Tình hình quản lý đất đai Phường 6 giai đoạn 2019 2021

Một phần của tài liệu bao cáo bồi thường sử dụng đất (Trang 38 - 44)

3.3 .Công tác quản lý đất đai và môi trường Phường 6

3.3.1. Tình hình quản lý đất đai Phường 6 giai đoạn 2019 2021

3.3.1.1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó

Đây là việc các cơ quan chức năng có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện, triển khai tới các cơ quan liên quan, cơ quan ngành dọc cấp dưới, người dân tổ chức thực hiện. Như sau khi Luật đất đai năm 2013 được ban hành, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43, ngày 15/5/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai, hay Nghị định số 35, ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa. Đây là những văn bản có tính pháp lý, quy định cụ thể, chi tiết đối với công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung, đất nơng nghiệp nói riêng, từ đó các cơ quan chức năng như tỉnh, huyện, xã căn cứ áp dụng, triển khai tới cán bộ, nhân dân thực hiện đúng quy định, đảm bảo quyền và lợi ích cho người dân.

3.3.1.2 Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

Nội dung này được quy định tại Điều 29,30,31 Luật đất đai 2013; Chính phủ chỉ đạo việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính các cấp trong phạm vi cả nước. Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định về trình tự, thủ tục xác định địa giới hành chính, quản lý mốc địa giới và hồ sơ địa giới hành chính các cấp. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về kỹ thuật và

định mức kinh tế - kỹ thuật trong việc cắm mốc địa giới hành chính, lập hồ sơ địa giới hành chính các cấp. Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện việc xác định địa giới hành chính trên thực địa và lập hồ sơ về địa giới hành chính trong phạm vi địa phương.

Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm quản lý mốc địa giới hành chính trên thực địa tại địa phương; trường hợp mốc địa giới hành chính bị mất, xê dịch hoặc hư hỏng phải kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Hồ sơ địa giới hành chính bao gồm tài liệu dạng giấy, dạng số thể hiện thông tin về việc thành lập, điều chỉnh đơn vị hành chính và các mốc địa giới, đường địa giới của đơn vị hành chính đó. Hồ sơ địa giới hành chính cấp dưới do Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp xác nhận; hồ sơ địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Bộ Nội vụ xác nhận.

Hồ sơ địa giới hành chính cấp nào được lưu trữ tại Ủy ban nhân dân cấp đó và Ủy ban nhân dân cấp trên, Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Về đo đạc, lập bản đồ địa chính: Việc đo đạc, lập bản đồ địa chính được thực hiện chi tiết đến từng thửa đất theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn. Việc chỉnh lý bản đồ địa chính được thực hiện khi có sự thay đổi về hình dạng kích thước diện tích thửa đất và các yếu tố khác có liên quan đến nội dung bản đồ địa chính. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc lập, chỉnh lý và quản lý bản đồ địa chính ở địa phương.

3.3.1.3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất

Phường 6 hiện có 22/22 hộ đã được đo đạc lập bản đồ địa chính, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã, cấp huyện theo quy định của Thông tư 28/2014/TT- BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Đối với công tác khảo sát đánh giá, phân hạng đất không thực hiện. Công tác lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2021 cho các xã/ thị trấn đã hoàn thành 100% và đưa vào sử dụng đúng theo quy định của Luật Đất đai.

Việc lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai trên địa bàn Phường được chú trọng và được thực hiện theo sự chỉ đạo của Tỉnh và Trung ương. Theo đó, thành phố đã xây dựng Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030, kế hoạch sử dụng đất 05 năm kỳ đầu (2021 - 2025) của Phường 6 đã được UBND tỉnh Tiền Giang xét duyệt tại Quyết định số 127/QĐ-UBND ngày 26 tháng 4 năm 2020 làm cơ sở quản lý, điều hành việc sử dụng đất trên toàn thành phố

3.3.1.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

Thực hiện Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đất đai; Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT ngày 27/01/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi Trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ.

