100 Tỷ lệ số tiền truy thu
2.4.2 Đánh giá chung kiểm tra thuếtheo rủi ro đốivới doanh nghiệpngoài quốc doanh của Chi cục Thuế huyện Sông Lô
Tổng hợp các ý kiến và đánh giá thực trạng công tác kiểm tra thuế của Chi cục thuế Sông Lô qua phiếu điều tra đối với 50 doanh nghiệp NQD và 6
cán bộ trực tiếp làm công tác kiểm tra tại chi cục như sau:
*Về phía các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
-Đánh giá về tác động của chính sách thuế đến việc chấp hành pháp luật thuế của doanh nghiệp
Câu hỏi Theo Ông (bà) các chính sách thuế hiện hành có tạo điều kiện thuận lợi cho việc chấp hành thuế của doanh nghiệp không? có 23 ý kiến đánh giá rất thuận lợi, 19 ý kiến đánh giá thuận lợi và 8 ý kiến đánh giá không thuận lợi;
Câu hỏi về việc cơ quan thuế giải đáp thắc mắc và tuyên truyền về các chính sách thuế mới không? có 40 ý kiến đánh giá thường xuyên, 9 ý kiến đánh giá thỉnh thoảng và 1 ý kiến đánh giá không.
Câu hỏi về chính sách thuế những năm gần đây có ổn định không? có 37 ý kiến đánh giá nhiều thay đổi, 12 ý kiến đánh giá thay đổi liên tục và 1 ý kiến đánh giá ổn định;
- Đánh giá về tính chuyên nghiệp trong công tác kiểm tra của cơ quan thuế
Câu hỏi về việc Đoàn kiểm tra kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp có làm việc đúng với nội dung của quyết định kiểm tra? có 46 ý kiến đánh là có, 0 ý kiến đánh giá không và 4 ý kiến đánh giá chưa được kiểm tra;
Câu hỏi về việc Đoàn kiểm tra có công bố biên bản kiểm tra với doanh nghiệp trước khi gửi quyết định truy thu thuế không? có 50 ý kiến đánh giá là có, 0 có ý kiến đánh giá không và 0 ý kiến đánh giá chưa được kiểm tra.
Câu hỏi về việc Doanh nghiệp có được cơ quan thuế mời đến giải trình, bổ sung thông tin không? có 3 ý kiến đánh giá là rất nhiều lần, 35 ý kiến đánh giá là thỉnh thoảng và 12 ý kiến đánh giá không;
Câu hỏi về việc các nội dung cơ quan thuế yêu cầu giải trình có hợp lý không? 49 ý kiến đánh giá rất hợp lý và 1 ý kiến đánh giá không hợp lý;
cục thuế Sông Lô tại trụ ở người nộp thuế theo điểm mấy? (Thang điểm 10, trong đó: điểm 10 - rất hợp lý, điểm 5- bình thường, điểm 1-không hợp lý). Có 5 doanh nghiệp đánh giá điểm 10; 24 doanh nghiệp đánh giá điểm 9; 18 doanh nghiệp đánh giá điểm 8; 3 doanh nghiệp đánh giá điểm 7.
- Đánh giá việc chấp hành pháp luật thuế của Doanh nghiệp
Câu hỏi về việc hiện nay cơ quan thuế đa chuyển sang mô hình quản lý thuế tập trung, doanh nghiệp có thấy thuận lợi hơn trong việc kê khai, nộp thuế không? 22 ý kiến đánh giá rất thuận lợi, 27 ý kiến đánh giá thuận lợi và 1 ý kiến đánh giá không thuận lợi;
Câu hỏi khi thanh tra và kiểm tra doanh nghiệp có bị sai phạm về thuế không? có 46 ý kiến đánh giá có, 0 ý kiến đánh giá không và 4 ý kiến đánh giá chưa được kiểm tra;
Câu hỏi về việc chế tài xử phạt vi phạm pháp luật về thuế hiện hành có phù hợp không? Có 5 ý kiến đánh giá rất cao, 12 ý kiến đánh giá cao, 33 ý kiến đánh giá phù hợp và 0 có ý kiến đánh giá thấp.
*Về phía cán bộ làm công tác kiểm tra
- Đánh giá về kế hoạch giao kiểm tra và kết quả thực hiện kế hoạch
Câu hỏi về việc số lượng chỉ tiêu kế hoạch giao kiểm tra hàng năm có phù hợp với năng lực và nhân lực của Chi cục thuế huyện Sông Lô không? có 5 ý kiến đánh giá cao, 1 ý kiến đánh giá phù hợp và 0 ý kiến thấp;
Câu hỏi về việc chất lượng của các cuộc kiểm tra có đảm bảo không? 6 ý kiến đánh giá tốt, 0 ý kiến đánh giá bình thường và 0 ý kiến đánh giá kém.
