2. Mục đích và yêu cầu
2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Đề tài được tiến hành trên địa bàn Phường 6, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Trong những năm gần đây, để đáp ứng nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được các cấp, các ngành luôn quan tâm.
2.3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Đề tài được thực hiện từ ngày 17 tháng 01 năm 2022 đến ngày 25 tháng 03 năm 2022. Các số liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình quản lý, sử dụng đất được thu thập trong giai đoạn 2019 - 2021. Các số liệu sơ cấp phục vụ cho đề tài được điều tra vào thời điểm năm 2021.
2.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Phường 6, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
- Tình hình quản lý, sử dụng đất của phường 6, thành phố Mỹ tho, tỉnh Tiền Giang.
- Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại dự án mở rộng khu dân cư Phường 6.
2.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.5.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp
- Thu thập các tài liệu, số liệu về công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của tỉnh Tiền Giangtại các mở rộng khu dân cư Phường 6 tại Trung tâm Phát triển Quỹ đất tỉnh Tiền Giang.
- Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; tình hình quản lý và sử dụng đất của huyện tại Phòng Địa Chính Phường 6.
- Thu thập các tài liệu, số liệu về thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại các mở rộng khu dân cư Phường 6 tại Trung tâm Phát triển Quỹ đất và Văn Phòng đăng ký Đất đai thành phố Mỹ Tho.
2.5.2 Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp
Đề tài thực hiện điều tra bằng bảng hỏi với 2 nhóm đối tượng, gồm người bị thu hồi đất và cán bộ, công chức liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại mở rộng khu dân cư Phường 6, cụ thể như sau:
2.5.3. Phương pháp thống kê, tổng hợp, xử lý, so sánh và phân tích số liệu
Trên cơ sở các số liệu thu thập được, tiến hành thống kê, phân loại theo các nhóm, nhập dữ liệu và xử lý số liệu để từ đó mô tả, so sánh, phân tích và dự báo, đánh giá cho các kết quả nghiên cứu. Các số liệu thống kê được xử lý bằng phần mềm Exel.
CHƯƠNG 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ- XÃ HỘI PHƯỜNG 6
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN XÃ VIỆT TIỀN
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Phường 6 là một phường thuộc thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, Việt Nam. Phường 6 có diện tích 3,11 km², dân số là 13.686 người, mật độ dân số đạt 19.328 người/km²
Phía bắc giáp Phường 5 Phía đông giáp Phường 4 Phía nam giáp xã Thới Sơn. Phía tây giáp xã Trung An
Hình 4.1. Bản đồ Phường 6
Phường 6 là đầu mối giao thông thủy - bộ rất thuận lợi đối với thành phố Mỹ Tho cùng khu vực đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể, có sông Tiền là một trong hai nhánh của sông Cửu Long. Đây là tuyến giao thông quan trọng mang tính đối ngoại của thành phố Mỹ Tho, rất tiện lợi vận chuyển, lưu thông
hàng thủy sản, nối liền Mỹ Tho với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long ra biển Đông về thành phố Hồ Chí Minh. Về đường bộ Quốc lộ 60 là những tuyến giao thông đối ngoại quan trọng của Phường. Trong tương lai không xa sẽ có tuyến đường cầu Rạch Miễu 2 hình thành.
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
* Về địa hình: Thành phố Mỹ Tho thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long có địa hình thấp, tương đối bằng phẳng. Có sông Tiền, có Quốc lộ 60, đường tỉnh 864, về các huyện, tỉnh lộ và các tuyến đường nối liền trong nội ô thành phố Mỹ Tho.
* Tài nguyên đất: Qua kết quả nghiên cứu theo chương trình điều tra 60B cho thấy trên địa bàn có các nhóm đất chính sau: Đất phù sa đang phát triển có đốm rỉ P(f), Đất phù sa đang phát triển có tầng loang lổ đỏ vàng (Pf), Đất phù sa Gley (Pg), Đất phù sa đã lên líp (Vp).
* Tài nguyên nước: Nguồn nước trong khu vực chủ yếu lấy từ hệ thống Sông Tiền cung cấp nước ngọt qua các hệ thống thủy lợi của Phường.
3.1.1.3. Khí hậu
Phường 6 mang tính chất nội chí tuyến-cận xích đạo và khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nhiệt độ bình quân cao và nóng quang năm. Với hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.
Mùa mưa từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, với đặc điểm là nóng ẩm mưa nhiều, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
Mùa khô bắt đầu từ tháng 5 đến vào tháng 11, có đặc điểm là khô khan, ít mưa; hướng gió thịnh hành là Đông Bắc.
Nhiệt độ bình quân hàng năm khoảng 27oC, nhiệt độ tháng cao nhất (thánh 4) là 33.5 oC, nhiệt độ thấp nhất (tháng 1) là 22oC, nhiệt độ cao tuyệt đối ghi nhận được là 38.9oC, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối là 14.9oC.
