Nhân tố ảnh hưởng tới kiểm tra thuếtheo rủi ro đốivới doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Kiểm tra thuế theo rủi ro đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh của Chi cục Thuế huyện Sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 39 - 44)

ngoài quốc doanh

1.2.6.1. Các yếu tố thuộc về cơ quan quản lý thuế

a. Công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra thuế

Kế hoạch kiểm tra được xây dựng căn cứ chủ yếu trên cơ sở hồ sơ khai thuế của đơn vị nộp qua hệ thống kê khai thuế điện tử của cơ quan thuế. Từ nguồn số liệu đó các bộ phận có liên quan đánh giá mức độ rủi ro của từng doanh nghiệp để xây dựng kế hoạch kiểm tra, các tiêu chí chủ yếu để xây dựng kế hoạch kiểm tra thuế bao gồm: Các doanh nghiệp lớn có doanh thu cao, nhiều năm liên tiếp chưa được tiến hành thanh tra, kiểm tra thuế; Doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá; doanh nghiệp âm thuế GTGT kéo dài và lỗ liên tục; doanh nghiệp có các dấu hiệu của việc mua bán hóa đơn… Ngoài ra còn có kế hoạch kiểm tra thuế theo chuyên đề tùy thuộc vào tiêu chí từng năm mà Tổng cục thuế đưa ra bao gồm: Các đơn vị hoàn thuế, các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây dựng, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu…

Công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra là một công tác quan trọng không những ảnh hưởng đến tiến độ kiểm tra thuế mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác kiểm tra thuế. Công tác kiểm tra thuế sẽ đạt được hiệu quả cao hơn nếu công tác kế hoạch kiểm tra được xây dựng tốt, tức là lựa chọn được

b. Công tác chuẩn bị trước khi kiểm tra thuế

Công tác chuẩn bị trước khi tiến hành kiểm tra thuế có sự ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của công tác kiểm tra. Công tác chuẩn bị trước khi kiểm tra bao gồm việc thu thập toàn bộ hồ sơ, dữ liệu liên quan đến nghĩa vụ thuế do doanh nghiệp kê khai; đối chiếu số liệu giữa các hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp với nhau và giữa số liệu trên hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp với các hồ sơ khác thu thập được.

Công tác này nhằm đi sâu hơn vào phân tích những vấn đề có mức độ rủi ro cao liên quan đến nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp. Theo quy trình kiểm tra thuế thì thời gian kiểm tra tại trụ sở NNT tối đa không quá năm ngày làm việc thực tế, vì vậy công tác chuẩn bị càng tốt thì hiệu quả kiểm tra tại trụ sở càng cao.

c. Tổ chức bộ máy làm công tác kiểm tra thuế

Về tổ chức bộ máy lực lượng cán bộ công chức làm công tác kiểm tra thuế phải tương ứng với nhu cầu và nhiệm vụ đa đặt ra, đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả cũng như tiến độ của các cuộc kiểm tra thuế.

Về trình độ chuyên môn, năng lực của cán bộ công chức làm công tác kiểm tra phải đáp ứng được nhu cầu nhiệm vụ đặt ra. Trước tiên phải được đào tạo căn bản về kỹ năng kiểm tra thuế. Đồng thời công chức làm trong các bộ phận kiểm tra thuế cần phải là những người nắm vững các kiến thức về kế toán và chính sách pháp luật về thuế; phải thường xuyên cập nhật các chính sách mới để có thể hướng dẫn, giải đáp cho doanh nghiệp cũng như có thể áp dụng linh hoạt trong suốt quá trình làm công tác kiểm tra thuế. Ngoài ra công chức kiểm tra cần có những kỹ năng cơ bản như: Kỹ năng thu thập, quản lý hồ sơ, tài liệu; Kỹ năng thuyết phục, kỹ năng giao tiếp...Đây là nhân tố quan trọng có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả của công tác kiểm tra thuế.

Công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT là công tác quan trọng có tác động đến hiệu quả của công tác kiểm tra thuế.

Công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT được thực hiện tốt, có hiệu quả sẽ giúp NNT kịp thời cập nhật các văn bản chính sách mới về thuế, giải đáp các vướng mắc kịp thời trong quá trình thực thi pháp luật thuế để NNT hiểu đúng và thực hiện đúng chính sách pháp luật thuế hiện hành, qua đó giúp nâng cao ý thức tuân thủ tự giác của người nộp thuế.

e. Công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế.

Công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm tra thuế. Thông thường, kết thúc một cuộc kiểm tra thuế sẽ phát sinh số thuế truy thu và xử phạt vi phạm hành chính. Nếu công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế được thực hiện tốt, sẽ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác kiểm tra thuế.

f. Công tác kiểm tra nội bộ

Công tác kiểm tra nội bộ cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng tới công tác kiểm tra thuế. Thông qua công tác kiểm tra nội bộ, cơ quan thuế sẽ giám sát đối với tất cả các hoạt động của các bộ phận quản lý (trong đó có hoạt động của bộ phận kiểm tra thuế) một cách trung thực, khách quan. Nhờ vậy, sẽ hạn chế các hành vi nhũng nhiễu, tùy tiện trong công tác quản lý thuế nói chung và công tác kiểm tra thuế nói riêng.

g. Cơ chế phối hợp giữa các bộ phận trong một CQT và giữa các CQT với nhau

Cơ chế quản lý thuế hiện nay có sự chuyên môn hóa rất rõ ràng, mỗi bộ phận trong CQT phụ trách những mảng khác nhau liên quan đến nghĩa vụ thuế của NNT như: bộ phận Kê khai và kế toán thuế, bộ phận quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, bộ phận ấn chỉ, bộ phận tuyên truyền và hỗ trợ. Khi mà sự phối hợp giữa bộ phận kiểm tra với các bộ phận có liên quan được diễn ra một cáchchặt chẽ, nhịp nhàng thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn trong công tác thu

hơn trong công tác kiểm tra.

Khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì các hoạt động mua bán của các doanh nghiệp cũng phát triển hơn cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không chỉ phát sinh ở phạm vi nhỏ hẹp mà nó phát sinh trên phạm vi khắp cả nước và thậm chí là cả ra nước ngoài. Chính vì vậy việc phối hợp giữa các CQT với nhau là thật sự cần thiết như công tác xác minh hóa đơn, đối chiếu các thông tin khác liên quan đến việc mua bán hàng hóa giữa các doanh nghiệp… giúp cho việc phát hiện các hành vi gian lận thuế được kịp thời và mang lại hiệu quả cao cho công tác kiểm tra.

h. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kiểm tra thuế

Trong tiến trình cải cách thủ tục hành chính về thuế, việc áp dụng công nghệ thông tin trong công tác kê khai, nộp thuế của NNT là một bước tiến mang tính đột phá. Tuy nhiên nó cũng đòi hỏi hệ thống các CQTphải có cơ sở hạ tầng kỹ thuật tốt để việc kê khai, nộp thuế điện tử được diễn ra thông suốt.

Về phía cơ quan thuế, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý cũng làm giảm thiểu số lượng hồ sơ khai thuế phải lưu trữ, việc thu thập, khai thác thông tin được diễn ra dễ dàng hơn. Ngày càng nhiều các ứng dụng quan trọng đối với công tác kiểm tra như: Ứng dụng quản lý thuế tập trung, ứng dụng tra cứu tổng hợp thông tin DN, ứng dụng xác minh hóa đơn, ứng dụng thanh tra kiểm tra, ứng dụng Báo cáo tài chính…Vì vậy việc áp dụng các công nghệ thông tin tốt sẽ mang lại hiệu quả cao trong công tác kiểm tra thuế.

1.2.6.2. Các yếu tố thuộc về người nộp thuế

a. Đặc điểm nền kinh tế - xã hội trên địa bàn

SXKD của các doanh nghiệp trên địa bàn. Nó không những ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn ảnh hưởng đến ý thức pháp luật nói chung và ý thức chấp hành luật thuế nói riêng của các doanh nghiệp.

Đồng thời đặc điểm về nền kinh tế, xa hội của địa phương ảnh hưởng đến sự chỉ đạo và sự phối hợp của các phòng, ban ngành địa phương về công tác kiểm tra thuế và cải cách hành chính trên địa bàn.

b. Đặc điểm về quy mô và ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp

Các doanh nghiệp với quy mô và ngành nghề sản xuất kinh doanh khác nhau thì sẽ có cơ chế quản lý, bộ máy tổ chức khác nhau,công tác hạch toán kế toán khác nhau. Nó cũng phần nào phản ánh năng lực chuyên môn cũng như ý thức chấp hành pháp luật thuế của doanh nghiệp. Thường thì các doanh nghiệp với quy mô vừa, nhỏ và siêu nhỏ không có bộ máy tổ chức một cách bài bản, thường xuyên có sự kiêm nhiệm trong công việc cũng như không có sự đầu tư cho các bộ phận dẫn đến năng lực chuyên môn và ý thức chấp hành pháp luật thuế sẽ phần nào bị ảnh hưởng. Đồng thời với mỗi ngành nghề kinh doanh khác nhau thì sẽ có sự khác nhau trong công tác hạch toán kế toán cho nên việc kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh khác nhau cũng cần phải có những đặc điểm khác nhau.

Quy mô và ngành nghề kinh doanh thường là điều kiện của việc được hưởng các chính sách ưu đai về thuế như: miễn thuế, giảm thuế và gia hạn thuế. Chính vì vậy đây là một yếu tố có ảnh hưởng đến nghĩa vụ thuế với NSNN của doanh nghiệp cũng như ảnh hưởng đến công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp.

c. Trình độ và ý thức chấp hành pháp luật thuế của NNT

Công tác kiểm tra nhiều năm tại trụ sở CQT và trụ sở doanh nghiệp cho thấy còn tồn tại nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh với quy mô vừa, nhỏ và siêu nhỏ là chủ yếu còn chưa tổ chức bộ máy kế toán tốt. Người làm kế toán cũng như tổ chức công tác kế toán ở doanh

xuyên. Ý thức chấp hành pháp luật thuế chưa cao, vì phải kiêm nhiệm nên thường bị vi phạm, mối quan hệ gia đình trong doanh nghiệp đa gây hạn chế sự độc lập trong việc chấp hành pháp luật thuế, thậm chí chủ doanh nghiệp còn gây áp lực bắt buộc nhân viên kế toán làm sai pháp luật để trốn thuế.

1.2.6.3. Các yếu tố bên ngoài

a. Chính sách pháp luật về thuế

Chính sách pháp luật về thuế là nhân tố quan trọng chi phối trong suốt quá trình kê khai, nộp thuế của NNT cũng như trong suốt quá trình kiểm tra việc chấp hành chính sách pháp luật thuế của CQT đối với các doanh nghiệp.

Khi các chính sách pháp luật thuế được ban hành một cách thống nhất, chặt chẽ, dễ hiểu thì việc áp dụng các chính sách này trong việc kê khai, nộp thuế của doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn và việc kiểm tra thuế của CQT cũng được tiến hành một cách dễ dàng, thống nhất và đạt hiệu quả cao hơn.

1.3 Kinh nghiệm về kiểm tra thuế theo rủi ro của một số chi cục thuế vàbài học rút ra cho Chi cục Thuế huyện Sông Lô

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Kiểm tra thuế theo rủi ro đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh của Chi cục Thuế huyện Sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w