Câu hỏi kết quả số cuộc kiểm tra có hoàn thành kế hoạch được giao không? 5 ý kiến đánh giá vượt, 1 ý kiến đánh giá hoàn thành và 0 ý kiến đánh giá không hoàn thành.
Câu hỏi về việc thời gian kiểm tra quy định trong quy trình kiểm tra thuế có đảm bảo để thực hiện một cuộc kiểm tra đầy đủ và chất lượng không? có 0 ý kiến đánh giá dài, 6 ý kiến đánh giá vừa đủ và 0 ý kiến đánh giá ngắn;
Câu hỏi về việc các cuộc kiểm tra được nhập đầy đủ và theo dõi trên hệ thống Quản lý thuế không? có 6 ý kiến đánh giá theo dõi đầy đủ và 0 ý kiến đánh giá theo dõi không đầy đủ.
Câu hỏi về việc có cuộc kiểm tra nào thời gian kéo dài hơn quy định không? có 5 ý kiến đánh giá có và 1 ý kiến đánh giá không;
- Đánh giá việc thực hiện các nội dung kiểm tra thuế
Câu hỏi theo Ông (bà) nội dung các cuộc kiểm tra thuế tại trụ sở NNT đa phù hợp chưa? có 5 ý kiến đánh giá phù hợp, 0 ý kiến đánh giá chưa phù hợp và 1 ý kiến đánh giá tương đối phù hợp;
Câu hỏi theo Ông (bà) công tác kiểm tra tại trụ sở NNT thường phát hiện những hành vi chủ yếu nào? có 2 ý kiến lựa chọn kê khai thiếu doanh thu, 3 ý kiến lựa chọn hạch toán tăng chi phí không hợp lý, 1 ý kiến lựa chọn Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và 0 ý kiến lựa chọn các hành vi khác.
Câu hỏi về công tác kiểm tra tại CQT cần trú trọng vào những nội dung nào? Có 1 ý kiến xác minh hóa đơn mua hàng, 1 ý kiến hồ sơ kê khai bổ sung, 3 ý kiến bán hàng giá trị lớn, 1 ý kiến các hành vi khác.
Câu hỏi Ông (bà) đánh giá như thế nào về sự phối hợp trong công tác kiểm tra với các hoạt động quản lý thuế khác? 0 ý kiến đánh giá phối hợp rất tốt, 2 ý kiến đánh giá phối hợp tương đối tốt, 3 ý kiến đánh giá phối hợp chưa tốt.
Câu hỏi về việc thu thuế truy thu và phạt sau kiểm tra các doanh nghiệp chấp hành có tốt không? có 5 ý kiến đánh giá tốt, 1 ý kiến đánh giá tương đối tốt và 0 ý kiến đánh giá không tốt;
Qua kết quả điều tra bằng phiếu đối với doanh nghiệp và công chức thuế nhận thấy rằng:
gian qua liên tục có nhiều thay đổi nhưng cơ quan thuế đa kịp thời tuyên truyền và giải đáp các vướng mắc tới người nộp thuế và được người nộp thuế đánh giá cao. Việc tiến hành kiểm tra thuế tại cơ quan thuế và tại trụ sở người nộp thuế được phần lớn người nộp thuế đánh giá là đúng quy trình. Kết quả kiểm tra được người nộp thuế chấp nhận và tuân thủ theo quy định.
Về đánh giá của công chức thuế tại chi cục thuế huyện Sông Lô: Công tác kiểm tra tại trụ sở NNT đạt kết quả cao cả về số lượng và chất lượng. Thời gian kiểm tra so với quy trình tương đối được đảm bảo; nội dung kiểm tra phù hợp; công tác kiểm tra đa chú trọng vào nhiều nội dung, tình tiết và phát hiện nhiều hành vi vi phạm; sau kiểm tra việc đôn đốc thu thuế vào NSNN tốt và được theo dõi, quản lý đầy đủ. Tuy nhiên công tấc kiểm tra tại trụ sở CQT chất lượng chưa cao; sự phối hợp giữa bộ phận kiểm tra với các bộ phận khác còn chưa kịp thời để khai thác thông tin.