Lượng mưa thuộc loại trung bình thấp (1.400-1.500mm/năm, năm mưa nhiều nhất là 1.922mm, năm mưa ít nhất 867mm).
Độ ẩm không khí hàng năm bình quân 81%, độ ẩm trung bình cao nhất 85.5% và độ ẩm trung bình tháng thấp nhất 77.8%.
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của Phường 63.2.1. Dân số và lao động 3.2.1. Dân số và lao động
Dân số là 13.686 người, mật độ dân số đạt 19.328 người/km²
Dân số Phường 6 có cơ cấu dân số trẻ với 34.3% từ 15-29 tuổi, tỷ lệ trong độ tuổi lao động chiếm 58.42% dân số. Lực lượng lao động trẻ, nhạy bén, năng động, tiếp thu khoa học ký thuật nhanh chóng.
3.2.2. Cơ cấu kinh tế Phường 6
- Cơ cấu kinh tế; Công nghiệp và xây dựng chiếm 25.5%, Nông lâm nghiệp, thủy sản chiếm 39,5%, dịch vụ việc làm, XKLĐ chiếm 35%.
3.2.3. Cơ sở hạ tầng
a. Giao thông:
-Về giao thông xã có Quốc lộ 60 và đường liên Tỉnh 864 (đường Song Thuận) chạy qua, có hệ thống giao thông đô thị đã được bê tông hoá.
b. Thủy lợi
- Công tác phòng, chống lũ lụt bão, hạn nặm, kiểm tra, duy trì hệ thống đê điều, tưới tiêu được duy trì thường xuyên. Chỉ đạo làm tốt công tác phòng chống lũ lụt bão và hạn mặn trong năm 2020; kiểm tra, tu sửa các công trình thủy lợi đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất; tổ chức thành công diễn tập phòng chống lũ lụt bão, hạn nặm và tìm kiếm cứu nạn. …
c. Giáo dục, đào tạo
- Trên địa bàn có tổng cộng 5 trường Mẫu giáo, 2 trường Tiểu học và 1 trường THCS, 1 trung tâm giáo dục thường xuyên.
Chăm lo sự nghiệp giáo dục, đào tạo là nhiệm vụ quan trọng của các cấp và là trách nhiệm của ngành giáo dục. Trong những năm qua cùng với sự đẩy mạnh phát triển kinh tế, sự nghiệp giáo dục, đào tạo được giữ vững và có nhiều tiến bộ rõ rệt, giáo dục - đào tạo của phường đã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở. Giáo dục chuyên nghiệp đã góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh và thành phố, chất lượng giáo dục ngày càng tăng, nhất là những ngành nghề phục vụ cho các khu công nghiệp, làng nghề.
-Giáo dục có bước tiến bộ, chất lượng có bước phát triển, tỷ lệ học sinh đạt giải tại các kỳ thi cấp quốc gia, cấp tỉnh có chuyển biến tích cực, cơ sở vật chất
trường, lớp học tiếp tục được tăng cường. Quan tâm đầu tư trang thiết bị, đồ dùng dạy học và phổ cập giáo dục...
d. Y tế
Công tác khám chữa bệnh, chăm sóc phục vụ người bệnh được quan tâm; thực hiện tốt các chương trình y tế (tiêm chủng mở rộng, phòng chống các bệnh truyền nhiễm, bệnh nguy hiểm, thiếu vitamin A,...). Kiểm tra hành nghề y, dược tư nhân được duy trì. Các xã, thị trấn đã tổ chức khám chữa bệnh cho các đối tượng bảo hiểm y tế, người nghèo, người có công và trẻ em dưới 6 tuổi.
Thường xuyên tuyên truyền, cập nhập tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn Phường cũng toàn thành phố.
3.3. CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ MÔI TRƯỜNG PHƯỜNG 6.
3.3.1. Tình hình quản lý đất đai Phường 6 giai đoạn 2019 - 2021
3.3.1.1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó
Đây là việc các cơ quan chức năng có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện, triển khai tới các cơ quan liên quan, cơ quan ngành dọc cấp dưới, người dân tổ chức thực hiện. Như sau khi Luật đất đai năm 2013 được ban hành, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43, ngày 15/5/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai, hay Nghị định số 35, ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa. Đây là những văn bản có tính pháp lý, quy định cụ thể, chi tiết đối với công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung, đất nông nghiệp nói riêng, từ đó các cơ quan chức năng như tỉnh, huyện, xã căn cứ áp dụng, triển khai tới cán bộ, nhân dân thực hiện đúng quy định, đảm bảo quyền và lợi ích cho người dân.
