Nâng cao nhận thức và thay đổi cách nghĩ về CPĐT

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển chính phủ điện tử ở CHDCND lào (Trang 85 - 87)

9. Hình 2.7: Vệ tinh LAOSAT-1

3.2.1. Nâng cao nhận thức và thay đổi cách nghĩ về CPĐT

Trước tiên là nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo từ trung ương đến địa phương. Đây là công việc có tầm quan trọng vì đây là cấp có vai trò quyết định. Một khi các cấp lãnh đạo trung ương nhận thức đầy đủ về vai trò và tác dụng của chính phủ điện tử và có ý kiến chỉ đạo cụ thể về vấn đề này thì việc xây dựng chương trình kế hoạch phát triển chính phủ điện tử sẽ thuận lợi hơn.

Nâng cao nhận thức của cán bộ công chức. Đây là bộ phận trực tiếp thực hiện các chương trình ứng dụng phục vụ cho hoạt động quản lý hành chính do vậy nhận thức của các bộ, công chức tốt sẽ tạo điều kiện để cán bộ, công chức nâng cao trình độ chuyên môn nói chung cũng như trình độ tin học nói riêng, tránh lãng phí tài sản quốc gia khi thực hiện các dự án ứng dụng CNTT trong

các hoạt động quản lý hành chính.

Để triển khai ứng dụng CNTT cũng như CPĐTthì người đứng đầu các cơ quan nhà nước cần quan tâm, nhận thức đúng, có chỉ đạo quyết liệt và có phương pháp triển khai. Thời gian tới cần có nhiều ứng dụng CNTT cho lãnh đạo sử dụng. Từ đó, lãnh đạo thấy được lợi ích thiết thực cảu việc ứng dụng CNTT trong giải quyết công việc hằng ngày và sẽ có chỉ đạo tích cực việc ứng dụng CNTT tại cơ quan mình phụ trách.

86

việc tuyên truyền, phổ biến giúp họ hiểuvề thế nào là CPĐT và những tiện ích mà CPĐT mang lại, khi đó mức độ nhận thực của người dân, các doanhnghiệp, tổ chức sẽ được nâng cao họ sẽ tự giác hơn trong việc học tập cũng như nâng cao trình độ tin học của bản thân khi đó việc xây dựng CPĐTtử sẽ thuận lợi hơn.

Tổ chức tuyên truyền trong cơ quan Chính phủ và trong toàn xã hội về lợi ích xây dựng và phát triển CPĐT. Nâng cao hiểu biết, nhận thức, trách nhiệm và năng lực xây dựng CPĐT cho cán bộ, công chức, viên chức. Nâng cao hiểu biết và khả năng khai thác các lợi ích mà CPĐT đem lại cho người dân và doanh nghiệp. Các cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm phổ biến, tuyên truyền về xây dựng và phát triển CPĐT trong toàn xã hội.

Các hoạt động tuyên truyền, phổ biến được tổ chức thành phong trào liên tục, rộng khắp với sự tham gia hưởng ứng nhiệt tình của mọi tổ chức, mọi thành phần kinh tế xã hội, mọi người dân.

Cần tạo sự hiểu biết về CPĐT cho tất cả các đối tượng liên quan.

- Cần phổ biến kiến thức và lợi ích của CPĐT.

- Chú trọng đến quyền lợi của nhà chính trị, nhân viên chính phủ, doanh nghiệp, người dân.

- Làm cho các bên liên quan có thái độ tích cực với sự thay đổi.

- Sử dụng các phương tiện truyền thông như TV, đài, báo, bảng điện tử. - Tổ chức các hội nghị, hội thảo để lôi kéo sự ủng hộ và hỗ trợ của các chính trị gia.

Tuyên truyền và phổ biến nghị quyết đại hội Đảng lần thứ X, chiến lược10 năm 2016-2025, kế hoạch phát triển 5 năm (2016-2020) của ngành bưu

chính viễn thông, đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước cho cán bô, bộ đội công an, học sinh sinh viên tri thức, người dân, các doanh nghiệp trong nước và quốc tế thấm nhuồn và nắm chắc nội dung tinh thần đó để triển khai thực hiện trở thành hiện thực.

87

tới tất cả tầng lớp từ lãnh đạo đến nhân dânvà để làm tốt được việc này nên triển khai từ qui mô nhỏ sau đó phát triển ra diện rộngvà đặc biệt quan tâm tới nhấn mạnh quyền lợi của người dân và doanh nghiệp.

Các nhà quản lý phải giữ vai trò chủ đạo, phải có sự lãnh đạo thống từ

cấp cao nhất của chính phủ. Nếu người lãnh đạo không nhận thức được đầy đủ

vai trò và ý nghĩa của ứng dụng CNTT trong quản lý nhà nước thì việc ứng dụng

CNTT khó có thể thành công. Như vậy, người lãnh đạo phải hiểu trước, hiểu sâu

hơn về CNTT mới có thể đưa CNTTvào ứng dụng một cách hiệu quả. Hiệu quả phải đo được, tức là phải lượng hóa đượcnhững gì mà CNTT góp phần nâng cao chất lương quản lý. Hiệu quả đầu tư cầnđược đặt lên hàng đầu.Các dự án CNTT

phải có mục tiêu rõ ràng cụ thể, phải tính toán kỹ, đảm bảo sự đồng bộ giữa phần cứng, phần mềm, đào tạo huấn luyện chuyên viênkỹ thuật và người sử dụng, người quản lý sao cho khi hệ thống được thiết lập xong là vận hành ngay được, thực hiện được mục tiêu đặt ra một cáchhiệu quả.Tránh vội vàng, rập khuôn, làm

ào ạt theo phong trào mà không chuẩn bị kỹ năng càng các điềukiện thựchiện.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển chính phủ điện tử ở CHDCND lào (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)