2.4.2.1 Điểm mạnh trong kiểm tra theo rủi ro đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh của Chi cục Thuế huyện Sông Lô
* Những thành công của công tác kiểm tra thuế theo rủi ro tại trụ sở CQT
Qua thực trạng công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại trụ sở CQT cho thấy:
- Việc tiến hành kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở CQT được tiến hành theo đúng quy trình kiểm tra thuế.
- 100% hồ sơ khai thuế nhận được đa được tiến hành kiểm tra tại trụ sở CQT. - Công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở CQT hàng năm đều có xử lý về thuế.
* Những thành công công tác kiểm tra thuế theo rủi ro tại trụ sở người nộp thuế
- Công tác kiểm tra thuế tại trụ sở NNT được tiến hành một cách nghiêm túc theo đúng quy trình kiểm tra.
- Hiệu quả của công tác kiểm tra tại trụ sở NNT tăng dần qua các năm thể hiện ở số thuế xử lý sau kiểm tra ngày càng tăng cao.
- Công tác xử lý sau kiểm tra bao gồm việc nhập dữ liệu vào hệ thống phần mềm và đôn đốc nộp thuế truy thu vào NSNN được thực hiện một cách triệt để và quyết liệt. Thể hiện ở việc 100% hồ sơ kiểm tra tại trụ sở NNT được nhập vào hệ thống phần mềm, tỷ lệ số thuế truy thu được nộp vào NSNN đạt tỷ lệ cao qua các năm.
2.4.2.2 Hạn chế trong kiểm tra theo rủi ro đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh của Chi cục Thuế huyện Sông Lô
Bên cạnh những kết quả đa đạt được, công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục thuế huyện Sông Lô còn có một số hạn chế chủ yếu sau:
- Công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra: Khâu xây dựng kế hoạch kiểm tra chưa sát với thực tế. Vẫn còn một số doanh nghiệp rủi ro thấp vẫn nằm trong kế hoạch kiểm tra.
- Công tác kiểm tra tại trụ sở CQT: Hiệu quả của công tác kiểm tra thuế tại trụ sở CQT còn thấp, mang tính hình thức. Số thuế đề nghị điều chỉnh tăng còn thấp, số lượng hồ sơ đề nghị chuyển kiểm tra tại trụ sở NNT còn quá ít và không có hồ sơ nào được ấn định thuế
- Công tác kiểm tra tại trụ sở NNT:
+ Công tác chuẩn bị trước khi kiểm tra chưa được tiến hành một cách kỹ lưỡng. Công tác chuẩn bị trước khi kiểm tra là một bước rất quan trọng trong công tác kiểm tra thuế. Công tác này nếu không được thực hiện một cách cẩn thận và chi tiết sẽ dẫn đến không xác định được các vấn đề tiềm ẩn rủi ro cao về thuế, khiến cho việc kiểm tra thuế bị dàn trải, không đúng trọng tâm. Kết quả là cuộc kiểm tra bị kéo dài về mặt thời gian mà kết quả đạt được lại không cao.
+ Số truy thu qua kiểm tra tại trụ sở NNT vẫn còn thấp so với mặt bằng chung của toàn ngành thuế Vĩnh Phúc.Vẫn còn cuộc kiểm tra thuế bị kéo dài
- Công tác kết luận và kết quả xử lý sau kiểm tra thuế:Tỷ lệ số thuế và phạt sau kiểm tra được nộp vào NSNN chưa đạt theo yêu cầu đặt ra là 100% số thuế truy thu và phạt sau kiểm tra được nộp vào NSNN.
- Công tác kiểm tra nội bộ: Chưa thực hiện nghiêm túc,mang tính hình thức, làm cho có, chưa mang tính răn đe.
- Công tác tuyên truyền hỗ trợ: Còn nhiều ý kiến thắc mắc còn giải đáp chậm dẫn đến việc nắm bắt các chính sách pháp luật của NNT chưa được kịp thời.
-Tổ chức bộ máy kiểm tra thuế: Cán bộ làm công tác kiểm tra được tập hợp tổ chức từ bộ phận khác chuyển sang do vậy số lượng cán bộ tăng lên nhưng chất lượng cán bộ một phần còn chưa đáp ứng được với yêu cầu công tác. Số lượng cán bộ được đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực kiểm tra theo các nội dung còn ít chưa tương xứng với khối lượng công việc và vai trò của công tác kiểm tra thuế. Vẫn còn bộ phận nhỏ cán bộ thuế còn yếu về kỹ năng, nghiệp vụ kiểm tra, khả năng sử dụng các thiết bị tin học, chưa thành thạo về kế toán doanh nghiệp, phân tích đánh giá tài chính của doanh nghiệp để có điều kiện phát hiện các gian lận về thuế dẫn đến hiệu quả của công tác kiểm tra vẫn chưa tương xứng với yêu cầu đề ra.