3.3.1.2 Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính
Nội dung này được quy định tại Điều 29,30,31 Luật đất đai 2013; Chính phủ chỉ đạo việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính các cấp trong phạm vi cả nước. Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định về trình tự, thủ tục xác định địa giới hành chính, quản lý mốc địa giới và hồ sơ địa giới hành chính các cấp. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về kỹ thuật và
định mức kinh tế - kỹ thuật trong việc cắm mốc địa giới hành chính, lập hồ sơ địa giới hành chính các cấp. Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện việc xác định địa giới hành chính trên thực địa và lập hồ sơ về địa giới hành chính trong phạm vi địa phương.
Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm quản lý mốc địa giới hành chính trên thực địa tại địa phương; trường hợp mốc địa giới hành chính bị mất, xê dịch hoặc hư hỏng phải kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Hồ sơ địa giới hành chính bao gồm tài liệu dạng giấy, dạng số thể hiện thông tin về việc thành lập, điều chỉnh đơn vị hành chính và các mốc địa giới, đường địa giới của đơn vị hành chính đó. Hồ sơ địa giới hành chính cấp dưới do Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp xác nhận; hồ sơ địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Bộ Nội vụ xác nhận.
Hồ sơ địa giới hành chính cấp nào được lưu trữ tại Ủy ban nhân dân cấp đó và Ủy ban nhân dân cấp trên, Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Về đo đạc, lập bản đồ địa chính: Việc đo đạc, lập bản đồ địa chính được thực hiện chi tiết đến từng thửa đất theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn. Việc chỉnh lý bản đồ địa chính được thực hiện khi có sự thay đổi về hình dạng kích thước diện tích thửa đất và các yếu tố khác có liên quan đến nội dung bản đồ địa chính. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc lập, chỉnh lý và quản lý bản đồ địa chính ở địa phương.
3.3.1.3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Phường 6 hiện có 22/22 hộ đã được đo đạc lập bản đồ địa chính, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã, cấp huyện theo quy định của Thông tư 28/2014/TT- BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Đối với công tác khảo sát đánh giá, phân hạng đất không thực hiện. Công tác lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2021 cho các xã/ thị trấn đã hoàn thành 100% và đưa vào sử dụng đúng theo quy định của Luật Đất đai.
Việc lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai trên địa bàn Phường được chú trọng và được thực hiện theo sự chỉ đạo của Tỉnh và Trung ương. Theo đó, thành phố đã xây dựng Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030, kế hoạch sử dụng đất 05 năm kỳ đầu (2021 - 2025) của Phường 6 đã được UBND tỉnh Tiền Giang xét duyệt tại Quyết định số 127/QĐ-UBND ngày 26 tháng 4 năm 2020 làm cơ sở quản lý, điều hành việc sử dụng đất trên toàn thành phố
3.3.1.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất
Thực hiện Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đất đai; Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT ngày 27/01/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi Trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ.
3.3.1.6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất
Đây là công tác có nhiều tính chất nhạy cảm, phức tạp, có phạm vi ảnh hưởng, tác động rất lớn đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của tỉnh, do vậy luôn được tỉnh đặc biệt quan tâm, sát sao trong việc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện. Phòng Tài nguyên Môi trường thường xuyên tham mưu cho UBND huyện xây dựng hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn chính sách pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn các cấp xã tháo gỡ kịp thời các tồn tại, khó khăn, vướng mắc phức tạp phát sinh trong quá trình thực hiện công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng. Do đó, trong 5 năm qua mặc dù trên địa bàn huyện thu hồi hàng trăm ha đất để chuyển mục đích thực hiện hàng trăm dự án lớn nhỏ, tác động trực tiếp đến hàng trăm tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhưng đã không để xảy ra diễn biến phức tạp gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội địa phương.
Nhìn chung, các dự án đều được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục về bồi thường, giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư theo quy phạm pháp luật. Do có sự chỉ đạo, lãnh đạo chặt chẽ nên việc áp dụng trình tự, thủ tục thu hồi đất, triển khai công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án tương đối nhanh chóng, thuận lợi; hạn chế tối đa tình trạng thắc mắc, khiếu kiện của người có đất Nhà nước thu hồi đất.
3.3.1.7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Hệ thống hồ sơ địa chính cơ bản thực hiện theo quy định của Luật Đất đai. Hồ sơ GCN cấp tập trung đã được lập thành 3 bộ lưu 3 cấp, hồ sơ cấp GCN được cập nhật thường xuyên trong hệ thống sổ sách theo dõi của cấp xã và huyện.
Việc quản lý, lưu trữ hồ sơ địa chính chủ yếu trên giấy, công tác cập nhật chỉnh lý biến động đất đai và chuyển thông tin biến động đến các cấp chưa được thực hiện thường xuyên, việc chỉnh lý biến động đất đai còn yếu, chỉ mới chỉnh lý trên GCN khi bị thu hồi đất hoặc chuyển mục đích sử dụng đất…
3.3.1.8. Thống kê, kiểm kê đất đai
Được sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tài nguyên và