3.3.1.6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất

Đây là cơng tác có nhiều tính chất nhạy cảm, phức tạp, có phạm vi ảnh hưởng, tác động rất lớn đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của tỉnh, do vậy ln được tỉnh đặc biệt quan tâm, sát sao trong việc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện. Phịng Tài ngun Mơi trường thường xuyên tham mưu cho UBND huyện xây dựng hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn chính sách pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn các cấp xã tháo gỡ kịp thời các tồn tại, khó khăn, vướng mắc phức tạp phát sinh trong q trình thực hiện cơng tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng. Do đó, trong 5 năm qua mặc dù trên địa bàn huyện thu hồi hàng trăm ha đất để chuyển mục đích thực hiện hàng trăm dự án lớn nhỏ, tác động trực tiếp đến hàng trăm tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhưng đã khơng để xảy ra diễn biến phức tạp gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội địa phương.

Nhìn chung, các dự án đều được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục về bồi thường, giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư theo quy phạm pháp luật. Do có sự chỉ đạo, lãnh đạo chặt chẽ nên việc áp dụng trình tự, thủ tục thu hồi đất, triển khai cơng tác bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án tương đối nhanh chóng, thuận lợi; hạn chế tối đa tình trạng thắc mắc, khiếu kiện của người có đất Nhà nước thu hồi đất.

3.3.1.7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Hệ thống hồ sơ địa chính cơ bản thực hiện theo quy định của Luật Đất đai. Hồ sơ GCN cấp tập trung đã được lập thành 3 bộ lưu 3 cấp, hồ sơ cấp GCN được cập nhật thường xuyên trong hệ thống sổ sách theo dõi của cấp xã và huyện.

Việc quản lý, lưu trữ hồ sơ địa chính chủ yếu trên giấy, công tác cập nhật chỉnh lý biến động đất đai và chuyển thông tin biến động đến các cấp chưa được thực hiện thường xuyên, việc chỉnh lý biến động đất đai còn yếu, chỉ mới chỉnh lý trên GCN khi bị thu hồi đất hoặc chuyển mục đích sử dụng đất…

3.3.1.8. Thống kê, kiểm kê đất đai

Được sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tiền Giangcông tác thống kê, kiểm kê đất đai trên địa bàn huyện được triển khai tốt và đồng bộ. Chất lượng của công tác thống kê, kiểm kê đất đai đã từng bước được nâng cao, đất đai của huyện đã được thống kê hàng năm theo quy định của ngành. Huyện đã thực hiện tốt công tác kiểm kê đất đai định kỳ 5 năm theo chỉ thị số 28/2004/CT-TTg ngày 15/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ; Thơng tư số 28/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004, Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009.

Công tác kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo chu kỳ 5 năm và công tác thống kê đất đai hàng năm được thực hiện khá tốt đảm bảo đúng tiến độ quy định, số liệu có độ tin cậy cao.

3.3.1.9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai

Những năm gần đây, khái niệm Chính phủ điện tử, hệ thơng thơng tin địa lý tồn cầu, mơ hình kết nối cơ sở dữ liệu đất đai trong toàn tỉnh…nhận thức được tầm quan trọng của công nghệ thông tin vào việc quản lý tài nguyên đất đai, huyện xác định việc ứng dụng công nghệ trong quản lý đất đai, tài nguyên môi trường có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển của huyện. Tuy nhiên, cơ sở dữ liệu tạo lập phải đảm bảo độ chính xác, cho phép cập nhật đầy đủ và kịp thời các thông tin biến động về đất đai và hạ tầng đơ thị; đảm bảo tính an tồn của dữ liệu thơng tin; thơng qua đó thuận tiện cho công tác quản lý của Nhà nước và công khai, minh bạch đối với người dân trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở.

Đây là một mảng mới trong công tác quản lý nhà nước về đất đai mà thời gian tới huyện cần quan tâm nhiều hơn nữa.

3.3.1.10. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất

Cơng tác quản lý tài chính về đất đai được thực hiện theo Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản thi hành Luật, việc thực hiện các nguồn thu từ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, các khoản thuế, phí và lệ phí thực hiện nghiêm túc, triệt để. Về trình tự thủ tục, đối tượng, mức thu, đơn giá thu, đúng quy định, việc giao đất có thu tiền sử dụng đất cơ bản đã được thực hiện theo hình thức đấu giá.

