trao đổi thông tin.

Lào có thể tận dụng ưu thế này để giao lưu, hợp tác với các nước có trình độ

khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực CNTT & TT phát triển, và các nước đã thành công trong việc xây dựng chính phủ điện tử để học hỏi kinh nghiệm vận dụng vào hoàn cảnh nước mình để xây dựng một CPĐTphù hợp với điều kiện kinh tế chính trị, xã hội của đất nước.

Hiện nay, Hàn Quốc, xin-ga-po, Mỹ, Anh... là những nước đứng đầu

trên thế giới về phát triển CPĐT, chúng ta cần học tập những kinh nghiệm, cách làm của các nước để áp dụng vào nền hành chính nói chung và CPĐT nói riêng của đất nước Lào.

Thực tế, về tình hình tài chính, kinh tế, chính trị và xã hội cuả Lào khác biệt so với các nước trên, vì vậy muốn học tập các nước khác chúng ta cần rút kinh nghiệm một cách có chọn lọc, ứng dụng và thay đổi phù hợp với điều kiện riêng biệt của đất nước mình từ đó rút ngắn thời gian triển khai CPĐT. Nghiên

cứu về đặc điểm, cách thức cũng như những thất bại mà các quốc gia khác đã từng trải qua sẽ giúp CHDCND Lào rút ra được nhiều kinh nghiệm, từ đó hoạch định chiến lược tổng thể, đồng bộ hơn cho phát triển CPĐT tại Lào trong thời gian sắp tới.

Ngoài ra, cũng cần phải đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức có tiếng về phát triển CPĐT như NIC (tập đoàn công nghệ hỗ trợ phát triển dịch vụ công trực tuyến cho chính phủ nổi tiếng tại Mỹ), IBM, Cisco v..v nhằm mục đích hỗ trợ, tư vấn về công nghệ, bảo mật an toàn thông tin, các giải pháp về ứng dụng kỹ thuật ở mức độ tiên tiến nhất hiện nay. Tiến tới phát triển một hệ thống CPĐT

103

hiện đại, an toàn, chính xác và thân thiện hơn trong tương lai tại Lào. Vấn đề an toàn bảo mật hiện chính là một trong những vấn đề yếu kém nhất của hạ tầng CNTT của Chính phủ Lào, do vậy, phát triển CPĐT buộc phải đi kèm với đẩy mạnh năng lực an toàn bảo mật.

Trước mắt, do năng lực cũng như nguồn nhân lực về mảng này còn hạn chế, có thể sử dụng phương thức liên kết hợp tác để giải quyết khó khăn một cách tạm thời, còn trong thời gian tới thì ắt phải có chiến lược phát triển đồng bộ.

Để làm được này đòi hỏi chính phủ phải tăng cường hoạt động ngoại giao, kêu gọi và hợp tác đầu tư với tổ chức, chính phủ các nước trong lĩnh vực

104

KẾT LUẬN

Cuộc cách mạng CNTT & TT cùng với quá trình toàn cầu hóa tác động mạnh mẽ, sâu sắc và toàn diện đến mọi mặt trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trên toàn thế giới, đang được tạo ra cơ hội cho nhũng biến đổi cơ bản và những thành công to lớn. nhiều nướctrên thế giới đã nắm bắt cơ hội ứng dụng, phát huy thế mạnh, tăng cường năng lực kinh tế xã hội tạo ra những biến đổi vượt bậc đưa đất nước tiến mạnh lên phía trước. Một trong những nội dung mạnh mẽ và thành công của CNTT & TT là CPĐT.

Phát triển chính phủ điện tử là một tất yếu khách quan xuất phát từ xu hướng toàn cầu. Đồng thời, CPĐT cũng mang lại những lợi ích to lớn, lâu dài

không chỉ cho chính phủ, cá nhân, doanh nghiệp mà còn thiết thực đối với sự

phát triển của cả quốc gia và toàn xã hội.

CPĐT tại Lào hiện nay vẫn còn khoảng cách khá xa với các nước trên thế giới, CPĐT ở CHDCND Lào mới ở giai đoạn đầu, tức là CNTT sao cho

chính phủ hoạt động có hiệu quả hơn, cung cấp các thông tin chính phủ phục vụ đời sống xã hội, tin học hóa hoạt động quản lý nhà nước…

Muốn vậy thì Lào phải tìm ra hướng đi thích hợp trong ứng dụng CNTT & TT vào việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả của chính quyền các cấp, đồng thời từng bước cung cấp dịch vụ công cho người dân qua internet nhằm tạo ra những điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh

nghiệp cũng như tiết kiệm thời gian và sức lực của người dân trong quan hệ với chính phủ.

Để thực hiện được thì CHDCND Lào phải xây dựng và củng cố cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông, xây dựng và có kế hoạch hợp lý chặt chẽ đề án chính phủ điện tử, loạibỏ trở ngại tâm lý và tích cực tuyên truyền để đưa CPĐTtới gần người dân hơn.

105

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Lào

1. Báo cáo chính trị của ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng nhân dân cách mạng Lào, năm

2016.

2. Báo cáo việc thực hiện dự án xây dựng CPĐT giai đoạn 1 năm 2007-2011. 3. Bao cáo của Bộ bưu chính viễn thông Lào, năm 2015.

4. Chiến lược quốc gia về khoa học và công nghệ của CHDCND Lào năm

2011-2020.

5. Chiến lược phát triển ngành bưu chính viễn thông từ năm 2016-2020. 6. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (1986), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn

quốc lần thứ IV, Nxb Chanthabuly, Viêng Chăn.

7. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ

VII, Nxb Chanthabuly, Viêng Chăn.

8. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển chính phủ điện tử ở CHDCND lào (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)