Các sản phẩm tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng 1.Các sản phẩm tín dụng dành cho KHCN

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (Trang 44 - 47)

2.1.4.1. Các sản phẩm tín dụng dành cho KHCN

Cho vay tiêu dùng:

Đặc điểm: Nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và mua sắm tiện nghi sinh hoạt của gia đình, nâng cao mức sống của người dân. Đối tượng vay vốn là những người có thu nhập thấp nhưng ổn định, chủ yếu là người đi làm với mức lương ổn định, lượng khách hàng rất đông.

Thời hạn cho vay: Tối đa 5 năm.

Điều kiện: Có TSĐB thuộc quyền sở hữu, sử dụng hợp pháp, hợp lệ của bên vay hoặc được bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba.

Cho vay sản xuất kinh doanh:

Đặc điểm: Nhằm bổ sung vốn thiếu hụt trong sản xuất kinh doanh của khách hàng. Đối tượng vay vốn là cá nhân hoặc hộ sản xuất kinh doanh cá thể quy mô nhỏ. Đặc điểm của loại cho vay này là số lượng khách hàng có nhu cầu vay thường rất lớn nhưng doanh số vay không cao, do vậy chi phí giao dịch thường cao. Mặt khác, do trình độ và thời gian của khách hàng thường có hạn nên khách hàng thường ngại tiếp xúc với ngân hàng. Muốn đẩy mạnh loại cho vay này, Ngân hàng cần có đội ngũ nhân viên tín dụng “di động” có thể đến tận nơi tiếp xúc và thực hiện xem xét cho vay như là một nhân viên bán hàng, thay vì ngồi thụ động chờ khách hàng đến tìm Ngân hàng.

Điều kiện: Có TSĐB của chính khách hàng hoặc bên thứ ba đảm bảo cho người đi vay.

Cho vay du học:

Đặc điểm: Sản phẩm phục vụ nhu cầu tài chính cho du học sinh hoặc người có thân nhân đi du học gồm: thanh toán tiền học phí và các chi phí khác phát sinh trong quá trình học tập, chứng minh khả năng tài chính để bổ sung hồ sơ phỏng vấn du học.

Thời hạn vay: 10 năm.

Điều kiện: Có TSĐB của chính khách hàng hoặc bên thứ ba đảm bảo cho người đi vay.

2.I.4.2. Các sản phẩm tín dụng dành cho KHDN

Tài trợ vốn lưu động:

Đặc điểm: Nhằm đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn lưu động phục vụ mua hàng hóa, nguyên vật liệu, nhiên liệu, thanh toán các khoản chi phí như tiền thuế, tiền điện, lương nhân viên,...

Thời hạn vay: Ngắn - Trung - Dài hạn phụ thuộc vào nhu cầu của từng doanh nghiệp và quy định của Ngân hàng.

Điều kiện: TSĐB như bất động sản, GTCG hoặc tài sản hình thành từ vốn vay.

Cho vay trung, dài hạn đầu tư tài sản cố định, dự án kinh doanh:

Đặc điểm: Hình thức cho vay đáp ứng nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp đầu tư tài sản cố định, thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án phục vụ đời sống. Được ân hạn trong thời gian triển khai dự án để giảm áp lực trả nợ. Hỗ trợ tối đa nhu cầu vốn cho dự án kinh doanh của doanh nghiệp, rút vốn linh hoạt, có thể rút một lần hoặc nhiều lần theo tiến độ dự án, được thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay.

Thời gian vay: Trung dài hạn theo dự án hoặc phương án kinh doanh.

Nhận xét:

Cho vay tiêu dùng thường mang lại một khoản lợi nhuận rất lớn cho Ngân hàng do lãi suất cho vay tiêu dùng cao. Lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng cao. Cho vay tiêu dùng là khoản cho vay có mức độ rủi ro rất cao trong danh mục cho vay của Ngân hàng. Do hiện nay thông tin về thu nhập, tài chính của nhiều khách hàng chưa được minh bạch, Ngân hàng khó có cơ sở xác minh thu nhập và nhân thân của khách hàng để đánh giá khả năng hoàn trả nợ. Phần lớn rủi ro xảy ra trong quá trình vay là do khách hàng mất khả năng trả nợ vì chuyển đổi công tác, nghỉ việc hoặc gặp tai nạn, tử vong. Hầu hết các khoản cho vay tiêu dùng đều có thời hạn cho vay dài, điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho Ngân hàng. Để hạn chế tính rủi ro trong cho vay tiêu dùng, VPBank quy định phần lớn các hợp đồng cho vay phải có tài sản thế chấp đảm bảo và quy trình cho vay tiêu dùng cũng phức tạp, khâu thẩm định hồ sơ rất được VPBank chú trọng, đồng thời quản lý chặt chẽ tình hình trả nợ của khách hàng.

Rủi ro trong cho vay ngắn hạn thường thấp hơn các khoản cho vay trung và dài hạn. Do cho vay ngắn hạn của VPBank chủ yếu để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp nên thời gian thu hồi vốn nhanh. Bên cạnh đó, hiện nay tình hình huy động vốn trung và dài hạn của VPBank gặp nhiều khó khăn do nguồn vốn huy động chủ yếu là nguồn tiền gửi ngắn hạn của dân cư, dẫn đến các rủi ro tiềm ẩn do chênh lệch về kỳ hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn. Đối với các sản phẩm cho vay trung và dài hạn, VPBank dễ gánh phải rủi ro do không đánh giá đúng khả năng tài chính của khách hàng. Tỷ lệ vốn ngắn hạn dùng để cho vay trung và dài hạn lại bị NHNN giới hạn không vượt quá 40%. Vì vậy, để đảm bảo an toàn thanh khoản và hạn chế rủi ro, VPBank nên hạn chế cho vay trung dài hạn. Tuy nhiên, doanh nghiệp vay vốn trung và dài hạn chủ yếu đầu tư mua sắm TSCĐ, phát triển các dự án kinh doanh lớn và dài lâu. Vì vậy, để đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng và góp phần vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế, VPBank phải có các biện pháp giảm thiểu rủi ro đối với các sản phẩm cho vay trung dài hạn. Theo đó, nghiệp vụ thẩm địnhđòi hỏi khắt khe và tất cả các khoản vay đều phải được thông qua cấp cao nhất là ban tín dụng hội sở trở lên.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w