3.3.1.11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

Để quản lý, giám sát tốt việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, pháp luật đất đai đã cụ thể hoá bằng việc quy định phân cấp trách nhiệm tới từng cấp chính quyền cụ thể. Như vậy, việc quản lý và giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đã được quy định chặt chẽ và đầy đủ trong pháp luật đất đai.

Công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất những năm qua làm khá tốt. Người sử dụng đất đã cơ bản được thực hiện đầy đủ quyền của mình theo đúng quy định của pháp luật, hạn chế những khó khăn phiền hà khi người sử dụng đất thực hiện quyền. Việc thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng đất với nhà nước được cơng khai minh bạch đã khích lệ, động viên họ tích cực thực hiện các nghĩa vụ theo quy định.

3.3.1.12. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai

Những năm qua huyện rất chú trọng vào cơng tác giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật về đất đai nói riêng. Các kênh tun truyền giáo dục khơng bó hẹp ở một vài hình thức mà được tổ chức có quy mơ, nội dung phong phú.

Công tác giáo dục pháp luật cịn được kết hợp với cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng được thể hiện qua việc lồng ghép tuyên truyền, tổ chức trong các đợt sinh hoạt chính trị, tư tưởng của Đồn, qua các chương trình tình nguyện vì cộng đồng, nội dung và hình thức tun truyền, PBGDPLĐĐ được lựa chọn có trọng tâm, trọng điểm, tập trung theo những nhóm nội dung thiết thực với đời sống, phù hợp với đặc điểm của từng nhóm đối tượng.

3.3.1.13. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai

Khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai là một hiện tượng xảy ra phổ biến trong xã hội; đặc biệt khi nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, Nhà nước thực hiện cơ chế quản lý mới bằng việc trả lại đất đai những giá trị vốn có thì tranh chấp đất đai phát sinh có xu hướng ngày càng tăng cả về số lượng cũng như tính chất phức tạp về mặt nội dung. Vài năm trở lại đây, thành phố Mỹ Tho triển khai rất nhiều dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, từng bước tạo tầm vóc hiện đại và phát triển của tỉnh. Những dự án này cần thực hiện GPMB, di dời nhiều hộ dân, đã không tránh khỏi phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến KNTC. Mặc dù cịn gặp nhiều khó khăn, nhưng huyện đã tích cực triển khai nhiều biện pháp, nhằm giải quyết dứt điểm các vụ việc.

.Những năm qua, công tác tiếp công dân, giải quyết KNTC đã được huyện quan tâm hơn. Hàng tháng, hàng quý, UBND xã đều tổ chức họp, Ban Tiếp công dân và các phịng, ban, đơn vị báo cáo về cơng tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư KNTC; nắm các vụ việc tồn đọng, phức tạp để có hướng chỉ đạo tập trung xử lý, giải quyết kịp thời, đúng quy định của pháp luật. Đối với những vụ việc phức tạp, kéo dài, đông người, lãnh đạo huyện trực tiếp đối thoại, làm rõ các nội dung khiếu nại, kiến nghị, đề nghị, nắm bắt nguyện vọng, mong muốn của công dân để giải quyết dứt điểm. UBND xã thường xuyên phối hợp với các cán bộ thơn cơ quan, tổ chức Đảng, đồn thể vận động tuyên truyền thuyết phục để người dân hiểu, tự giác chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

3.3.1.14. Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai

Các lĩnh vực hoạt động dịch vụ trong quản lý sử dụng đất bao gồm: tư vấn giá đất; tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; dịch vụ đo đạc và bản đồ địa chính; dịch vụ về thơng tin đất đai. Những năm qua công tác quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai trên địa bàn xã cũng đã được các cấp, các ngành quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện.. Sản phẩm cung cấp từ hoạt động dịch vụ những năm qua đạt khối lượng lớn, chất lượng cơ bản đạt yêu cầu như các lĩnh vực đo đạc bản đồ địa chính, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thông tin đất đai. Tuy vậy, một số sản phẩm chất lượng chưa cao, một số lĩnh vực chưa được triển khai

thực hiện như các hoạt động tư vấn giá đất.

Một phần của tài liệu bao cáo bồi thường sử dụng đất (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w