Giải pháp về tổ chức, thực hiện

Một phần của tài liệu bao cáo bồi thường sử dụng đất (Trang 68)

2. Mục đích và yêu cầu

4.4.5. Giải pháp về tổ chức, thực hiện

- Xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư cần chú trọng đến việc xác định điều kiện, đối tượng được bồi thường, hỗ trợ một cách chặt chẽ để triển khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được thuận lợi. Tăng cường sự giám sát của người dân trong việc tổ chức thực hiện nhằm hạn chế khiếu kiện, khiếu nại gây ảnh hưởng tiến độ triển khai thực hiện các dự án đầu tư.

- Thường xuyên phổ biến sâu rộng pháp luật đất đai tới toàn thể nhân dân bằng nhiều hình thức đa dạng với nội dung phổ biến cũng được biên tập lại đa dạng để dễ tuyên truyền và người dân dễ tiếp thu;

- Tăng cường nhân lực và năng lực đội ngũ cán bộ thực hiện: Thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước về đất đai và các chế độ chính sách liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho đội ngũ cán bộ cấp phường, xã. Thông qua đó, cán bộ cấp phường, xã sẽ kịp thời giải đáp những vướng mắc của người có đất thu hồi nhằm hạn chế phát sinh các đơn thư khiếu nại, khiếu kiện tại địa phương lên cấp trên.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại dự án: mở rộng cụm công nghiệp Phường 6trên địa bàn Phường 6 thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Gianglà dự án có diện tích lớn, số hộ gia đình cá nhân bị ảnh hưởng dự án nhiều nên khó khăn trong việc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB đồng loạt cùng lúc nên phải chia nhỏ từng giai đoạn trong thời gian dài. Chính sách BTHT có sự thay đổi nên khi áp dụng tính toán BTHT cho các hộ gia đình bị ảnh hưởng không được đảm bảo công bằng cho các hộ giữa các giai đoạn của dự án:

- Việc xác định đối tượng và điều kiện được bồi thường: Khi tiến hành GPMB của dự án, hội đồng bồi thường đã xem xét kỹ hồ sơ pháp lý, xác định đối tượng và các điều kiện được bồi thường một cách cẩn thận, chính xác tỷ mỷ.

- Giá bồi thường: Đối với đất ở, giá bồi thường nói chung còn thấp so với giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường. Việc xác định đất vườn, thời gian sử dụng và mức hỗ trợ gặp không ít khó khăn nhất là khi xác định đất vườn, đất nông nghiệp xen kẽ khu dân cư, đất nông nghiệp đơn thuần. Một thực tế hiện nay là trên cùng khu vực có các dự án thu hồi đất thì những dự án mà chủ đầu tư và người dân tự thoả thuận, mức giá bồi thường cao hơn so với giá bồi thường của Nhà nước. Điều này làm mất công bằng và có sự so sánh quyền lợi giữa những người có đất bị thu hồi. Bên cạnh đó, giá bồi thường nhà cửa, vật kiến trúc vẫn còn thấp.

- Chính sách hỗ trợ: Về cơ bản đảm bảo cho người bị thu hồi đất khôi phục lại mức sống như trước khi có dự án

- Công tác tổ chức và trình tự thực hiện của các cấp các ngành: Do hoạt động của tổ chức tư vấn theo hình thức kiêm nhiệm, vừa làm nhiệm vụ chuyên môn của phòng, vừa làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng, các thành viên của tổ lại nằm rải rác ở các phòng ban do đó công tác điều hành công việc gặp khó khăn.

Từ những kết luận trên, chúng ta có thể thấy dự án vẫn còn nhiều vướng mắc, khó khăn chưa thể giải quyết cùng lúc được hết. Do đó, dự án vẫn chưa hoàn thành đúng tiến độ thi công đã đề ra và còn phải tiếp tục hoàn thành trong những giai đoạn tiếp theo của dự án.

5.2. KIẾN NGHỊ

Để công tác bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất trở nên đơn giản, đỡ tốn kém, phù hợp với tình hình thực tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương trong quá trình thực hiện, bảo đảm hài hoà lợi ích của Nhà nước và người bị thu hồi đất, chúng tôi xin kiến nghị:

* Phòng Tài nguyên và Môi trường:

Cần thực hiện quản lý đất đai ở cấp cơ sở một cách chặt chẽ, cải cách thủ tục hành chính trong việc tặng cho, chuyển QSD đất. Phải xác định cụ thể trong quá trình cấp đất ở địa phương nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc bồi thường GPMB.

* Đối với Trung tâm phát triển quỹ đất và GPMB:

- Xây dựng tổ chuyên trách về công tác TĐC, nên thành lập các tổ bồi thường GPMB chính quy, độc lập để chuyên môn hoá đội ngũ cán bộ làm công tác này, từng bước áp dụng công nghệ thông tin vào các khâu trong quản lý, hoạt động bồi thường, giải toả nhằm hạn chế sai sót và nâng cao hiệu quả GPMB.

