Kinh nghiệm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng của Vietcombank:

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (Trang 28 - 31)

Vietcombank:

Trong những năm gần đây, sau những rủi ro lớn gây tổn thất nặng nề cho Ngân hàng đặc biệt là rủi ro tín dụng xảy ra với tần suất khá cao với giá trị lớn, Vietcombank đã đặc biệt chú trọng hơn đến hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong kinh doanh và từng bước áp dụng các chuẩn mực quản trị rủi ro theo Hiệp ước quốc tế Basel II vào hoạt động quản trị rủi ro của mình.

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR): Theo quy định trong Trụ cột 1 của Hiệp ước Basel II, các Ngân hàng phải đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đối với rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường là 8% dựa trên cơ sở vốn cấp 1, vốn cấp 2. Trong đó, các phương pháp đánh giá rủi ro của Basel II cũng phức tạp hơn so với Basel I, nhưng chính xác hơn vì có nhiều cơ sở để đánh giá.

Trong những năm qua, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của Vietcombank đều cao hơn mức quy định của Ngân hàng nhà nước và vượt tiêu chuẩn quy định của Basel II. Tỷ lệ an toàn vốn cao thể hiện năng lực tài chính của Vietcombank tương đối mạnh và ổn định, phù hợp với tiêu chuẩn quy định của Basel II. Tuy nhiên, các quy định về cách tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu tại Vietcombank hầu như chỉ mới đáp ứng được chuẩn mực an toàn vốn tối thiểu của hiệp ước Basel I, chủ yếu hướng đến các hoạt động quản trị rủi ro tín dụng (theo cách tính của Basel I), chưa đề cập nhiều đến rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường và cũng chưa ứng dụng các phương pháp của Basel II.

Theo tiêu chuẩn của Basel II thì công tác phân loại, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro là việc làm cần thiết đối với các ngân hàng nhằm chủ động được các rủi ro có thể xảy ra. Hiện tại Vietcombank đã thực hiện rất tốt công tác phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro. Cụ thể như sau:

+ Về công tác phân loại nợ, tính toán dự phòng rủi ro: Ít nhất mỗi quý một lần, các chi nhánh của Vietcombank thực hiện phân loại nợ và tính toán số tiền phải trích lập dự phòng rủi ro. Số liệu lấy đến thời điểm ngày làm việc cuối tháng (đối với phân loại nợ theo tháng) hoặc ngày cuối quý (đối với phân loại nợ theo quý).

Thời gian phân loại nợ hoàn thành trong 10 ngày đầu của tháng kế tiếp. Riêng đối với quý IV, chi nhánh lấy số dư tại thời điểm cuối ngày 30 tháng 11 để phân loại nợ và tính toán số tiền trích lập dự phòng rủi ro cho cả năm tài chính, hoàn thành trước ngày 10 của tháng 12. Đối với các khoản nợ xấu, hàng tháng các chi nhánh phải thực hiện việc phân loại nợ, phân tích và đánh giá lại khả năng trả nợ của từng khách hàng để có biện pháp thu hồi.

+ Về việc trích lập dự phòng rủi ro: Việc trích lập dự phòng rủi ro được thực hiện hàng quý để hình thành nguồn tập trung tại Trụ sở chính của Vietcombank. Trên cơ sở kết quả kinh doanh, tình hình phân loại nợ và tính toán số tiền phải trích dự phòng rủi ro của các chi nhánh theo quy định này, Tổng giám đốc xác định số dự phòng phải trích hàng quý để trích lập và phân bổ chi phí trích lập dự phòng rủi ro cho từng chi nhánh. Những chi nhánh chưa trích đủ dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ, căn cứ vào số dự phòng còn phải trích, Tổng giám đốc phân bổ tiếp số chi phí dự phòng còn thiếu cho chi nhánh. Đối với chi nhánh đã trích vượt số dự phòng phải trích sẽ được hoàn trả phần dự phòng trích thừa trong quý kế tiếp.

Trong thời gian qua, bộ phận Quản lý rủi ro tín dụng đã có nhiều đóng góp chung cho hoạt động tín dụng như tham mưu cho Ban lãnh đạo về định hướng tín dụng chung cũng như cụ thể tại từng chi nhánh, đánh giá, nắm bắt những diễn biến có lợi cũng như cảnh báo các nguy cơ có thể dẫn đến rủi ro tín dụng, bảo đảm cho hoạt động tín dụng của ngân hàng phát triển theo đúng định hướng đã đề ra như: cảnh báo trong cho vay, nhận tài sản bảo đảm, cấp tín dụng đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán, định hướng tín dụng đối với các doanh nghiệp điện, xi măng, thu mua,... Danh mục tín dụng, danh mục tài sản bảo đảm cũng được bộ phận này thường xuyên phân tích trên cơ sở khai thác thông tin, số liệu dư nợ cho vay, bảo lãnh từ hệ thống Ngân hàng lõi để kịp thời tham mưu cho Ban điều hành các chỉ đạo tín dụng kịp thời, có định hướng cụ thể đối với một số ngành kinh tế chiếm tỷ lệ dư nợ cho vay lớn. Các trường hợp vi phạm quy định về lãi suất, mức ủy quyền phán quyết hoặc cấp tín dụng đã được chấn chỉnh, cảnh báo kịp thời. Việc phân cấp thẩm quyền quyết định tín dụng dựatrên cơ sở khách quan về khả năng và chất lượng tín dụng thực tiễn cũng như tiềm năng phát triển tín dụng đã đi vào nề nếp, góp phần duy trì, phát triển hoạt động tín dụng một cách an toàn, hiệu quả.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w