2.4.2.3 Nguyên nhân của những hạn chế
a. Nguyên nhân chủ quan
- Công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra: Khâu xây dựng kế hoạch kiểm tra Còn chưa đúng trọng tâm trọng điểm. Sở dĩ vậy là do, bộ tiêu chí sử dụng trong công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra còn chưa nhiều và mang tính đại diện, phổ biến mà chưa có các tiêu chí dành riêng cho các doanh nghiệp mang tính đặc thù. Trong công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra vẫn còn tỷ lệ nhỏ bị ảnh hưởng bởi cảm tính của người xây dựng kế hoạch dẫn đến kế hoạch không được xây dựng một cách khách quan. Dẫn đến một số doanh nghiệp
được lựa chọn vào danh sách kế hoạch kiểm tra không có rủi ro về thuế trong khi một số doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế lại không được lựa chọn.
- Công tác kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế: Chưa thực sự được lanh đạo Chi cục chỉ đạo sát sao và quyết liệt, việc phối hợp giữa Chi cục thuế huyện Sông Lô và các CQT khác còn chưa kịp thời và thường xuyên trong công tác kiểm tra tại trụ sở CQT.
- Công tác kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế :
+ Công tác chuẩn bị trước khi kiểm tra chưa được tiến hành một cách kỹ lưỡng do chưa có phương pháp chỉ đạo thống nhất trong việc thực hiện nội dung phân tích chuyên sâu NNT trước khi thực hiện kiểm tra.
+ Công tác kiểm tra thuế ở Chi cục thuế Sông Lô chưa được tổng hợp lại để đưa ra được những sai phạm thường xuyên, những rủi ro thường thấy, thường gặp phải ở từng loại hình doanh nghiệp, theo từng ngành nghề kinh doanh và sai phạm thường gặp ở từng sắc thuế để truyền đạt kinh nghiệm từ người trước sang người sau làm công tác kiểm tra thuế.
+ Sự phối hợp giữa các các bộ phận trong cơ quan thuế và giữa các cơ quan thuế với nhau còn chưa thật sự chặt chẽ. Sự phối hợp giữa các CQT với nhau chưa thật sự hiệu quả đặc biệt là trong vấn đề cung cấp và trao đổi thông tin về giao dịch dịch mua bán của NNT, về các vấn đề liên quan đến nghĩa vụ thuế của NNT dẫn đến việc nắm bắt các thông tin cần thiết trong công tác kiểm tra thuế tại trụ sở NNT không được kịp thời.
- Công tác kết luận và kết quả xử lý sau kiểm tra thuế: Do sự phối hợp giữa bộ phận kiểm tra thuế với bộ phận quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế còn chưa thật sự chặt chẽ, dẫn đến tình trạng vẫn còn nợ tiền thuế truy thu và tiền phạt sau kiểm tra.
- Công tác kiểm tra nội bộ: Chưa thực sự được lanh đạo Chi cục chỉ đạo sát sao, bộ phận kiểm tra nội bộ được lồng ghép trong đội kiểm tra vì vậy công tác kiểm tra nội bộ còn mang tính hình thức, nể nang.
cán bộ tuyên truyền phải làm công văn gửi cơ quan thuế cấp trên chờ giải đáp. - Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một số cán bộ trong bộ phận kiểm tra thuế còn chưa cao. Hiện nay các cán bộ công tác trong bộ phận kiểm tra thuế tại Chi cục thuế huyện Sông Lô phần lớn là các cán bộ trẻ. Tuy được đào tạo bài bản nhưng do thời gian công tác chưa dài nên kinh nghiệm làm việc còn ít. Một bộ phận nhỏ cán bộ được đào tạo không đúng chuyên môn nên không đáp ứng được yêu cầu công việc. Khả năng sử dụng công nghệ thông tin của một bộ phận cán bộ còn hạn chế đa ảnh hưởng không ít tới hiệu quả của công tác kiểm tra thuế.
b. Nguyên nhân khách quan
- Ý thức chấp hành pháp luật thuế của NNT còn chưa cao. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh hầu hết là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, không có sự đầu tư vào công tác nhân sự, tình trạng kiêm nhiệm còn nhiều dẫn đến hiểu biết về pháp luật thuế còn nhiều hạn chế nên đôi khi vẫn còn tình trạng các doanh nghiệp không hợp tác với đoàn kiểm tra trong việc cung cấp thông