- Cần phải coi trọng công tác tuyên truyền, vận động quần chúng, phải làm cho mọi người dân thông suốt chính sách pháp luật đất đai, chính sách bồi thường của Nhà nước. Đưa một số hộ thuộc diện bị giải toả cùng tham gia vào các dự án để họ thấy được quyền lợi và trách nhiệm của mình trong đó.

* UBND Phường 6 :

- Cần có những chính sách phù hợp và cụ thể hơn nữa về quy hoạch khu đô thị, và khu tái định cư cho người dân bị mất đất nông nghiệp sao cho chỗ ở mới của họ phải có điều kiện ít nhất là bằng hoặc tốt hơn so với nơi ở trước.

- Trong công tác GPMB việc đảm bảo đời sống của từng người dân sau khi bị thu hồi đất phải được đặt lên hàng đầu.

* Đối với người dân:

- Hộ nông dân bị mất đất cần mạnh dạn học hỏi kinh nghiệm, mạnh dạn đầu tư sản xuất để nâng cao đời sống của chính mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2004). Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT ngày 01 tháng 11 năm 2004 về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính. 2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005a). Báo cáo về tình hình sử dụng đất nông

nghiệp xây dựng các khu công nghiệp và đời sống việc làm của người có đất bị thu hồi.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005b). Báo cáo nghiên cứu những vấn đề kinh tế đất trong thị trường bất động sản.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2007). Báo cáo kiểm tra thi hành Luật Đất đai năm 2003.

5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009a). Báo cáo tổng kết tình hình thi hành Luật Đất đai năm 2003

6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009b). Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 2 tháng 11 năm 2009 quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

7. CARE Quốc tế tại Việt Nam - Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (2005). Quản lý và sử dụng đất đai ở nông thôn Miền Bắc nước ta, NXB Lao động - Xã hội.

8. Chính phủ (1994a). Nghị định số 87/CP ngày 17 tháng 8 năm 1994 về khung giá các loại đất.

9. Chính phủ (1994b). Nghị định số 90-CP ngày 17 tháng 8 năm 1994 Quy định về việc đền bù thiệt hại khi thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.

10. Chính phủ (1998). Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 1998 về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.

11. Chính phủ (2004). Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 3 tháng 12 năm 2004 về việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

12. Chính phủ (2007). Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 quy định bổ sung về việc cấp giáy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.

13. Chính phủ (2009). Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 quy định bổ sung về QHSDĐ, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

14. Tôn Gia Huyên (2005). Hệ thống hóa chính sách pháp luật đất đai (Đề tài nhánh1). thuộc ĐTCNN Đổi mới hệ thống Quản lý Đất đai để hình thành thị trường bất động sản Việt Nam.

15. IFC, World Bank, VCCI (2011). Cải cách quy trình và thủ tục hành chính về đầu tư, đất đai và xây dựng, NXB lao động Hà Nội năm 2011.

16. Phạm Đức Phong (2002). Mấy vấn đề then chốt trong việc đền bù và giải phóng mặt bằng các dự án xây dựng ở Việt Nam, Hội thảo đền bù và giải phóng mặt bằng các dự án xây dựng ở Việt Nam tại Hà Nội – 9/2002.

17. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2003). Luật Đất đai 2003, NXB Bản đồ, Hà Nội.

18. Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam (2005). Bộ Luật dân sự, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

19. Đặng Thái Sơn (2000). Điều tra, nghiên cứu xã hội học về chính sách đền bù giải phóng mặt bằng và tái định cư, Viện Nghiên cứu Địa chính, Tổng cục Địa chính.

20. Đặng Thái Sơn (2007). Nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác BT, HT, TĐC và đề xuất các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thu hồi đất đối với các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị, Viện Khoa học Đo đạc bản đồ, Bộ TNMT.

21. Chu Văn Thỉnh (2000). Cơ sở khoa học cho việc hoạch định các chính sách và sử dụng hợp lý quỹ đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

22. Trần Quốc Toản (1993). Một số vấn đề về đổi mới quan hệ sở hữu đất đai, Tạp chí Thông tin lý luận, Hà Nội.

23. Tổng cục Quản lý đất đai (2010). Báo cáo nghiên cứu, khảo sát tại Hàn Quốc. 24. Tổng cục Quản lý đất đai (2011). Báo cáo nghiên cứu, khảo sát tại Trung Quốc. 25. Tổng cục Quản lý đất đai (2012a). Báo cáo nghiên cứu, khảo sát tại Đức.

26. Tổng cục Quản lý đất đai (2012b). Báo cáo nghiên cứu, khảo sát tại Canađa. 27. Hồ Thị Lam Trà, Nguyễn Văn Quân (2006), Giáo trình Định giá đất, NXB

Nông nghiệp I Hà Nội.

28. Nguyễn Thanh Trà, Nguyễn Đình Bồng (2005). Giáo trình thị trường bất động sản, NXB Nông nghiệp - Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

29. Nguyễn Thanh Trà, Phạm Phương Nam (2012). Bài giảng bồi thường, giải phóng mặt bằng. Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

30. Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (2006) Chính sách thu hút đầu tư vào thị trường bất động sản Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội - 2006.

Một phần của tài liệu bao cáo bồi thường sử dụng đất (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w